Ý tưởng về chất liệu "xanh" và sự ra đời của TômTex

Đối với ngành thời trang nội địa, việc sản xuất chất liệu sinh học vẫn còn xa tầm với khi điều kiện tại Việt Nam chưa thể cung cấp đầy đủ thiết bị và những kiến thức công nghệ để phát triển thời trang bền vững một cách kỹ càng nhất. 

Mặc dù đã có vô số thương hiệu nội địa với rất nhiều cố gắng xanh hoá thị trường nhưng hạn chế việc sử dụng vải sợi tổng hợp vẫn là vấn đề quá lớn đối với một quốc gia đang phát triển.

Không chỉ tại Việt Nam mà ở bất kì đâu, sợi tổng hợp là nguyên do gây cạn kiệt nguồn tài nguyên dầu mỏ và thải hàng tấn chất độc ra môi trường.

Tuy nhiên, với cơ hội được sống và học tập tại Mỹ, Uyên Trần có cơ hội tiếp xúc với những công nghệ sản xuất sợi tự nhiên tân tiến và đang có những bước đi vô cùng táo bạo khi giới thiệu da sinh học của mình đến với cộng đồng.

Trong tương lai gần, nhà thiết kế gốc Việt rất có thể sẽ mang những mảnh "da" được làm từ vỏ hải sản và bã cà phê của mình đến với thị trường nội địa Việt dưới thương hiệu mang tên TômTex. 

Mặc dù vẫn còn mới mẻ đối với thời trang trong nước, TômTex lại rất quen thuộc với cộng đồng quốc tế khi đem về hàng loạt thành tích đáng tự hào như:

Lọt vào vòng chung kết của LVMH Innovation Award, quán quân tại CFDA K11 Innovation, huy chương vàng tại Idea Sustainability Award, v.v.

TômTex gây ấn tượng khi đạt nhiều giải thưởng danh giá. TômTex gây ấn tượng khi đạt nhiều giải thưởng danh giá.

Là một cái tên trẻ đầy nhiệt huyết, TômTex hứa hẹn sẽ sáng tạo thời trang đi đôi với thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường sống toàn cầu. 

Với thực tế ngành công nghiệp triệu đô đã gây ra không ít tốn hại cho thiên nhiên, việc những cá nhân trẻ như Uyên Trần coi bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung vô cùng cần thiết.

Nhà thiết kề mong ước TômTex sẽ được biết đến nhiều hơn ở chính quê nhà đồng thời khơi gợi được niềm tin và sự cố gắng của cộng đồng trẻ Việt Nam đang ngày càng quan tâm đến thời trang nói riêng và những vấn đề toàn cầu nói chung.

Hành trình của sự sáng tạo

Chị hãy chia sẻ về TômTex trong 3 từ khoá đơn giản nhé.

Mình nghĩ để nói về TômTex, 3 danh từ sau sẽ rất hợp lý: sự cải tiến, sự bền vững và hệ sinh thái

Ấn tượng đầu tiên của chị Uyên về chất liệu/vật liệu sinh học là gì?

Đầu tiên, mình nghĩ khi mới tiếp xúc với loại hình nghiên cứu này, việc ghi nhớ rằng “chất liệu sinh học” là một cụm từ rất rộng vô cùng quan trọng. Cụm từ này chỉ vô vàn sáng chế công nghệ, thông tin và chúng có sức ảnh hưởng nhất định lên đời sống. Mỗi dạng chất liệu sinh học đều cần phải được đánh giá, kiểm định kỹ càng dựa trên quá trình sản xuất, chức năng và những “nhiệm vụ” cũng như sức ảnh hưởng lên cuộc sống, môi trường sống nói chung.

TômTex đã được bắt đầu như thế nào, chị Uyên hãy nói thêm về hành trình của mình nhé.

Mình sinh ra và lớn lên ở thành phố Đà Nẵng nơi có rất nhiều rác thải dệt may cũng như quần áo cũ. 

Mình đã mặc đồ “second-hand” trong suốt quãng thời gian trưởng thành, và hầu như tất cả những món đồ đó đều đến từ các quốc gia châu Âu. 

Tuy nhiên đôi khi, những món đồ cũ sẽ không được xử lí đúng cách hoặc không ai muốn mua lại, dẫn tới những trải nghiệm không mấy vui vẻ khi mình chứng kiến quê nhà dần bị ô nhiễm trầm trọng bởi rác thải của ngành dệt may. 

Một trong những lí do việc xử lí những “chất thải” này trở nên quá sức với đất nước đang phát triển thời điểm đó chính là sợ vải tổng hợp – chất liệu nền phổ biến không thể tự phân huỷ sinh học.

Sau khi chuyển đến sống tại Mỹ, mình làm việc như một nhà thiết kế tự do cho những cái tên lớn như Alexander Wang và Peter Do, đồng thời, mình lấy được tấm bằng tốt nghiệp tại học viện Parsons. 

Mình đã chung sống và trải nghiệm chất liệu vải tổng hợp trong suốt những năm làm việc cho loạt nhà mốt danh tiếng. 

Tuy nhiên, mình chưa bao giờ ngừng suy nghĩ về Đà Nẵng và những chất độc, rác thải mà quê nhà sẽ phải hứng chịu. Và tất cả thôi thúc mình bắt đầu dự án thiết kế với chất liệu sinh học. 

Mình nghĩ về những gì gợi nhắc đến quê hương như nhà máy hải sản gần ngôi nhà cũ hay thậm chí bã cà phê mà chính bản thân đã từng vứt bỏ mỗi buổi sáng.

Nếu bạn dành thời gian nhìn vào những số liệu thống kê, mỗi năm, 17 triệu tấn rác từ hải sản và bã cà phê sẽ bị đẩy ra những bãi đất trống và vô tình, chúng trở thành những bãi rác khổng lồ. 

Cách chúng xa xử lí chất thải vẫn rất vụng về và thiếu sự tổ chức. 

Mặt khác, thiên nhiên lại có khả năng trả lại những thứ con người nghĩ là “rác thải” cho hệ sinh thái, mang đến một “sự sống” mới cho một nguồn nguyên liệu hữu cơ mà từ trước đến nay luôn bị coi là rác thải.

Uyên Trần - Nhà sáng lập thương hiệu ToomTex. Uyên Trần - Nhà sáng lập thương hiệu TômTex.

Vậy vì sao chị Uyên chọn theo đuổi chất liệu sinh học như một sự nghiệp cố định?

Là một nhà thiết kế chất liệu, mình nhận thức được rằng chất thải của ngày hôm nay hoàn toàn có thể trở thành nguồn tài nguyên thô cho tương lai. 

Bên cạnh đó, hành tinh của chúng ta đang được vận hành với rất nhiều điểm bất cập. 

Nguồn tài nguyên tạo hoá ban tặng có giới hạn và thật đáng buồn khi chúng ta đang dần chạm tới thời điểm những món quà thiên nhiên ấy bắt đầu có dấu hiệu cạn kiệt.

Sự tiêu thụ tài nguyên quá mức khuyến khích mình tìm cách lấy lại những gì chúng ta còn có thể từ chất thải. 

Song song với việc cung cấp những lợi ích nhất định cho môi trường, mình thành lập TômTex như một dấu hiệu cho sự thay đổi trong “mối quan hệ” của chúng ta đối với chất liệu của thời trang.

Tránh xa những nguồn cung cấp một chiều với quy trình sản xuất và vứt bỏ sản phẩm mà thay vào đó, tạo ra sự xoay vòng trong việc tìm kiếm chất liệu. 

Việc thu hoạch những nguyên liệu thay thế như vỏ thuỷ/hải sản và bã cà phê từ dòng chất thải sinh hoạt trở nên hợp lí hơn bao giờ hết, nhất là khi chúng sẽ cung cấp chức năng tự phân huỷ.

Sự nghiệp của mình chỉ mới bắt đầu với TômTex, công ty sẽ tập trung sản xuất thế hệ chất liệu sinh học mới đến từ hai nguồn nghiên cứu chính là Chitin (được dẫn xuất từ vỏ thuỷ/hải sản và sợi nấm) song song với bã cà phê. 

Với hai vật liệu này, TômTex sẽ tồn tại dưới hình thức một nhà cung cấp sản phẩm da thân thiện với môi trường cho thời trang, thay thế da động vật và da tổng hợp.

Tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên

TômTex đã mất bao lâu để có được một sản phẩm hoàn thiện? Chị Uyên có thể chia sẻ thêm về mẫu thử đầu tiên ra đời được không?

Mình đã mất 6 tháng để ổn định nguyên mẫu đầu tiên của da TômTex. Ban đầu, mẫu thử hoàn toàn trong suốt, không có bất kì màu sắc hay kết cấu hoạ tiết bề mặt nào. 

Đối với số đông, có lẽ nguyên mẫu đó trông giống với một miếng bọc nhựa dẻo tự nhiên hơn là da thuộc.

Chất liệu sinh học được biết đến với đặc điểm tự động phân huỷ, tuy nhiên, liệu điều này có áp dụng được với tất cả các loại vải sợi sinh học?

Không phải sản phẩm chất liệu sinh học nào cũng giống nhau. 

Một vài trong số đó được thêm hậu tố “sinh học” do nhà sản xuất sử dụng vật liệu chiết xuất từ các cá thể tự nhiên nhưng pha trộn với cao su PU (polyurethane) hoặc nhựa dẻo PLA. 

Do đó, những phát minh pha trộn này sẽ không có khả năng tự phân huỷ sinh học trong môi trường tự nhiên, hoặc nếu có điều kiện, chúng sẽ chỉ phân huỷ trong hệ thống ủ phân công nghiệp. 

Chúng ta không thể phủ nhận hiện thực rằng có rất nhiều công ty/thương hiệu đang tung ra loạt thông tin tiếp thị gây hiểu lầm và hiện tượng “tẩy xanh” vật liệu vẫn còn tồn đọng.

Sản phẩm với thiết kế độc đáo của TômTex. Sản phẩm với thiết kế độc đáo của TômTex.

TômTex muốn trung thực với khách hàng rằng sản phẩm “da vỏ tôm, bã cà phê” này được làm từ nguồn nguyên liệu 100% tự nhiên, không bao gồm bất kì loại nhựa dẻo nào và có khả năng tái chế cũng như phân huỷ sinh học.

TômTex sử dụng vỏ hải sản và bã cà phê, vậy chị Uyên có gặp bất kì khó khăn nào trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp của hai “nguyên liệu” này?

Thương hiệu của mình rất may mắn khi nhận được sự hỗ trợ đến từ những nhà cung cấp toàn cầu, bao gồm Việt Nam, Mỹ và Châu Âu. Từ đó, TômTex có được nguồn vật liệu đủ, cần thiết cho quá trình nghiên cứu và phát triển. 

Đội ngũ TômTex muốn cống hiến những thay đổi rõ rệt và tạo sức ảnh hưởng lên ngành công nghiệp thời trang toàn thế giới.

Hướng đến thời trang Việt Nam thân thiện với môi trường

Liệu chị và đội ngũ điều hành có kế hoạch để TômTex xuất hiện tại thị trường Việt Nam không?

Chắc chắn là có! Hiện tại, Uyên vẫn đang trong quá trình thảo luận với nhà đầu tư cũng như các bên cung cấp Việt Nam để mang “da tôm” đến với thị trường quê nhà.

Theo chị, những thế mạnh và điểm yếu của cộng đồng nội địa Việt Nam đối với thử thách sản xuất vật liệu sinh học là gì?

Đất nước chúng ta có nguồn tài nguyên thô khổng lồ và một thế hệ trẻ được giáo dục với những mục đích đầy tham vọng. 

Bên cạnh đó, chúng ta nổi bật khi có được cơ sở hạ tầng tốt cho việc sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, công nghệ là “vật cản” lớn nhất. 

Việt Nam vẫn đang phải cố gắng với những thiết bị lỗi thời, cần được xây dựng lại. Bên cạnh đó, cơ quan chính phủ ở cả trung ương và địa phương đều nên có những chính sách hỗ trợ người trẻ với những ý tưởng “khởi nghiệp xanh”. 

Hỗ trợ vốn và nới lỏng những quy định hà khắc có lẽ sẽ là những bước đầu hiệu quả.

Uyên Trần mong muốn có thể đưa thương hiệu này đến gần hơn với thị trường Việt Nam trong tương lai. Uyên Trần mong muốn có thể đưa thương hiệu này đến gần hơn với thị trường Việt Nam trong tương lai.

Cuối cùng, chị Uyên hãy nói thêm về những kế hoạch tương lai, bao giờ sản phẩm TômTex sẽ sẵn sàng để được bán rộng rãi, liệu TômTex có ý định nghiên cứu những sản phẩm chất liệu sinh học khác hay không?

Sản phẩm da TômTex được kì vọng sẽ có thể thương mại hoá vào năm 2024. 

Tuy nhiên, với mục tiêu phát triển thương hiệu, TômTex sẽ mở rộng việc kinh doanh và lấn sân sang các lĩnh vực công nghiệp khác như hàng tiêu dùng công nghệ, thiết bị nội thất và bao bì.

Cảm ơn chị Uyên Trần và TômTex về những chia sẻ vô cùng thú vị. Chúc đội ngũ TômTex sẽ thật thành công trong công cuộc khiến chất liệu sinh học trở nên phổ biến trong cộng đồng thời trang toàn cầu. 

Theo L'OFFICIEL Việt Nam