"Mọi người làm việc năng suất, chỉn chu và hiệu quả hơn kể từ khi áp dụng", CEO công ty cho biết.

Cứ thứ 4 hàng tuần, trong khi phần lớn bạn bè đang hối hả làm việc thì Tiffany Schrauwen lại có mặt ở sân lúc 9 giờ sáng để tập tennis.

Những ai không biết sẽ tưởng cô trốn việc hay giàu có đến mức không phải đi làm nhưng sự thật không phải như vậy.

Trên thực tế, Tiffany bị "ép" phải nghỉ làm vào mỗi thứ 4.

Vài năm qua, Versa – công ty marketing kỹ thuật số mà Tiffany làm việc, đã áp dụng chính sách "cấm" nhân viên đi làm vào thứ 4.

Một góc văn phòng của Versa. Một góc văn phòng của Versa.

Không những vậy, dù chỉ làm 4 ngày/tuần nhưng nhân viên vẫn được nhận lương đủ 5 ngày.

Điều kiện duy nhất họ cần đáp ứng là hoàn thành toàn bộ công việc của 5 ngày trong 4 ngày đi làm.

Họ đi làm với thời gian tiêu chuẩn vào các ngày trong tuần, trừ thứ 4 mà không phải làm thêm giờ để bù cho ngày này.

Đặc biệt, các buổi họp hay hẹn gặp khách hàng sẽ được sắp xếp tránh thứ 4.

Tuy nhiên, nếu khách hàng có việc khẩn cấp, sẽ có người trực điện thoại để tiếp nhận yêu cầu.

Khi mới áp dụng, nhiều nhân viên Versa tỏ ra lo lắng nhưng chỉ sau một thời gian, họ đã thích nghi và tìm cách để công việc đạt hiệu quả cao để có thể tận hưởng trọn vẹn ngày nghỉ giữa tuần.

Cứ nửa tháng, công ty sẽ có buổi họp tổng thể để đánh giá công việc.

CEO Kath Blackham chia sẻ: "Tôi đã tạo điều kiện để giờ làm việc linh hoạt nhất có thể nhưng nhân viên nghỉ phép mỗi người một kiểu khiến việc quản lý trở nên khó khăn."

"Nhiều người bỏ lỡ các cuộc họp khách hàng và thậm chí còn không có mặt ở công ty để gặp khách hàng, đối tác. Vì thế, tôi nảy ra ý tưởng này vào tháng 4/2018".

Kath Blackham, CEO của Versa. Kath Blackham, CEO của Versa.

Nữ CEO đề xuất thử nghiệm trong 1 tháng và mọi việc đã suôn sẻ hơn dự tính.

Đến nay, chính sách này vẫn đem lại hiệu quả tốt. Theo Blackham, nhân viên của Versa làm việc 37,5 giờ/tuần, ít hơn so với mức tối thiểu từ 45-50 giờ của ngành.

"Ngày làm việc của chúng tôi bắt đầu từ 10 giờ sáng nhưng đa số mọi người đều đến sớm hơn để tranh thủ làm việc", Blackham cho biết.

Theo cô, chế độ này đã được áp dụng tại cả 3 văn phòng của Versa ở Melbourne, Sydney và Singapore.

Trong trường hợp cần thiết, nhân viên vẫn có thể đến văn phòng để xử lý công việc.

Blackham chia sẻ: "Làm việc 4 ngày/tuần cho phép nhân viên của Versa có thời gian làm nhiều việc như tập thể dục, chăm sóc con cái hay chỉ đơn giản là nghỉ ngơi thư giãn. Điều đó khiến họ khỏe mạnh và hạnh phúc hơn rất nhiều".

Nhân viên khỏe mạnh và hạnh phúc hơn với chế độ làm việc 4 ngày/tuần. Nhân viên khỏe mạnh và hạnh phúc hơn với chế độ làm việc 4 ngày/tuần.

Không chỉ có lợi cho nhân viên, chính sách của Blackham còn đem lại lợi ích thực sự cho Versa.

Doanh thu của công ty đã tăng 46% trong năm 2019 và lợi nhuận tăng gấp 3 lần.

Và tất nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng đóng góp cho sự tăng trưởng này chính là chế độ làm việc 4 ngày/tuần.

"Mọi người làm việc năng suất, chỉn chu và hiệu quả hơn kể từ khi áp dụng."

"Ứng viên muốn xin vào công ty cũng cải thiện về cả số lượng và chuyên môn vì điều họ quan tâm giờ đây không chỉ là tiền lương mà còn là một công việc phù hợp và khiến họ thoải mái".

Nhiều người thắc mắc tại sao lại nghỉ thứ 4 chứ không phải ngày nào khác.

Theo Blackham, quyết định của cô là có mục đích bởi cô không muốn mọi người có ngày nghỉ cuối tuần quá dài và lãng phí thời gian.

Ngày nghỉ giữa tuần sẽ giúp thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên vào chiều thứ 3 và sáng thứ 5.

Nhiều quốc gia ủng hộ việc giảm giờ làm để nhân viên có thời gian chăm sóc gia đình, có thời gian cho bản thân. Nhiều quốc gia ủng hộ việc giảm giờ làm để nhân viên có thời gian chăm sóc gia đình, có thời gian cho bản thân.

Từ khi chính sách này thành công, Blackham đã được các công ty từ khắp nơi trên thế giới liên hệ để học hỏi kinh nghiệm, trong đó có Morrisons, chuỗi siêu thị lớn thứ 4 Vương quốc Anh.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2020, Blackham cho biết cô đã nhận được một số giải thưởng quốc tế, tham dự các hội nghị và trò chuyện cùng nhiều nhân vật có chức có quyền ở Anh về kinh nghiệm triển khai chính sách tuần làm việc 4 ngày.

Tháng 8/2019, Microsoft Nhật Bản đã thử nghiệm mô hình làm việc 4 ngày/tuần với tên gọi "Work Life Choice Challenge".

Được biết, đây là một phần dự án nhằm giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống, để ứng phó với tình trạng tử vong vì làm việc quá sức "karoshi" ở Nhật Bản.

Không chỉ vậy, chi phí vận hành của công ty cũng giảm, lượng điện sử dụng giảm 23,1% trong thời gian thử nghiệm.

Ngoài việc giúp ích cho năng suất và lợi nhuận doanh nghiệp, mô hình này cũng có lợi thế về mặt tâm lý. Ngoài việc giúp ích cho năng suất và lợi nhuận doanh nghiệp, mô hình này cũng có lợi thế về mặt tâm lý.

Các cuộc họp cũng được rút ngắn còn 30 phút, đẩy mạnh các cuộc họp từ xa.

Microsoft Nhật Bản cũng cho biết đã lên kế hoạch thực hiện thử thách cân bằng công việc và cuộc sống tương tự vào mùa đông, nhằm khuyến khích tư duy làm việc linh hoạt.

Không chỉ Microsoft, vào đầu năm 2021, các nhân viên ở Unilever (New Zealand) sẽ chỉ làm việc 4 ngày/tuần.

Đáng chú ý, chương trình thử nghiệm này sẽ kéo dài khoảng 1 năm, và các nhân viên sẽ được nhận lương cả 5 ngày.

Từ đầu năm nay, nhân viên ở Unilever (New Zealand) sẽ chỉ làm việc 4 ngày/tuần. Từ đầu năm 2021, nhân viên ở Unilever (New Zealand) sẽ chỉ làm việc 4 ngày/tuần.

Giám đốc điều hành Unilever New Zealand Nick Bangs cho biết: "Chúng tôi tin rằng cách làm việc cũ đã lỗi thời và không còn phù hợp nữa".

Bangs cho hay, đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi các phương thức làm việc truyền thống, do đó họ quyết định thử nghiệm mô hình mới này.

Tổng hợp, nguồn: Cafebiz, Sống đẹp