Vì sao các doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn D2C?

Tìm hiểu thêm về định nghĩa D2C (direct to consumer) và một số case study của D2C tại đây.

Có thể thấy D2C đã trở thành một giải pháp toàn diện cho các doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng dựa trên yếu tố trực tiếp mà nó mang lại.

Lấy ví dụ, các thương hiệu ngành hàng tiêu dùng đã quen với việc vận chuyển một khối lượng hàng lớn để bày bán tại các cửa hàng bán lẻ. Để chuyển dịch sang hướng D2C - tức công ty sẽ tự gửi hàng đến bạn - thông thường công ty sẽ có 3 lựa chọn:

  • Bán thông qua nhà bán lẻ bên thứ 3 hoặc trên Amazon.
  • Xây dựng hoạt động D2C của riêng họ từ đầu.
  • Uỷ thác cho một công ty cung cấp D2C.

D2C là mô hình kinh doanh tiềm năng và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. D2C là mô hình kinh doanh tiềm năng và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Nhờ áp dụng mô hình D2C, các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa trực tiếp đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với mô hình truyền thống vì không phải thông qua các trung gian đại lý phân phối nhỏ lẻ khác.

Điểm danh những ông lớn "dọn nhà" sang D2C

Coca-Cola

Khi đại dịch buộc công ty phải đóng cửa các kênh bán hàng thông thường như sân vận động và rạp hát, doanh thu của Coca-Cola đã giảm 28%.

Để tránh lỗ, công ty đã lựa chọn ủy thác cho một công ty cung cấp D2C để xây dựng một cửa hàng trực tuyến, giúp khách hàng có thể mua nước ngọt tại nhà.

Nestle

Ngày 29/3 vừa qua, Nestle đã mua lại thương hiệu SimplyCook để mở rộng công cuộc D2C. Động thái này là hoàn toàn dễ đoán bởi theo thống kê của Statista năm 2019, ngành F&B - sân chơi của Nestle có dấu hiệu tăng trưởng khá tích cực.

Nestle ước tính rằng cách tiếp cận này sẽ mang lại gần 10% doanh số đến năm 2022. 

Nike

Trong thời điểm nền kinh tế thế giới thế giới suy sụp vì COVID-19, Nike vẫn tung ra bộ sưu tập giày sneaker mới mang tên “Nike Space Hippie” vận dụng tài tình câu chuyện thương hiệu để quảng cáo sản phẩm này.

Với Space Hippie, Nike khai thác câu chuyện không gian bền vững với khẩu hiệu “This is Trash”, sử dụng các nguyên liệu tái chế/rác và thậm chí là mực thực vật, giúp khách hàng ý thức rõ ràng về việc bảo vệ môi trường.

SimplyCook - thương hiệu vừa được Nestle thâu tóm để mở rộng mảng D2C. SimplyCook - thương hiệu vừa được Nestle thâu tóm để mở rộng mảng D2C.

Bí mật của những cuộc chuyển đổi D2C thành công

Cái tên “The Hut Group” có thể sẽ xa lạ với phần đông người dùng, nhưng lại có tác động mạnh mẽ tới mô hình kinh doanh direct-to-consumer của nhiều thương hiệu.

Nền tảng của công ty, THG Ingenuity sẽ xử lý mọi thứ từ việc tạo trang web đến kho bãi, tiếp thị, bán hàng và vận chuyển, giúp việc chuyển đổi D2C cho các công ty trở nên dễ dàng hơn.

THG Ingenuity của The Hut Group đứng sau thành công của nhiều thương hiệu như Coca-Cola, Nestle, P&G, Walgreens, Disney, Microsoft và những gã khổng lồ khác. 

Vào năm 2019, các trang web tạo ra từ Ingenuity đã phục vụ hơn 1.000 thương hiệu, đón hơn 610 triệu khách truy cập và vận chuyển hơn 80 triệu sản phẩm. Năm ngoái, công ty đạt kỉ lục với một thương vụ IPO lớn nhất lịch sử chứng khoán London với giá trị gần 7 tỷ USD kể từ năm 2013.

Trước mắt, đại dịch được dự đoán chưa thể kết thúc được trong năm nay. Đây là cơ hội cho các công ty đi tiếp tục mở rộng vào triển khai D2C.

Tổng hợp