Năm 2022 sắp kết thúc và cùng với đó là sự khởi đầu của một năm mới với nhiều sự thay đổi đáng kể trong các hoạt động kinh doanh.

Dưới đây là năm xu hướng kinh doanh mà các nhà lãnh đạo có thể cải tiến và đầu từ tốt hơn cho doanh nghiệp của mình trong tương lai.

   1. Công nghệ sẽ trở nên quan trọng hơn trong kinh doanh - Hỗ trợ con người trong các hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong năm 2023, được dự đoán sẽ tiếp tục xuất hiện những đổi mới và phát triển của các công nghệ tiên tiến như:

Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), thực tế ảo và tăng cường (VR/AR), điện toán đám mây, chuỗi khối và mạng siêu nhanh các giao thức như 5G.

Chưa hết, những công nghệ số này không tồn tại tách biệt mà chúng sẽ được phối hợp với nhau để tạo nên những nền tảng số đa dạng và vững mạnh hơn.

Làm việc kết hợp, làm việc từ xa, ra quyết định kinh doanh, tự động hóa công việc, quy trình và sáng tạo đã kết hợp các công nghệ này theo những cách giúp chúng tương tác, đồng hành và phát triển tốt nhất.

Điều này đưa chúng ta sống và làm việc dễ dàng hơn bao giờ hết, tạo ra “doanh nghiệp thông minh” và hiện đại.

Ứng dụng công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp của mình được tự động hóa trong quản lý và tiếp cận nhiều tệp khách hàng hơn trên thị trường.

Nhìn vào bức tranh toàn cảnh hơn, gần đây chúng ta đã chứng kiến ​​sự phát triển của thế giới ảo, trí tuệ nhân tạo, thực tế tăng cường và chuỗi khối.

Là một chủ doanh nghiệp nhỏ, thật hữu ích khi hiểu những xu hướng này và xem xét chúng có thể tác động đến công ty của bạn như thế nào.

Tuy nhiên các nhà lãnh đạo cần lựa chọn công nghệ nào sẽ phù hợp với nhu cầu và mô hình kinh doanh của mình để tránh những lãng phí không đáng có.

Theo Sundar Pichai, CEO Google, công nghệ thậm chí còn có ý nghĩa cao hơn cả lửa và điện trong sự tác động đến văn minh loài người.

Hệ sinh thái ngày một phát triển với các giải pháp AI không mã hóa cộng thêm nền tảng dịch vụ đi kèm sẽ tiếp tục giúp công nghệ ngày càng phổ biến và dễ tiếp cận.

null
Ứng dụng công nghệ trong các hoạt động kinh doanh dần trở nên phổ biến và dễ tiếp cận hơn.

Trí tuệ nhân tạo đang đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, thay thế nhiều công việc thủ công, tốn sức lao động.

Ứng dụng các công nghệ tiên tiến giúp con người cải thiện chất lượng công việc nói riêng và cuộc sống nói chung.

Nhờ công nghệ, các bệnh viện đã có thể quản lý hồ sơ điện tử, trong khi người dân có riêng trợ lý chăm sóc sức khỏe cá nhân phù hợp với yêu cầu của mình.

Trong giao thông, hệ thống giao thông thông minh, xe ô tô tự hành - sản phẩm của trí tuệ nhân tạo cũng đang xuất hiện ngày càng nhiều.

Trong sản xuất, các dây chuyền sản xuất sử dụng robot công nghiệp nặng giúp giảm các công việc nặng nhọc, hạn chế các vụ tai nạn lao động nguy hiểm và tăng năng suất công việc.

Tại ngân hàng và các tổ chức tài chính, AI được dùng trong việc xử lý các hoạt động tài chính, tiền đầu tư và cổ phiếu, quản lý các tài sản khác nhau.

Công nghệ này có thể xử lý các giao dịch thậm chí tốt hơn con người, giúp ngân hàng có thể hỗ trợ khách hàng và cung cấp các giải pháp một cách nhanh chóng.

Nhờ công nghệ được ứng dụng trong thương mại điện tử, người tiêu dùng có thể tìm được món hàng mà mình yêu thích nhanh chóng với giá tốt nhất mà không mất nhiều thời gian tìm kiếm.

   2. Giữ chân và thu hút nhân tài - Trải nghiệm nhân viên sẽ được chú trọng

Các thuật ngữ như nghỉ việc thầm lặng" và "sự từ chức vĩ đại" đã thu hút được nhiều sự chú ý và trở thành xu hướng trong những năm gần đây.

Chúng phản ánh mối quan hệ phức tạp và thái độ làm việc của nhân viên sau đại dịch đối với công việc.

Thị trường lao động cực kỳ mạnh mẽ, mặc dù điều đó có thể thay đổi nếu chúng ta rơi vào suy thoái.

Nhiều người cho biết họ mệt mỏi và kiệt sức và một số nhân viên đang suy nghĩ lại về thái độ của họ đối với công việc.

Nhân viên là trụ cột của nhiều doanh nghiệp và việc mất nhân viên có thể gây tổn thất không hề nhỏ.

Cách thức mà hầu như nhiều chủ doanh nghiệp hiện nay đang thực hiện là cho nhân viên của mình là tham gia vào quá trình lập kế hoạch và cung cấp các quyền lợi phù hợp với nhu cầu của họ.

Theo ông Micole Garatti, Giám đốc Tiếp thị B2B tại Fairygodboss:

“Nghiên cứu chỉ ra rằng các cơ hội làm việc linh hoạt và từ xa hiện là yếu tố quan trọng thứ 2 mà người lao động cân nhắc khi đánh giá một vị trí mới – sau lương thưởng”.

Theo khảo sát của những chuyên gia hàng đầu tại Mỹ, nếu các tổ chức thực sự muốn thu hút và giữ chân nhân tài.

Họ có thể áp dụng các chính sách tập trung và thân thiện hơn với mọi người, chẳng hạn tập trung vào kết quả chứ không phải số giờ có mặt tại công ty.

Trong năm 2020, hầu hết các tổ chức buộc phải thích nghi với những cách thức làm việc mới – làm việc tại nhà.

Làm việc online trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp, các thủ tục được bổ sung để tương tác với nhân viên.

Sau khủng hoảng, để giữ cho lực lượng lao động có sức khỏe và tinh thần làm việc, các công ty cần chế độ phúc lợi cho nhân viên một cách hiệu quả.

Điều đó có nghĩa là các tổ chức sẽ cần tiếp tục các cơ hội làm việc linh hoạt và từ xa, tăng các phúc lợi về sức khỏe cũng như mang đến các chương trình về chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

null
Có thể nói, các chính sách phúc lợi chính là điểm thu hút và được quan tâm nhất mà doanh nghiệp có thể đưa ra với các ứng viên.

Khi đề cập đến sức khỏe của nhân viên, điều này bao gồm cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.

Đó là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự gắn bó của nhân viên với công ty.

Những chính sách về phúc lợi đem đến cho người lao động cảm giác an tâm và thoải mái làm việc, từ đó giúp tăng năng suất, đạt kết quả tốt trong công việc cũng như gia tăng mức độ hài lòng của họ.

Có thể nói, các chính sách phúc lợi hiện nay chính là điểm thu hút và được quan tâm nhất mà doanh nghiệp có thể đưa ra với các ứng viên.

Nếu có thể thể hiện được sự chăm lo nhân viên thì đó là thành công của doanh nghiệp.

Hiện tại, 70% công ty tin rằng chiến lược của họ đủ để tốt để thu hút và giữ chân nhân viên một cách hiệu quả, tuy nhiên chỉ 11% trong số đó làm được điều này.

Trong tương lai, sự đa dạng tại nơi làm việc sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân nhân tài có giá trị của công ty.

   3. Tính bền vững không chỉ là một từ thông dụng - Cả người tiêu dùng và doanh nghiệp đều hướng đến

Theo Deloitte, đã có sự gia tăng mạnh về số lượng khách hàng áp dụng lối sống bền vững hơn trong năm qua.

Mọi người đã nói về tính bền vững trong nhiều năm, nhưng giờ đây nó có thể tạo ra sự khác biệt thực sự đối với lựa chọn của người tiêu dùng.

Một doanh nghiệp có thể tìm cách giảm thiểu chất thải, sử dụng bao bì bền vững hoặc cam kết thực hành công việc có đạo đức, điều đó có thể giúp doanh nghiệp này thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Việc trở thành doanh nghiệp xanh giúp cho bản thân doanh nghiệp có môi trường làm việc trong lành, giảm thiểu tối đa được những hệ lụy với môi trường sống, với xã hội, góp phần tạo thương hiệu và sự ủng hộ của người tiêu dùng.

Một số thực hành bền vững bao gồm một loạt các lựa chọn thịt thay thế (sản phẩm làm từ thực vật), vật liệu tái chế để đóng gói và vận chuyển và vật liệu tái chế cho quần áo.

Người tiêu dùng trên toàn Thế Giới ngày càng nhận thức và cân nhắc nhiều hơn về tác động của việc mua hàng của họ đối với môi trường.

Thương hiệu được nhắc tới nhiều trong những năm gần đây về tính bền vững trong kinh doanh là HEINEKEN.

Những nỗ lực mà Heineken thực hiện có thể kể đến như sử dụng năng lượng tái tạo tại 5/6 nhà máy, cắt giảm khí thải CO2 trên toàn bộ mạng lưới của mình.

Đặc biệt, hiện nay HEINEKEN gần như không còn thực hiện việc chôn lấp chất thải và phế phẩm bởi 99% trong số này được tái chế.

Một chai thủy tinh có thể được tái sử dụng tới 20 lần và một két bia có thể tái sử dụng trong 5-10 năm, sau đó sẽ được cán vụn và bán lại cho các công ty cung cấp thủy tinh và nhựa.

Đến năm 2025, HEINEKEN Việt Nam đã đặt ra những mục tiêu phát triển bền vững đầy tham vọng, bao gồm: Không chất thải chôn lấp, 100% nước được bù hoàn và sử dụng 100% năng lượng tái tạo.

null
HEINEKEN là một trong những thương hiệu ứng dụng tính bền vững trong sản xuất kinh doanh.

Vì lẽ đó, bộ tiêu chuẩn ESG được các doanh nghiệp ưu tiên và trở thành chiến lược hiện nay.

E - Evironmental: Nhóm tiêu chuẩn liên quan đến các vấn đề về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, như: tác động từ biến đổi khí hậu và phát thải carbon, quản lý nước và chất thải gây ô nhiễm, khai thác tài nguyên từ rừng,…

S - Social: Nhóm tiêu chuẩn liên quan đến xã hội, từ các vấn đề cơ bản như sự hài lòng của khách hàng đến những vấn đề h tổng thể như sự đa dạng, công bằng và hòa nhập, bảo mật dữ liệu, quan hệ cộng đồng,…

G - Governance: Nhóm tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động của tổ chức như vấn đề liên quan đến quản trị công ty, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,…

Năm 2023, nhiều thương hiệu được mong đợi sẽ phát triển tính bền vững với khía cạnh “xanh hơn” cho sản phẩm.

Ví dụ:

  • Bán các sản phẩm được làm bằng vật liệu bền vững hơn.
  • Đầu tư vào vật liệu đóng gói thân thiện với môi trường hơn.
  • Cho phép người dùng chọn các tùy chọn vận chuyển bền vững hơn.
  • Giúp mọi người dễ dàng tái chế các mặt hàng hoặc mua sắm các mặt hàng second-hand.

   4. Lạm phát và bất ổn kinh tế - Được dự đoán sẽ còn tiếp tục kéo dài

Bất chấp hành động tích cực từ Cục Dự trữ Liên bang, lạm phát vẫn tiếp tục tăng.

Điều này đặt ra những thách thức đáng kể cho các doanh nghiệp nhỏ.

Không dễ để tăng giá vì chúng ta có nguy cơ mất khách hàng trung thành trong quá trình này.

Nhưng đồng thời, chấp nhận chi phí cao hơn có thể khiến doanh nghiệp của bạn gặp nguy hiểm.

Triển vọng kinh tế Thế Giới có vẻ vẫn chưa khả quan trong năm 2023.

Các chuyên gia cho rằng, lạm phát tiếp tục, tăng trưởng vẫn chưa được như kỳ vọng.

Nhiều ngành công nghiệp vẫn đang phải đối mặt với khó khăn, bởi chuỗi cung ứng gặp trục trặc do hệ quả của đại dịch COVID-19 và tệ hơn là do cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Gần đây, nhiều nước dựa vào chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, nhưng chính sách Zero-COVID của nước này kéo dài khiến nhiều quốc gia tiếp tục gặp khó khăn.

Để vượt qua những thách thức này và tồn tại, các công ty phải cải thiện khả năng phục hồi bằng mọi cách có thể.

Điều này có nghĩa, giá hàng hóa vẫn còn biến động, nên các doanh nghiệp cần có các biện pháp bảo vệ chuỗi cung ứng để sản xuất ổn định..

null
Bất ổn kinh tế đã trở thành rào cản cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhận định về áp lực lạm phát những tháng cuối năm và năm 2023, Tiến Sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, cho rằng.

“Lạm phát của Việt Nam vẫn chưa đạt đỉnh vì Việt Nam có độ trễ so với thế giới, do đó trong các tháng cuối năm lạm phát sẽ còn tăng và sang năm 2023 lạm phát sẽ còn cao hơn năm nay”.

Tại châu u, lạm phát có thể sẽ còn tăng, đặc biệt là do cuộc khủng hoảng năng lượng và khí đốt.

Với Mỹ, giá cả năng lượng và lương thực thực phẩm đã bắt đầu giảm nhưng lạm phát lõi tăng do một số chi phí khác tăng như giá nhà, giá nguyên vật liệu, chi phí giao thông,…

   5. Tạo ra các đoạn video - Tất cả thông tin được gói gọn trong một đoạn clip ngắn

Mạng xã hội có thể thay đổi nhanh như cách Elon Musk đối với Twitter và việc theo kịp các xu hướng mới nhất có thể khiến người dùng cảm thấy choáng ngợp.

Dù doanh nghiệp sử dụng hình thức truyền thông xã hội nào, nội dung video đang trở nên được ưa chuộng hơn so với văn bản.

Theo Insider Intelligence, Instagram tiếp tục trở nên phổ biến và hơn 60% Gen Z sử dụng TikTok mỗi tháng một lần.

Mọi người dành nhiều thời gian hơn cho các trang có video.

Video có thể cô đọng nhiều thông tin vào một video ngắn, biến chúng thành một cách tuyệt vời để kể một câu chuyện và xây dựng thương hiệu của một doanh nghiệp.

Các video dạng ngắn hay được sản xuất theo hướng dọc dần được chú trọng và đẩy mạnh hơn bao giờ hết.

Theo như báo cáo lợi tức của Meta, Reels hiện chiếm hơn 20% thời gian người dùng dành cho Instagram.

Và theo thống kê từ Thunderclap, tỷ lệ tương tác của Reels so với nội dung video thông thường cao hơn 22%.

Các video trên Instagram trở thành xu hướng và nhận được lượng tương tác cao gấp đôi so với các bài đăng trên ảnh, có tới 82% nội dung trực tuyến sẽ bao gồm video trong năm nay.

Một phân tích của HubSpot cho thấy video trên Instagram không nên dài hơn 30 giây, video trên Twitter nên giới hạn trong 45 giây và video trên Facebook chỉ nên dừng ở 1 phút.

Trên thực tế, 56% tổng số video quảng cáo trong năm 2021 có độ dài dưới 2 phút.

Theo báo cáo ghi nhận của Facebook thì quảng cáo 6 giây có Impressions (số lượt hiển thị) nhiều hơn 11% so với những quảng cáo khác,

ROAS (doanh thu dựa trên chi phí quảng cáo) tăng 12%, video completion rate (tỷ lệ hoàn thành video) cao hơn so với những quảng cáo khác là 271%.

Sự ra đời của TikTok, YouTube Shorts, Instagram Reels cho thấy khoảng thời gian của mọi người dành cho các đoạn video ngày càng nhiều.

Việc ưa chuộng thông tin dưới dạng video ngắn, hình ảnh thông minh (infographic) đã minh chứng cho một xu hướng sắp tới mà các thương hiệu không nên bỏ lỡ.

null
Sử dụng video trong kinh doanh đã trở thành xu hướng mới.

Hãy suy nghĩ về những kênh mà cơ sở khách hàng của chúng ta có nhiều khả năng sử dụng nhất và ưu tiên hoạt động trên những kênh đó.

Kết luận

Năm 2023 có thể mang đến nhiều thách thức kinh tế hơn cho các doanh nghiệp, chúng ta sẽ cần phải nhanh nhẹn và có khả năng thích ứng nếu muốn tồn tại.

Giao tiếp càng nhiều càng tốt với nhân viên và khách hàng của mình để giúp duy trì những mối quan hệ tốt đẹp trong những thời điểm khó khăn.