Đây là thông tin được nêu trong báo cáo thị trường quý III của iPrice Group.
Đơn vị này dự đoán, sau đại dịch, tiêu dùng kỹ thuật số trở thành một nếp sống mới và các nhà bán hàng kỹ thuật số xuất hiện ngày càng nhiều sẽ khiến quy mô thị trường tăng trưởng tốt.
"Việt Nam đã và đang trở thành một trong những 'ngôi sao' trong thị trường thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á", báo cáo iPrice đánh giá.
Trước đó, báo cáo e-Conomy SEA 2021 do Temasek - quỹ đầu tư của chính phủ Singapore, Google và công ty tư vấn quản lý Bain & Company chỉ rõ, thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 13 tỷ USD năm nay.
Thị trường ước tính tiếp tục tăng trưởng 32%, đạt 39 tỷ USD trong năm 2025. Từ đó, Việt Nam được kỳ vọng trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.
Các nền tảng khác chia đều 14% còn lại trong bảng xếp hạng.
Báo cáo không đề cập đến số liệu của một sàn nội địa khác có thị phần khá tốt là Sendo và cũng không nêu rõ giá trị tuyệt đối về lượt truy cập mỗi sàn.
Tuy nhiên, iPrice vẫn đánh giá các sàn nội địa đã làm khá tốt việc tạo dựng thương hiệu tại thị trường "sân nhà" khi Tiki vẫn nằm trong top 3 sàn thương mại điện tử có lượt truy cập lớn nhất quý III/2021.
Một đặc điểm tâm lý tiêu dùng được iPrice chỉ ra trong báo cáo lần này là người Việt tương tác thường xuyên trên các fanpage thương mại điện tử.
Đơn vị này đã nghiên cứu sự tham gia của người dùng vào các hoạt động truyền thông xã hội trên top 3 trang Facebook thương mại điện tử đa ngành từ Buzzsumo.
Kết quả cho thấy người Việt tương tác thường xuyên cao hơn người Thái nhưng ít hơn người Mã.
Cụ thể, Việt Nam chiếm 36% người dùng tương tác trên trang Facebook thương mại điện tử. Dữ liệu cho thấy người dùng có xu hướng thả "like", "love" và "haha" khi tương tác.
Theo báo cáo của Napoleon Cat, 81% dân số Việt Nam là người dùng Facebook, tính đến tháng 10. Điều này cho thấy Facebook nắm giữ vai trò thiết yếu trong việc giúp các doanh nghiệp quảng bá hiệu quả tại Việt Nam.
Theo Vnexpress