Năm nay là một năm đầy biến đổi trong xu hướng truyền thông xã hội khi chúng ta đã chứng kiến những xu hướng tiêu dùng biến động, công nghệ mới ra mắt và sự bùng nổ của nền tảng mới nổi.
Tuy nhiên tốc độ thay đổi trên các ứng dụng truyền thông xã hội không có dấu hiệu chậm lại, điều này buộc các nhà tiếp thị phải chuẩn bị cho những gì sẽ xảy ra trong năm 2023.
Dưới đây là những xu hướng được các chuyên gia dự đoán sẽ có nhiều tác động đến ngành truyền thông xã hội trong năm tiếp theo.
1. Nội dung do người dùng tạo (UGC) sẽ được đánh giá cao và đáng tin cậy hơn
Từ lâu, việc sử dụng những người có sức ảnh hưởng trong Marketing đã được sử dụng rộng rãi từ hầu hết các thương hiệu trên toàn cầu.
Xu hướng sử dụng các Influencer sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng hơn trong các chiến dịch Marketing và quảng cáo của doanh nghiệp.
Các công ty thuộc mọi quy mô đã hợp tác với những người có ảnh hưởng để giúp nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu và tăng doanh số bán hàng một cách nhanh chóng.
Tính xác thực là một lực lượng mạnh mẽ như vậy với khách hàng.
Vào năm 2023, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều thương hiệu áp dụng hình thức tiếp thị truyền miệng, sử dụng mạng xã hội làm phương tiện để lấy nội dung do người dùng tạo (UGC).
UGC (User Generated Content) là loại content được tạo ra bởi người dùng, không phải từ phía doanh nghiệp.
Những nội dung được coi là UGC cũng vô cùng đa dạng, đó có thể là các bài đánh giá, hình ảnh, thậm chí là video review về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.
Ngày nay, có một sự thật rằng khách hàng đang dần mất niềm tin vào quảng cáo từ chính doanh nghiệp/thương hiệu.
Lý do là vì có rất nhiều nội dung quảng cáo đã bị “thổi phồng" hoặc làm quá lên trong khi sản phẩm thực thì không như lời quảng cáo.
Hệ quả là Marketing truyền thống đang dần đánh mất vị trí của mình và UGC xuất hiện.
Các nhà tiếp thị đã nhận ra UGC đã thúc đẩy chuyển đổi Website cao hơn 29% so với các chiến dịch hoặc trang Website không tận dụng UGC.
Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và tiết kiệm khoản chi phí khủng trong việc quảng cáo.
Mà với UGC còn giúp người mua đưa ra quyết định mua hàng một cách sáng suốt, đồng thời tạo được lòng tin với người tiêu dùng hơn hẳn so với quảng cáo truyền thống.
Nhiều thống kê cho thấy, cứ một khách hàng hài lòng về sản phẩm hay dịch vụ thì họ sẽ “truyền miệng” cho ít nhất 4 người khác.
Và khi khách hàng không thích một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, họ sẽ sẵn sàng truyền tai cho 12 người khác.
Theo như một số liệu thống kê của Econsultancy, có 61% khách hàng đọc các review online trước khi thực hiện hành động mua hàng.
Đồng thời, có 63% khách hàng có nhiều khả năng thực hiện hành động mua hàng trên Website có các review của người dùng trước hơn.
Vì vậy, không có gì tốt hơn việc thương hiệu của bạn dành chỗ cho nội dung do người dùng tạo ra
Theo một cuộc khảo sát do Deloitte thực hiện, sự tham gia tích cực của mọi người vào nội dung thương hiệu có thể tăng mức độ tương tác lên tới 30%.
Nói cách khác, nội dung do người dùng tạo là một cách hiệu quả để xây dựng lòng trung thành của khách hàng và thể hiện rằng doanh nghiệp luôn lắng nghe và quan tâm đến người tiêu dùng.
2. Các thương hiệu sẽ khai thác các nền tảng xã hội mới nổi
Với sự thành công của TikTok và các hành vi trực tuyến của Thế hệ Z nói chung, các thương hiệu sẽ trở nên tự tin hơn trong việc “nhúng chân” vào các nền tảng mới nổi.
Ứng dụng BeReal là một ví dụ tuyệt vời về một nền tảng đang phát triển với rất nhiều hứa hẹn.
BeReal là một ứng dụng chia sẻ ảnh nhắc người dùng đăng một ảnh chưa được lọc, chưa chỉnh sửa mỗi ngày cho một nhóm bạn bè được chọn.
Mạng xã hội này ra mắt vào cuối năm 2019, nhưng mức độ phổ biến của nó thực sự bùng nổ vào năm 2022.
Tính đến tháng 10 năm 2022, đây là ứng dụng mạng xã hội hàng đầu trên App Store và đã được tải về với khoảng 29,5 triệu lần.
Google Trends cũng cho thấy rằng các tìm kiếm toàn cầu cho “BeReal là gì” và “ứng dụng BeReal” đã bùng nổ vào giữa năm 2022.
Người dùng BeReal chủ yếu là nữ và phần lớn dưới 25 tuổi.
Ứng dụng chưa có quảng cáo hoặc tính năng dành cho doanh nghiệp, điều mà nhiều người cho rằng đó là một phần của sự hấp dẫn.
Một ví dụ khác là mạng xã hội Clubhouse được ra mắt vào tháng 3 năm 2020, thời điểm mà dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng khắp Thế Giới.
Ban đầu, chỉ có 1.500 người tham gia trong khi giá trị tài sản ròng là 100 triệu USD.
Đến khi Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk tổ chức một buổi Clubhouse với Giám đốc điều hành Robinhood Vlad Tenev, lúc này lượng người dùng đã tăng lên đột biến.
Tính đến ngày 1 tháng 2 năm 2021, Clubhouse đã có 2 triệu người dùng trên toàn Thế Giới và đến ngày 16 tháng 2 ứng dụng này đã đạt 8.5 triệu người dùng trên toàn cầu.
3. Khách hàng sẽ chuyển sang mạng xã hội để được chăm sóc
Đại dịch đã hoàn toàn thay đổi cách khách hàng tương tác với các thương hiệu trên mạng xã hội.
Một trong những thay đổi điển hình nhất nhất mà các thương hiệu đã trải qua là số lượng khách hàng dần chuyển sang các tài khoản mạng xã hội của thương hiệu để giải quyết các câu hỏi và nhu cầu về dịch vụ của họ.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng trên mạng xã hội luôn là một thành phần của tiếp thị truyền thông xã hội.
Tuy nhiên, do trước đây nhu cầu của khách hàng ít và thậm chí họ muốn trực tiếp được hỗ trợ tại các cửa hàng nên cách thức này chưa được sử dụng rộng rãi.
Nhưng với việc phong tỏa và hạn chế đi lại vào năm 2020, các thương hiệu nhận ra rằng họ không đủ khả năng đáp ứng kỳ vọng của khách hàng nếu không có chiến lược chăm sóc khách hàng xã hội thường xuyên.
Xu hướng này không chỉ duy trì vững chắc trong hai năm qua, mà các thương hiệu cũng sẽ ngày càng thấy nhiều khách hàng chuyển sang các nền tảng truyền thông xã hội cho các vấn đề liên quan đến dịch vụ.
Trên thực tế, một cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng cứ ba người tiêu dùng thì có hai người thích sử dụng mạng xã hội trong quá trình mua hàng để đặt câu hỏi, mua hàng và tìm kiếm sự hỗ trợ khách hàng sau khi mua hàng.
Do đó chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc tương tác khách hàng thông qua mạng xã hội và từ đó có thể giúp tăng trải nghiệm khách hàng tốt nhất.
Jay Baer, trong cuốn sách tuyệt vời của mình có tên Hug Your Haters cho rằng, mạng xã hội khiến dịch vụ khách hàng trở thành một chiến lược thu hút nhiều khách hàng nhất có thể.
Ngoài ra, khi khách hàng đăng bình luận tốt hoặc xấu, cả Thế Giới đều biết và họ cũng có thể xem cách doanh nghiệp phản ứng trước những bình luận này.
4. Video ngắn sẽ thống lĩnh môi trường truyền thông xã hội
Sự bùng nổ của Tiktok và các phiên bản Instagram Reel, Youtube Short trong vài năm qua đã khẳng định xu hướng quảng cáo video ngắn đang thống lĩnh thị trường.
Nguyên nhân là do người tiêu dùng ngày càng có ít sự kiên nhẫn đối với các video dài và những nội dung có nhiều chữ.
Thời gian chú ý ở thế hệ Z chỉ còn kéo dài từ 5-6 giây.
Vì thế, các thương hiệu cần phải tạo ra bố cục nội dung của video để trong khoảng thời gian ngắn nhất định có thể kể câu chuyện thương hiệu một cách lôi cuốn.
Video ngắn hứa hẹn sẽ là loại hình quảng cáo cốt lõi nhờ vào 3 số liệu sau:
- 68% mọi người sẽ thích xem video kéo dài trong vòng 1 phút.
- 49% người dùng chọn video kéo dài dưới 1 phút.
- 66% người khảo sát chọn quảng cáo video kéo dài dưới 30 giây.
Không chỉ để phục vụ cho mục đích quảng cáo, các thương hiệu có thể tận dụng các nền tảng video ngắn để tăng cường giao tiếp với người tiêu dùng nhằm việc xây dựng hình ảnh và mức độ nhận diện thương hiệu.
Theo khảo sát, có 90% nhà tiếp thị đang sử dụng short-form video cho hoạt động tiếp thị và con số này sẽ tiếp tục tăng vào năm tới.
Bên cạnh đó, 21% Marketer có kế hoạch tận dụng video dạng ngắn lần đầu tiên vào năm 2023.
Xu hướng này được xuất phát do mức độ tập trung xem quảng cáo của người dùng đã giảm, khiến thời lượng thu hút sự chú ý của đối tượng khách hàng với quảng cáo bị rút ngắn đi.
So với quảng cáo dạng tĩnh như text ads, image ads… thì video ads ngắn có thể nhanh chóng khơi dậy sự quan tâm của người tiêu dùng hơn.
Bên cạnh đó, video cũng thuận tiện hơn trong việc lan tỏa và phổ biến, mọi người thường có xu hướng chia sẻ video nhiều hơn so với những loại hình khác.
Kết luận
Để thành công vào năm 2023, các nhà tiếp thị sẽ phải bắt kịp các xu hướng truyền thông xã hội thay vì chống lại chúng.
Tính xác thực sẽ chi phối tất cả các khía cạnh của hoạt động tiếp thị và đóng vai trò là thành phần chính tạo nên một chiến dịch quảng cáo tốt trở nên tuyệt vời.
Sự gia tăng của UGC và video ngắn với chi phí thấp ngày càng chiếm ưu thế trong không gian kỹ thuật số khi khán giả rời xa các chiến dịch hào nhoáng được người nổi tiếng ủng hộ.
Thay vào đó, người dùng sẽ tiếp tục bị thu hút bởi trải nghiệm nội dung có ảnh hưởng thực tế, đánh giá của người tiêu dùng và lời đánh giá thực tế của khách hàng.