Theo số liệu thống kê từ Cruchbase, trong năm 2021, tổng quỹ đầu tư mạo hiểm trên Thế Giới là 669 tỷ USD, tăng gấp đôi số quỹ đầu tư mạo hiểm vào hệ sinh thái khởi nghiệp của năm 2021.

Tuy nhiên, đến quý 2/2022, tổng số đầu tư cho các công ty khởi nghiệp trên Thế Giới chỉ đạt 205,1 tỷ USD, giảm 43% so với năm ngoái.

Có 600 kỳ lân trên khắp Thế Giới đạt 600 công ty trong năm 2021, chứng kiến mức tăng kỷ lục gấp 3,5 lần so với năm 2020.

Trong lĩnh vực Fintech, tình đến quý 1/2022 có 20% tổng lượng đầu tư hướng đến những công ty trong lĩnh vực Fintech.

Có thể nói năm 2021 là một năng bùng nổ của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trên toàn cầu cả về mức độ đầu tư cho các công ty khởi nghiệp lẫn số lượng kỳ lân mới xuất hiện.

Mặc dù hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo có dấu hiệu hạ nhiệt trong năm 2022.

Bởi quy mô của các khoản đầu tư và số lượng kỳ lân khởi nghiệp đã có dấu hiệu sụt giảm trong năm nay trên toàn cầu.

Thế nhưng, hệ sinh thái khởi nghiệp vẫn ở mức an toàn để các nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào tiềm năng và sự ổn định của các công ty khởi nghiệp trong tương lai.

null

Năm 2022 tuy có sự suy giảm nhưng vẫn tiềm năng để các nhà đầu tư mạo hiểm rót vốn vào hệ sinh thái khởi nghiệp.

Một số thông tin nổi bật trong hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu

   1. Tại Ấn Độ xuất hiện 45 kỳ lân khởi nghiệp mới trong vòng 45 tuần

Vào ngày Lễ kỷ niệm 75 năm ngày Độc lập của Ấn Độ 12/02/2021, đất nước này đã có thêm 43 kỳ lân khởi nghiệp chỉ trong vòng 45 tuần.

Không dừng lại, Bộ trưởng Thương mại Piyush Goyal cũng đồng thời đặt ra kế hoạch sẽ tăng thêm 75 kỳ lân mới trong 75 tuần kế tiếp.

Để đạt được sự thành công vang dội này, chính phủ Ấn Độ đã đề ra nhiều chương trình hỗ trợ các công ty khởi nghiệp như loại bỏ vấn đề về “Thuế thiên thần” và đơn giản hơn 26.500 thủ tục thuế.

   2. Triển lãm Startup kéo dài 4 tháng tại Indonesia

Chính phủ Indonesia đã tổ chức một buổi triển lãm Toàn cảnh về Startup (JEJALA ID) kéo dài 4 tháng tại đất nước của mình.

Buổi triển lãm đã được tổ chức từ tháng 10/2021 đến tháng 1/2022 nhằm tạo cơ hội cho các công ty khởi nghiệp trong nước và các nhà đầu tư mạo hiểm từ Mỹ, Châu u và các nước Châu Á khác được kết nối và hợp tác phát triển.

   3. Liên minh hệ thống đổi mới sáng tạo với các Trường đại học và Viện nghiên cứu tại Đức.

Từ năm 2021, top 3 trường đại học lớn và 1 bệnh viện ở Berlin đã hợp tác cùng nhau để tạo ra một dự án hỗ trợ các Startup.

Top 3 trường đại đại học lớn gồm: Đại học Freie Universitat Berlin, Đại học Humboldt, Đại học Kỹ thuật Berlin và Charité đã cùng nhau thành lập một trung tâm khởi nghiệp có tên “Science&Startup” .

Trong đó có một dự án nổi bật nhất là K.I.E.Z - một chương trình hỗ trợ các Startup trong lĩnh vực AI.

   4. Giá trị đầu tư vào Châu Phi trong năm 2022 là một trong những thông tin đáng chú ý

Theo Hiệp Hội Vốn tư nhân và đầu tư mạo hiểm Châu Phi (AVCA), có 604 công ty khởi nghiệp Châu Phi đã kêu gọi vón đầu tư gần 5,2 tỷ USD trong năm 2022.

Tổng mức gọi vốn này cao bằng tổng mức đầu tư của 7 năm trước cộng lại cùng với đó là sự ra đời của 5/7 kỳ lân công nghệ của Châu Phi được ra đời trong năm 2022.

Cuộc khủng hoảng của các nhà Startup trong mùa dịch COVID-19

Từ năm 2020 đến nay, các công ty khởi nghiệp và công ty công nghệ trên Thế Giới đã và đang gánh chịu những tác động mà cuộc khủng hoảng dịch bệnh mang lại.

Trong khoảng thời gian này, xuất hiện nhiều đợt sa thải lớn, khủng hoảng công nghệ và sự chững lại của thị trường IPO.

Theo Dealogic, chỉ số Nasdaq đã giảm gần 30% trong năm nay.

Số lượng IPO trên toàn cầu trong quý 1/2022 cũng giảm 50% so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình này khiến các quỹ đầu tư mạo hiểm phải thu hẹp hoạt động nếu không thể thu hồi những khoản đầu tư trên thị trường đại chúng.

null
Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các Startup.

Nhìn chung, tại Bắc Mỹ và Châu Âu vẫn tiếp tục thống lĩnh thị trường khởi nghiệp Thế Giới khi toàn bộ các thành phố khởi nghiệp đứng đầu toàn cầu đến từ 1 trong 2 khu vực này.

Theo tờ Economist, trong khi Mỹ sản sinh ra 4 công ty công nghệ hàng đầu với giá trị gộp lại lên đến 1 nghìn tỷ USD chỉ trong 3 thập kỷ.

Những công ty công nghệ hàng đầu tại Mỹ bao gồm Google, Amazon, Tesla, Facebook,...

Trong khi đó, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang có mức phát triển nhìn chung khá tích cực dù vẫn có dấu hiệu đáng lo ngại như sự sụt giảm của Trung Quốc trong vai trò trở thành trung tâm Đổi mới sáng tạo của khu vực.

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam

Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2022 được khởi động, đánh dấu sự trở lại của một cơ sở dữ liệu uy tín, toàn diện, đa chiều,...

Lấy chủ đề là “Vùng đất sáng tạo" - InnoNation (kết hợp của Innovation và Nation).

Bảng báo cáo này thể hiện khát vọng và tầm nhìn của BambuUP về một Việt Nam đổi mới sáng tạo được kiến tạo bởi những công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp, nhà đầu tư, viện trường, các tổ chức thúc đẩy đổi mới sáng tạo…

Nội dung báo cáo năm nay được hỗ trợ bởi hơn 60 chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế trong và ngoài Việt Nam.

Trong đó bao gồm hơn 20 trưởng Làng và đồng trưởng làng đến từ TECHFEST Vietnam 2022.

Bà Phạm Thị Thu Hằng - Chủ tịch HĐQT BambuUP chia sẻ.

Báo cáo là nguồn thông tin giúp thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp và các công ty khởi nghiệp.

Song song đó là giúp khơi thông đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.

Đồng thời giúp Chính phủ và chính quyền địa phương hoạch định các chính sách hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Năm nay, Báo cáo Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2022 sẽ có những điểm đổi mới so với báo cáo 2021:

  • Cung cấp thông tin chuyên sâu và đa chiều về thực trạng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam theo các lĩnh vực và nhóm ngành kinh tế.
  • Phân tích chuyên sâu về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong 5 lĩnh vực trọng điểm:
Sản xuất thông minh, công nghệ tài chính và công nghệ bảo hiểm, công nghệ nông nghiệp và thực phẩm, công nghệ tiếp thị và bán hàng, công nghệ Blockchain, Tokenomics, Metaverse,...

Phát biểu tại lễ khởi động, ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) dành nhiều kỳ vọng cho báo cáo năm nay.

“Báo cáo cần tiếp tục mở rộng về phạm vi và đối tượng được tiếp cận để khai thác hết ý nghĩa của những dữ liệu đầu tư và lời khuyên bổ ích từ chuyên gia cố vấn để mọi Startup có chiến lược phát triển phù hợp" - ông Phạm Hồng Quất lưu ý.

Theo bà Lê Hoàng Uyên Vy - Giám đốc Quỹ đầu tư Do Ventures, các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo là động lực của nền kinh tế số khi chiếm gần 8% tổng GDP quốc gia.

Với sự nỗ lực không ngừng, đặc biệt từ các nhà sáng lập, các đơn vị hỗ trợ hệ sinh thái như BambuUP.

Vì thế, các chuyên gia cố vấn khởi nghiệp sáng tạo, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, con số đầu tư cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2022 sẽ còn lớn hơn nữa.

null
Bà Phạm Thu Hằng - Chủ tịch HĐQT BambuUP.

Trong khuôn khổ lễ khởi động, BambuUP đã tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác cùng với hàng loạt các đối tác chiến lược:

BK Holdings, Sunwah Innovations, Startup Vietnam Foundation, AIT - Viện Công Nghệ Châu Á AIT tại Việt Nam, SongHan Incubator, Quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures, Quỹ đầu tư WeAngels và Quỹ đầu tư Quest Ventures (Singapore).

Đây là minh chứng cho thấy sự nỗ lực của BambuUP và các đơn vị đối tác chiến lược trong việc kết nối, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo mở rộng khắp đến doanh nghiệp nội địa.

Đồng thời đây là cơ hội để mở rộng thêm nguồn lực và cơ hội để khởi nghiệp Việt vươn xa, kiến tạo một kỷ nguyên bứt phá cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở của nước nhà.

Hiện Việt Nam đang có khoảng hơn 22,1 triệu người trong độ tuổi thanh niên, chiếm khoảng 22,5% dân số cả nước và gần 36% lực lượng lao động.

Còn theo số liệu mới nhất của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, 40% người trẻ tại Việt Nam (22-30 tuổi) được khảo sát cho biết họ đang có kế hoạch bắt đầu kinh doanh.

Trong đó 20% dự định thực hiện kế hoạch trong vòng 5 năm tới, bởi vì "khởi nghiệp đem đến quyền quyết định và tự do hơn hẳn so với việc làm cho người khác".

Trả lời cho câu hỏi "chúng ta đang ở đâu" trên hệ sinh thái khởi nghiệp, bà Phạm Thị Thu Hằng cho biết.

Việt Nam là một trong ba quốc gia tạo nên "Tam giác khởi nghiệp" khu vực Đông Nam Á, bên cạnh Singapore và Indonesia.

Năm 2021, Việt Nam cũng xếp thứ 44/132 quốc gia và nền kinh tế về đổi mới sáng tạo.

Do đó có thể thấy trong thời gian qua các trường đại học, đặc biệt là trường đại học nằm trong top đầu, rất quan tâm và dành nhiều nguồn lực để hỗ trợ cho các vấn đề liên quan đến khởi nghiệp cũng như đổi mới sáng tạ.

Ngoài ra, Chủ tịch BambuUP cho rằng, các startup có thể bức phá thông qua đổi mới sáng tạo để giải quyết các bài toán xã hội.

Dẫn chứng là câu chuyện hợp tác giữa ứng dụng chi lương linh hoạt Vui App với HiStaff - phần mềm quản lý tổng thể nguồn nhân lực.

Để rồi, 300.000 lao động trong hệ sinh thái của HiStaff được cung cấp chi lương linh hoạt thông qua nền tảng Vui App.

Sự kết hợp giữa hệ sinh thái HiStaff và Vui App sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi số, tối ưu chi phí và nâng cao năng suất lao động của nhân viên trong các doanh nghiệp truyền thống.

Kết luận

Sau những biến động ngoài tầm kiểm soát của dịch bệnh thì hệ sinh thái khởi nghiệp đã dần trở nên ổn định và từng bước phát triển.

Việt Nam vinh dự là một trong một trong ba quốc gia tạo nên "Tam giác khởi nghiệp" khu vực Đông Nam Á.

Cùng với đó là sự kỳ vọng từ các nhà lãnh đạo vào những thế hệ sau sẽ phát triển những ý tưởng khởi nghiệp độc đáo của mình trên thị trường khởi nghiệp.