Đánh giá về thực trạng khởi nghiệp hiện nay tại Việt Nam, số liệu thống kê cho thấy rằng khoảng 20% các doanh nghiệp nhỏ phải đóng cửa trong năm đầu tiên và khoảng 65% số còn lại không thể tiếp tục kinh doanh sau khoảng 10 năm tồn tại.

Thực tế trên chứng tỏ, việc khởi nghiệp kinh doanh mặc dù đang là xu hướng nhưng đó thật sự chưa bao giờ là việc dễ dàng.

Làm sao để khởi nghiệp thành công cho người mới bắt đầu kinh doanh nhỏ?

Làm thế nào để có thể duy trì nguồn năng lượng và thái độ tích cực để theo đuổi giấc mơ kinh doanh của mình?

null
Sẽ có vô vàn những câu hỏi được đặt ra khi bạn bắt đầu nhen nhóm ý định khởi nghiệp.

Cho dù là lựa chọn mô hình kinh doanh nào đi chăng nữa, để đạt được thành công bạn cần phải trải qua nhiều thử thách, chấp nhận bỏ thật nhiều công sức và nỗ lực.

Và nếu như đã sẵn sàng khởi nghiệp thì dưới đây là các bí quyết giúp bạn tự tin đi đến thành công:

1. Lựa chọn ý tưởng, lĩnh vực kinh doanh tiềm năng

Mọi động lực để thực hiện kinh doanh đều bắt nguồn từ việc nảy sinh ý tưởng.

Ý tưởng kinh doanh có thể xuất phát từ đam mê hoặc am hiểu về một lĩnh vực nào đó, bạn cũng có thể xây dựng ý tưởng khi tìm ra cách để lấp khoảng trống về nhu cầu đang bị thiếu hụt trên thị trường.

Hãy lựa chọn đúng lĩnh vực kinh doanh phù hợp với sở trường của bạn. Nếu như chọn sai lĩnh vực, bạn sẽ thất bại và không thể cạnh tranh nổi với những thương hiệu lớn trên thị trường.

Bạn có thể lên một loạt danh sách các ý tưởng kinh doanh và một khi đã thu hẹp xuống được một hay hai ý tưởng, thì hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng để thực hiện tốt hơn.

null
Ý tưởng kinh doanh nên bắt nguồn từ chính đam mê, sở thích và khả năng của bạn.

Trong giai đoạn này, bạn cần đưa ra quyết định quan trọng như xác định sản phẩm kinh doanh, xác định mô hình kinh doanh và thị trường phân phối sản phẩm.

Nếu doanh nghiệp của bạn có thể cung cấp những thứ mà một số nơi khác không có một cách nhanh và giá rẻ hơn thì bạn đã có một ý tưởng kinh doanh vững chắc để tạo ra một kế hoạch kinh doanh.

2. Lên kế hoạch chi tiết

null
Sau khi có ý tưởng, việc tiếp theo là triển khai kế hoạch.

Khi đã có được ý tưởng kinh doanh, bạn cần phải tự đặt ra 1 số câu hỏi cho bản thân như:

Sản phẩm đó phục vụ cho đối tượng khách hàng nào? Mục đích kinh doanh là gì? Mục tiêu cuối cùng mà bạn muốn hướng đến là gì?

Bạn cần trả lời tất cả các câu hỏi này một cách thật chi tiết. Có như vậy thì bạn mới có được một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.

Kế hoạch chặt chẽ chính là một yếu tố của thành công trong mô hình kinh doanh khởi nghiệp của bạn.

null
Đừng khởi nghiệp một mình. Hãy tìm những cộng sự thật giỏi và cùng nhau lên kế hoạch kinh doanh thật chi tiết.

Bản kế hoạch này được tạo dựng từ kinh nghiệm của bạn và các cộng sự.

Họ là những người sẽ có nhiều kinh nghiệm nên bản kế hoạch sẽ bám sát vào thực tế để tránh được rủi ro không mong muốn.

Việc lên kế hoạch kinh doanh chi tiết sẽ giúp cho bạn tìm ra hướng đi cho doanh nghiệp, cách vượt qua khó khăn tiềm ẩn và phát sinh trong quá trình kinh doanh.

Để thực hiện được điều này thì bạn cần phải thực hiện một cách thật chi tiết.

3. Tìm kiếm nhà cung cấp và đối tác kinh doanh

Khi khởi nghiệp với mô hình kinh doanh nhỏ, bạn sẽ phải đối mặt với khá nhiều thách thức, khó khăn và dĩ nhiên rằng bạn sẽ không thể tự mình làm tất cả mọi việc.

Đây là lý do tại sao mà bạn nên tìm đến các nhà cung cấp, công ty trong mọi ngành từ nhân sự cho đến cách lắp đặt những hệ thống cần thiết.

Điều này sẽ giúp cho bạn điều hành công việc kinh doanh tốt hơn.

null
Tạo dựng các mối quan hệ trong kinh doanh giúp bạn có nhiều cơ hội làm việc, hợp tác và phát triển hơn.

Tuy nhiên, bạn cần phải thận trọng khi tìm kiếm và chọn lựa các đối tác.

Bởi trong một vài trường hợp, những công ty này có quyền truy cập vào dữ liệu kinh doanh quan trọng và nhạy cảm của doanh nghiệp bạn.

Do đó, bạn cần tìm đối tác mà bạn có thể tin tưởng trước khi đi đến quyết định hợp tác.

4. Lập ngân sách, quản lý tài chính chi tiết

Dù chỉ là khởi nghiệp với mô hình kinh doanh nhỏ thì bạn cũng cần phải vững về tài chính.

Đồng thời, bạn cũng cần xác định cách mà bạn sẽ trang trải những khoản chi phí sao cho hợp lý.

Để công việc kinh doanh được vận hành suôn sẻ hơn, việc đảm bảo có một chi phí nhất định đủ để trang trải chi phí cho quá trình khởi động và vận hành là rất cần thiết.

null
Dù mới bắt đầu kinh doanh với vốn ít, bạn cũng nên lập ngân sách và quản lý tài chính thật hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nghĩ đến những khoản vay thương mại thông qua một ngân hàng nào đó.

Đây cũng là điểm khởi đầu tốt, mặc dù điều này thường khó đảm bảo.

Nếu như không vay vốn ngân hàng thì bạn có thể đăng ký vay vốn kinh doanh nhỏ thông qua cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ hay vay cá nhân.

5. Tạo dựng thương hiệu và kết nối thương hiệu với cộng đồng

Tạo dựng và kết nối thương hiệu với cộng đồng chính là cách xây dựng sự phát triển bền vững và thể hiện giá trị của công ty.

null
Xây dựng thương hiệu là một trong những chiến lược quan trọng khi bắt đầu kinh doanh.

Do đó, trước khi bắt đầu vào bán sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cần tiến hành xây dựng thương hiệu.

Nói một cách dễ hiểu đó là tìm cách mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Có thể xây dựng thương hiệu bằng cách thiết kế, để giúp khách hàng có thể nhận diện được thương hiệu của bạn một cách dễ dàng.

Bạn phải sử dụng nó trên tất cả các phương tiện, bao gồm những kênh truyền thông quan trọng của doanh nghiệp.

null
Tùy thuộc vào sản phẩm, mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn và sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội thích hợp để quảng bá.

Ngoài ra, để góp phần quảng bá công ty, cũng như sản phẩm thì bạn cần phải quan tâm đến việc cập nhật những nội dung thích hợp và thú vị.

6. Tái đầu tư nội bộ

Việc khởi chạy và bắt đầu bán hàng chỉ là một bước đệm trước khi bắt đầu quá trình kinh doanh.

Để tồn tại và sinh lời trong thương trường khắc nghiệt, điều bạn cần làm là luôn luôn phát triển doanh nghiệp.

null
Đầu tư phát triển doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức.
Một trong các ý tưởng tuyệt vời để đạt được tăng trưởng đó là hợp tác với những doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng lớn trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tài trợ miễn phí chương trình từ thiện, tình nguyện để giúp công ty tiếp cận và để lại dấu ấn tốt đối với khách hàng.

7. Liên tục sáng tạo, đổi mới trong bán hàng

Nếu nghĩ ra được ý tưởng kinh doanh độc lạ, chưa từng ai làm thì có thể xem bạn là người may mắn tiên phong vì không có đối thủ.

Nhưng ngược lại, nếu kinh doanh ở một lĩnh vực phổ biến, chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp này, yếu tố mới lạ, độc đáo sẽ được xem là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nên thành công.

null
Kinh doanh là một trò chơi của sự sáng tạo và ai có những sáng tạo mới lạ, ấn tượng hơn sẽ chiến thắng.
Để có sự sáng tạo trong bán hàng, bạn cần quan sát thị trường, đánh giá nhu cầu thị trường, xã hội. Bởi vì một sản phẩm tốt là một sản phẩm giúp giải quyết tốt nhất những nhu cầu của mọi người.

Từ việc quan sát và đánh giá thị trường, bạn sẽ tìm ra được cho mình nhiều các ý tưởng cho sản phẩm của mình.

Đây là một cách để khởi nghiệp thành công.

8. Đi từng bước chậm mà chắc

Có rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp kinh doanh chưa có kinh nghiệm nhưng lại hy vọng rằng mình sẽ thâu tóm thị trường, nhanh chóng thu hồi được vốn, thu lợi nhuận khổng lồ sau 6 tháng cho đến 1 năm kinh doanh.

Nhưng thật sự thì việc phát triển và chăm sóc doanh nghiệp cũng giống như việc nuôi dưỡng một cây non.

Giai đoạn bắt đầu khá khó khăn và gian khổ khi bạn cần tìm hiểu mọi thứ để thích nghi và ứng biến.

Vì thế, nếu muốn việc kinh doanh của mình lớn mạnh, trưởng thành hơn thì bạn cần phải vun đắp, cải thiện dần từng bước một thì mới có thể thành công so với những người đi trước.

null
Đi từng bước chậm nhưng chắc là một trong những cách giúp bạn đến gần hơn với thành công.

Làm chậm ở đây không có nghĩa là sẽ làm cho tốc độ của doanh nghiệp mình chậm lại, mà là đi từng bước chậm nhưng chắc.

Sản phẩm của bạn không thể hoàn thiện được ngay từ lần đầu ra mắt, mà cần phải có quá trình thay đổi, cải thiện.

Đừng quá tham vọng và hoành tráng ngay từ đầu, vừa làm vừa tích lũy vốn thay vì đầu tư lớn khởi nghiệp kinh doanh, như thế sẽ gặp nhiều rủi ro.

9. Học hỏi, trau dồi kinh nghiệm thương trường

Không có gì quý giá bằng chính kinh nghiệm thực tế.

Việc tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nhân mới nổi hoặc từ những người gần gũi xung quanh sẽ giúp bạn có thêm vốn kiến thức quý giá trên hành trình khởi nghiệp.

null
Chìa khoá để khởi nghiệp thành công là không ngừng học hỏi.

Những thất bại và thành công từ những người đi trước đều sẽ là kinh nghiệm và bài học quý giá cho bản thân bạn khi bước tiếp con đường kinh doanh đầy khó khăn và thách thức này.

10. Không ngại va chạm với thất bại

Khi bước chân vào thế giới kinh doanh là bạn phải xác định những thách thức, khó khăn và thất bại.

Các công ty khởi nghiệp thành công khi họ đạt được thành tựu nhất định, nhưng chúng ta lại thường không biết họ đã thất bại bao nhiêu lần.

Các kế hoạch kinh doanh đều dựa trên các giả thuyết và một số giả thuyết này dường như không chính xác trong thực tế nên phải được sửa đổi.
Đây là một việc hết sức bình thường nên bạn đừng ngại va chạm với thất bại.

null
Những bài học từ thất bại sẽ giúp bạn trưởng thành hơn trong kinh doanh.

Hãy cứ kiên trì và tin rằng dù công việc có khó khăn đến như thế nào thì cuối cùng cũng sẽ tìm được hướng giải quyết phù hợp.

Khi cho rằng chiến lược kinh doanh cũ không đúng đắn, kém hiệu quả thì hãy nhanh chóng suy nghĩ, áp dụng phương pháp khác.

Đó là cách giúp bạn vượt qua khó khăn để tiến gần với mục tiêu hơn.

Kết

Mỗi năm đều có một số lượng không hề nhỏ công ty được thành lập. Các startup cũng ngày càng nhiều, nhưng để trụ lại trên thị trường thì lại là một bài toán khó.

Khởi nghiệp thành công từ hai bàn tay trắng, hay khởi nghiệp kinh doanh với vốn ít là chuyện không hề xa lạ.

Tuy nhiên, để đạt được những kết quả tốt đẹp thì bạn cần trang bị kỹ cho mình kiến thức, kỹ năng và tư duy cần thiết.

Hơn nữa, một kế hoạch khởi nghiệp thành công chắc chắn sẽ bắt đầu từ một tinh thần dám nghĩ dám làm, vượt qua những rào cản & áp lực bên ngoài để thực hiện mục tiêu cuối cùng.

Khi đã sẵn sàng và chuẩn bị đầy đủ những bí quyết như trên, tin rằng con đường khởi nghiệp của bạn sẽ dễ dàng thành công hơn.