Theo Trường Kinh doanh Harvard, xác thực thị trường là quá trình xác định xem có nhu cầu về sản phẩm trong thị trường mục tiêu. 

Theo dữ liệu của Failory khi phỏng vấn hơn 100 nhà sáng lập khởi nghiệp đã thất bại:

34% công ty khởi nghiệp thất bại là do thiếu sản phẩm phù hợp với thị trường.

Vậy nên, để tránh mắc phải sai lầm này, các Startup cần chú ý áp dụng 1 trong 6 phương pháp xác thực thị trường sau:

- Xác thực thị trường của Trường Kinh doanh Harvard;
- Xác thực thị trường tinh gọn;
- Phương pháp xác thực ý tưởng khởi nghiệp Grind;
- Khung xác thực ý tưởng khởi nghiệp của Arnab Ray;
- Khuôn khổ 4 bước Failory;
- Phương thức xác thực ý tưởng khởi nghiệp SPD Load.

Xác thực ý tưởng khởi nghiệp có phù hợp hay không là một điều cần thiết (Ảnh: Unsplash).
Xác thực ý tưởng khởi nghiệp có phù hợp hay không là một điều cần thiết (Ảnh: Unsplash).

1. Xác nhận thị trường của Trường Kinh doanh Harvard - 5 bước cơ bản

Trường Kinh doanh Harvard cung cấp 5 bước dễ dàng để xác nhận thị trường:

- Viết ra các mục tiêu, giả định và giả thuyết. 

Quá trình đơn giản là viết ra những suy nghĩ có thể dẫn đến những bước đột phá. 

Các mục tiêu có thể được xác định, các giả định của bạn được kiểm tra và các giả thuyết của bạn được thử nghiệm. 

Ví dụ, giá trị của sản phẩm hoặc ưu đãi là gì? 

Điểm khác biệt trên thị trường? Mô hình kinh doanh như thế nào? Có những điều gì mà Startup chưa biết? 

- Đánh giá quy mô và thị phần thị trường. 

Làm thế nào để sản phẩm có thể phổ biến trên thị trường? Tiến hành nghiên cứu thị trường và xem xét nguồn lực của Startup có thể vận dụng vào đâu.

- Nghiên cứu khối lượng tìm kiếm của các thuật ngữ liên quan. 

Làm thế nào Startup biết được ai đó có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ? 

Đơn giản chỉ cần xem liệu khách hàng mục tiêu có đang tìm kiếm trực tuyến không. 

Đây là một cách dễ dàng để kiểm tra giả thuyết xác định xem có nhu cầu về sản phẩm này hay không.

- Tiến hành phỏng vấn xác nhận khách hàng. 

Tất nhiên là, cần nói chuyện với khách hàng tiềm năng. 

Tìm hiểu nhu cầu của họ, vấn đề của họ và giải pháp trong mơ của họ.

- Kiểm tra sản phẩm hoặc dịch vụ.

Có một lý do khiến các công ty có phiên bản Alpha và Beta cho sản phẩm của họ, đó là nhằm loại bỏ bất kỳ lỗi nào và khắc phục mọi sự cố trước khi sản phẩm được tung ra thị trường. 

Hơn nữa, Startup sẽ tìm hiểu những tác động liên quan đến sản phẩm và điều chỉnh kịp thời.

Những yếu tố xác thực cơ bản được nói đến rõ ràng trong quy trình của Trường Kinh doanh Harvard (Ảnh: Unsplash).
Những yếu tố xác thực cơ bản được nói đến rõ ràng trong quy trình của Trường Kinh doanh Harvard (Ảnh: Unsplash).

2. Xác thực thị trường tinh gọn - Thử nghiệm nhanh chóng một ý tưởng khởi nghiệp có phản hồi của khách hàng

Jim Semick, người đồng sáng lập ProductPlan, đã đưa ra sự xác nhận thị trường tinh gọn. 

Tương tự như phương pháp của Trường Kinh doanh Harvard nhưng có nhiều bước hơn và nhằm mục đích thử nghiệm nhanh chóng một ý tưởng khởi nghiệp.

- Viết ra khái niệm sản phẩm. 

Viết ra những giả định mà Startup có thể dễ dàng ra ngoài và kiểm tra.

- Quyết định. 

Trên thực tế, hầu hết các giả định của bạn sẽ không được sử dụng. 

Phần quan trọng là kiểm tra các giả định bằng cách bắt đầu ngay lập tức.

Vậy nên, cần khảo sát, lấy đủ thông tin khách hàng rồi quyết định.

- Tìm sự thật bằng cách kiểm tra các giả định. 

Kiểm tra các giả định với loại khách hàng lý tưởng. 

Sử dụng trang đích hoặc chạy quảng cáo để tiếp cận khách hàng tiềm năng của bạn.  

- Phỏng vấn khách hàng. 

Tìm hiểu về điểm đau của khách hàng. 

Hãy tò mò về những gì họ cần và những gì Startup sẽ thu được từ những hiểu biết có giá trị đó.

- Hỏi tại sao?

Bằng cách hỏi tại sao, Startup có thể hiểu được lý do cơ bản đằng sau động cơ của khách hàng.

- Tìm đề xuất giá trị. 

Tại sao khách hàng nên sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ? Nó giúp họ làm gì? Tiết kiệm thời gian? Tiết kiệm tiền? Dễ sử dụng?...

Cần lưu ý rằng, việc thích ý tưởng không hẳn là sẽ mua sản phẩm, người muốn ủng hộ sản phẩm không hẳn là khách hàng lâu dài, vậy nên, hãy phân tích kỹ lưỡng về quá trình này.

Xác thực thị trường tinh gọn quan tâm đến phản hồi của khách hàng (Ảnh: Unsplash).
Xác thực thị trường tinh gọn quan tâm đến phản hồi của khách hàng (Ảnh: Unsplash).

3. Phương pháp xác thực ý tưởng khởi nghiệp Grind - Khách hàng có trả tiền cho sản phẩm này không?

Startup Grind có một khuôn khổ tuyệt vời để xác thực ý tưởng khởi nghiệp với mục tiêu hướng đến khách hàng tiềm năng. 

- Viết ra vấn đề, không phải giải pháp. 

Viết ra vấn đề Startup muốn giải quyết. Cố gắng giữ nó như một thông báo đơn giản.

- Xác định xem vấn đề có phải là vấn đề hàng đầu hay không. 

Nếu vấn đề không phải là một trong những vấn đề cấp bách nhất, thì đừng mong đợi khách hàng sẽ sử dụng nó, chứ đừng nói đến việc mua hàng.

- Xác định các giải pháp hiện có. 

Khi nói chuyện với khách hàng tiềm năng, hãy hỏi cách họ xử lý vấn đề với các giải pháp hiện có. 

Nếu không có bất kỳ giải pháp nào, đó có thể là do có quá ít người gặp phải vấn đề này hoặc thị trường không tồn tại.

- Tìm kiếm điểm đau trong các giải pháp hiện có. 

Các điểm đau khi sử dụng các giải pháp cụ thể là gì? 

Khách hàng đang tìm kiếm điều gì để làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn? 

Startup cần phải có một lợi ích duy nhất khi nói đến sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.

- Xác minh thị trường thông qua đối thủ cạnh tranh, khách hàng tiềm năng.

Nếu đối thủ đang phát triển, gây quỹ hoặc tuyển dụng, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy khách hàng sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm. 

Đồng thời, Startup cũng nên giao tiếp với khách hàng tiềm năng và xem liệu họ có dự định trả tiền cho sản phẩm hay không. 

Hãy đào sâu và tìm hiểu lý do tại sao họ muốn và quan trọng hơn là tại sao họ không.

Tất cả sẽ xác định lộ trình của Startup và có thể, Startup tìm được khách hàng trả tiền đầu tiên trong quá trình này.  

Phương pháp xác thực ý tưởng khởi nghiệp Grind chú trọng đến khách hàng tiềm năng và doanh thu (Ảnh: Unsplash).
Phương pháp xác thực ý tưởng khởi nghiệp Grind chú trọng đến khách hàng tiềm năng và doanh thu (Ảnh: Unsplash).

4. Khung xác thực ý tưởng khởi nghiệp của Arnab Ray - Tiếp cận có cấu trúc 

Doanh nhân Arnab Ray đã đưa ra một đồ họa đơn giản để xác nhận ý tưởng khởi nghiệp. 

Mục tiêu của khung này là cung cấp một cách tiếp cận có cấu trúc cho những người sáng lập nhằm:

Tiết kiệm chi phí và phân tích ý tưởng với hy vọng hiểu rõ tiềm năng ý tưởng khởi nghiệp. 

Quan trọng hơn, điểm mạnh, điểm yếu và rủi ro được thể hiện của ý tưởng khởi nghiệp.

Khung xác thực ý tưởng khởi nghiệp của Arnab Ray phân tích điểm mạnh, yếu và tiềm năng của ý tưởng (Ảnh: Unsplash).
Khung xác thực ý tưởng khởi nghiệp của Arnab Ray phân tích điểm mạnh, yếu và tiềm năng của ý tưởng (Ảnh: Unsplash).

5. Khuôn khổ 4 bước Failory - Thử, Đúng hay Sai và Quyết định

Failory có khung 4 bước để xác thực các ý tưởng khởi nghiệp vào năm 2023. 

- Xác định mục tiêu trước khi bán hàng. 

Điều gì sẽ xác nhận ý tưởng? 

Cần bao nhiêu lần bán hàng để thuyết phục rằng ý tưởng đó có giá trị? 

Thời gian thực hiện thế nào?

- Xây dựng một ưu đãi khả thi tối thiểu. 

Ưu đãi khả thi tối thiểu là ưu đãi cung cấp số lượng lợi ích nhỏ nhất cần thiết để bán được hàng. 

Đó có thể là trang đích đơn giản hoặc Video giải thích hay giao diện hàm trong lập trình máy tính.

- Bán trước ưu đãi khả thi tối thiểu. 

Startup có thể tận dụng phương tiện truyền thông xã hội, các diễn đàn và cộng đồng thích hợp, bài đăng trên Blog, quảng cáo Facebook và Google. 

Bất cứ điều gì phù hợp nhất với Startup và ngân sách để tiếp cận khách hàng tiềm năng.

- Phân tích kết quả. 

Nếu đã đạt được mục tiêu, Startup có thể tiếp tục phát triển công việc kinh doanh của mình. 

Nếu không, thì Startup cũng có thể nên từ bỏ khi còn có thể. Hoàn lại tiền cho bất kỳ giao dịch bán hàng nào và cho khách hàng biết điều gì đã xảy ra.

Failory chú ý đến việc thử nghiệm và rút kinh nghiệm (Ảnh: Unsplash).
Failory chú ý đến việc thử nghiệm và rút kinh nghiệm (Ảnh: Unsplash).

6. Phương thức xác thực ý tưởng khởi nghiệp của SPD Load - Chi tiết và rõ ràng, có khung kiểm tra hướng dẫn

SPD Load cung cấp một khung chi tiết để xác thực ý tưởng.

- Xác định lý do tại sao. 

Bước đầu tiên là xác định vấn đề, khách hàng và sự đổi mới.

- Đặt mục tiêu xác thực. 

Có bao nhiêu khách hàng tiềm năng chấp nhận ý tưởng này? 

Bao nhiêu công ty sẽ chấp nhận hợp tác cùng?

Dự trù doanh thu hoặc đơn đặt hàng trước có thể có?

Xây dựng giả thuyết về giải pháp cho ý tưởng này và chứng minh bằng nó bằng cách nào?

- Tạo đề xuất giá trị. 

Cái gì khiến sản phẩm, dịch vụ trở nên khác biệt? 

Khách hàng sẽ nhận được những lợi ích gì khi sử dụng sản phẩm?

Tìm hiểu thêm những phản hồi khách quan.

- Xác thực. 

Đây có thể là mọi thứ, từ một sản phẩm khả thi tối thiểu đến tạo trang đích, Blog hoặc Video giải thích.

- Thu thập thông tin phản hồi. 

Khách hàng có hài lòng không? 

Phản hồi có hữu ích không? 

Hoặc là kết quả ít hơn xuất sắc? 

Cái gì hiệu quả? Cái gì không?

- Quyết định. 

Tùy thuộc vào phản hồi, Startup có thể gắn bó hoặc điều chỉnh cho phù hợp, đến khi có lựa chọn tốt nhất.

Phương thức xác thực ý tưởng khởi nghiệp của SPD Load chi tiết và rõ ràng (Ảnh: Unsplash).
Phương thức xác thực ý tưởng khởi nghiệp của SPD Load chi tiết và rõ ràng (Ảnh: Unsplash).

Ngoài ra, SPD Load cũng cung cấp danh sách kiểm tra cho những giá trị cốt lõi của ý tưởng khởi nghiệp này, bao gồm:

- Thời điểm thích hợp cho sản phẩm này.
- Có những người chấp nhận sớm cung cấp phản hồi.
- Sự đồng cảm: tìm hiểu những gì khách hàng muốn thông qua phản hồi của họ.
- Có một lợi thế độc đáo so với đối thủ cạnh tranh.
- Sự phức tạp: chỉ cần hỏi xem bạn có đang làm cho cuộc sống của khách hàng dễ dàng hơn không.
- Sự đơn giản: khả năng giải thích sản phẩm của bạn trong một câu rõ ràng.

Lời kết

Mặc dù 6 khung xác thực này là khác nhau, nhưng cũng có những xu hướng chung:

Viết ra các mục tiêu, có mối quan hệ với khách hàng, thử nghiệm và liên tục lắng nghe phản hồi để cải thiện dịch vụ của bạn. 

Các Startup có thể linh hoạt vận dụng vào doanh nghiệp để xác thực ý tưởng khởi nghiệp và có những định hướng phù hợp.

Lược dịch từ bài viết của OpenVC.