Toàn cảnh thị trường nhân lực tại Việt Nam
Sau hơn hai năm chịu tác động từ đại dịch COVID-19 và những thay đổi chóng mặt của thị trường kinh doanh.
Năm 2022 chứng kiến nhiều biến động trong nguồn nhân lực, khi tình trạng nghỉ việc ồ ạt xảy ra ở rất nhiều cơ quan và tổ chức.
Người lao động sẵn sàng rời bỏ ngành nghề, chuyển đổi cách thức làm việc và đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên bức tranh toàn cảnh thị trường lao động tại Việt Nam có nhiều điểm sáng tích cực, cũng như những yếu tố góp phần làm tăng chất lượng nguồn nhân lực.
Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP với các giải pháp cụ thể, hỗ trợ người lao động quay trở lại làm việc đã giúp thị trường lao động có sự khởi sắc hơn.
Bên cạnh đó, sự thay đổi trong các chính sách thu hút người lao động cũng như tăng cường sự gắn kết của các công ty đã tạo được sự ổn định trong nguồn nhân lực.
Các xu hướng tuyển dụng phổ biến được áp dụng để giải quyết nhu cầu nhân sự hiện nay
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, đòi hỏi nhiều lĩnh vực cũng cần phải thay đổi để bắt kịp với nhu cầu của xã hội và xu hướng tuyển dụng cũng không ngoại lệ.
Dưới đây là một số các phương pháp tuyển dụng hiện nay, dựa trên các xu hướng mới nhất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường việc làm.
1. Đa dạng hóa trong quá trình tuyển dụng ứng viên
Việc ưu tiên giới tính trong một số ngành nghề, hay lựa chọn dân tộc đã không còn phù hợp trong môi trường bình đẳng hiện nay.
Nhà tuyển dụng cần cung cấp cùng một cơ hội cho tất cả mọi người.
Theo dữ liệu LinkedIn chỉ ra rằng việc cải thiện sự đa dạng trong công ty, đã góp phần gia tăng giá trị hình ảnh trong mắt khách hàng cũng như hiệu suất làm việc của nhân viên.
2. Sử dụng thương hiệu nhà tuyển dụng
Một nhà tuyển dụng biết xây dựng thương hiệu tốt sẽ thu hút ngày càng nhiều các ứng viên.
Theo một cuộc khảo sát cho thấy 69% ứng viên sẽ không chấp nhận làm việc trong một công ty có danh tiếng xấu trên thị trường lao động.
Chúng ta có thể thấy, sự uy tín của một doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.
Nó tỉ lệ thuận với khả năng thu hút nhân tài trong lĩnh vực tuyển dụng.
3. Quan tâm trải nghiệm ứng viên và chiến lược quản lý các mối quan hệ
Quan tâm trải nghiệm ứng viên và chiến lược quản lý các mối quan hệ là những xu hướng tuyển dụng khá mới và trở nên hữu ích trong tương lai.
Những ứng viên có trải nghiệm tích cực trong quá trình tuyển dụng sẽ có nhiều khả năng chấp nhận đề nghị, cũng như giới thiệu bạn bè về nhu cầu tuyển dụng của công ty.
Theo khảo sát từ Kelly Services cho thấy 55% ứng viên có trải nghiệm tuyển dụng tích cực từ lần đầu, có thể sẽ lan truyền trải nghiệm tích cực đó trên các nền tảng mạng xã hội, mang lại hiệu ứng tốt cho công ty.
4. Áp dụng quy trình, công cụ và những ứng dụng công nghệ mới vào tuyển dụng
Các công việc có thể làm từ xa ngày càng phổ biến, cho nên hình thức phỏng vấn truyền thống như gặp mặt, trao đổi và đánh giá các kỹ năng đôi khi không còn phù hợp.
Với sự trợ giúp của các công cụ và nền tảng mới cho mục đích phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể sàng lọc ứng viên sở hữu các kỹ năng với thời gian ngắn hơn.
Tuyển dụng trực tuyến giúp tiết kiệm năng lượng, thời gian và tài nguyên của công ty.
Bên cạnh đó, trong thời đại công nghệ số nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ nắm được hết những nơi có ứng viên tốt cho các vị trí mình tìm kiếm.
Phương tiện truyền thông xã hội và ứng dụng di động là hai phương pháp nên được áp dụng trong công tác tuyển dụng ngày nay.
70% các nhà quản lý tuyển dụng đã thành công khi sử dụng các phương tiện truyền thông và ứng dụng di động.
5. Tận dụng nguồn dữ liệu để đưa ra chiến lược tuyển dụng hiệu quả
Trong thời đại dữ liệu như ngày nay, công ty tuyển dụng nào biết dựa trên nguồn dữ liệu sẽ rút ngắn được một nửa thời gian tìm kiếm ứng viên.
Việc xử lý dữ liệu sẽ đóng vai trò quan trọng trong công tác dự đoán kết quả tuyển dụng, chứ không chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo.
Xử lý dữ liệu được dự đoán sẽ trở nên quan trọng trong những năm tiếp theo, qua đó làm tăng khả năng duy trì, đánh giá kỹ năng và đưa ra những đề nghị tốt hơn cho ứng viên và nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó, nhà quản trị nhân sự nên tối ưu hóa khả năng phân tích dữ liệu của mình để lên kế hoạch tốt hơn cho việc hoạch định chiến lược nhân sự của công ty.
6. Kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) và các thiết bị tự động khác
Trong tương lai gần, AI được dự đoán sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác tuyển dụng nhằm cắt giảm chi phí, tự động hóa cũng như hạn chế tối đa các lỗi trong quá trình tuyển dụng.
Là trí tuệ do con người lập trình nên với mục tiêu giúp máy tính tự động hóa các hành vi thông minh như con người.
Ngoài ra, AI cũng có thể tìm kiếm nguồn cung, sàng lọc, duy trì, và mở rộng nguồn ứng viên, cũng như lên lịch và tham gia phỏng vấn.
Tuy nhiên, một số lĩnh vực vẫn cần đến sự đánh giá của người quản trị hay đánh giá khả năng giao tiếp, tài năng của ứng viên có phù hợp nhu cầu tuyển dụng của công ty.
Lời kết
Những xu hướng tuyển dụng trên đã giúp nhiều doanh nghiệp có được nguồn nhân lực phù hợp.
Tuy nhiên, mỗi công ty sẽ có một văn hóa cũng như quy trình khác nhau việc lựa chọn xu hướng tuyển dụng phù hợp sẽ mang lại nguồn nhân lực đáp ứng với từng nhu cầu tuyển dụng.