Lĩnh vực năng lượng tái tạo đang giúp nhiều doanh nghiệp hưởng lợi thế lớn để duy trì hoạt động kinh doanh, ổn định doanh thu và có lợi nhuận trong thời gian khó khăn vì dịch bệnh. 

Một số ông lớn đã "dấn thân" vào ngành năng lượng tái tạo để gặt hái những quả ngọt như là:

Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai, Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô, Công ty cổ phần LICOGI 16, Công ty cổ phần Bamboo Capital, Bitexco Group cùng nhiều các doanh nghiệp khác.

Các doanh nghiệp trên đều có mức doanh thu khá ổn định từ năng lượng tái tạo.

1. Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai.

Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai là một công ty liên doanh Kiến trúc tỉnh An Giang được thành lập năm 1997.

Hoạt động chủ yếu của Sao Mai là thi công xây lắp công trình tại các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ và sau phát triển lên Tây Nguyên. Ngoài ra, lĩnh vực thủy sản cũng là điểm mạnh đối với Sao Mai.

Tuy nhiên bởi vì chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid, Sao Mai đã mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai là một trong những doanh nghiệp đầu tư lớn vào điện mặt trời hiệu quả.

Đến giữa năm 2017, nhà máy điện mặt trời mái nhà với công suất 1,07 MWp của doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động.

Trong 2 năm 2019 và 2020, tập đoàn này tiếp tục đầu tư xây dựng nhà máy điện mặt trời tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang với công suất 210 MWp trên diện tích 300 ha (gọi tắt là Sao Mai Solar PV1).

Nhà máy điện mặt trời Sao Mai solar PV1. Nhà máy điện mặt trời Sao Mai solar PV1.

Trong đó, giai đọan I, công suất 104 Mwp, đã đóng điện thành công. Cùng thời gian này, Nhà máy điện mặt trời tại tỉnh Long An (Sao Mai Solar PV2) - công suất 50 MWp đã phát điện thương mại với EVN.

Với cách vận hành logic và nhịp nhàng nên nguồn thu từ việc bán điện cho EVN của tập đoàn tăng trưởng đều đặn và hiệu quả cao, ngay cả khi bị tác động bởi Covid-19.

Chiến lược của Sao Mai sẽ tập trung phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo. 

Hiện nay, tập đoàn này đã có những bước nghiên cứu, khảo sát, tiến hành các thủ tục cần thiết để triển khai hai dự án điện mặt trời lớn tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, trên diện tích 754 ha, công suất 875 MWp và dự án tại huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk, trên diện tích 352 ha, công suất 450 MWp kết hợp trồng cây dược liệu.

Sự bén duyên với điện mặt trời, Sao Mai cầm chắc có thêm 1.000 tỷ doanh thu, củng cố cho mục tiêu tăng trưởng bền vững. 

2. Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô.

Xuất thân là công ty xây dựng Hà Đô, khi mới thành lập công ty trực thuộc Viện Kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng. Và cho đến năm 2010, công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô. 

Tập đoàn Hà Đô hoạt động trên 4 lĩnh vực chủ chốt: xây dựng, thương mại dịch vụ, bất động sản và phát triển năng lượng.

Năm 2020 có thể nói là một năm khá khởi sắc với tập đoàn Hà Đô khi là chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản như: khu phức hợp HaDo Centrosa Garden (6,85 ha); HaDo Garden Homes với tổng diện tích 7.160,2m2; chung cư HaDo Green Lane.

Khu đô thị HaDo Centrosa Garden của tập đoàn Hà Đô. Khu đô thị HaDo Centrosa Garden của tập đoàn Hà Đô.

Và 2 năm trở lại đây, tập đoàn Hà Đô chuyển hướng đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. 

Ban đầu, Hà Đô chỉ đầu tư vào các thủy điện nhỏ rồi sau mới mở dần danh mục đầu tư sang các dự án điện gió và điện mặt trời.

Nhiều dự án lớn được triển khai như thủy điện Đăk Mi, Thủy điện Sông Tranh, Nhà máy điện gió 7A Thuận Nam,...

Thủy điện Đăk Mi do tập đoàn Hà Đô đầu tư. Thủy điện Đăk Mi do tập đoàn Hà Đô đầu tư.

Từ năm 2020 đến nay, Hà Đô liên tục huy động vốn và bơm vốn vào các nhà máy điện.

Ví dụ như vào tháng 3/2020, Hà Đô công bố tăng vốn cho Công ty TNHH MTV Điện gió Hà Đô Thuận Nam từ 10 tỷ đồng lên 455 tỷ đồng để đầu tư dự án điện gió 7A Thuận Nam.

Công ty cho biết, quý II/2021, lĩnh vực năng lượng tiếp tục tăng trưởng, đạt doanh thu 502,6 tỷ đồng, tăng 47% nhờ vào sự hoạt động ổn định của các nhà máy điện

3. Công ty cổ phần LICOGI 16.

Công ty Cổ phần Licogi 16 là một tập đoàn lớn có tiếng trong các lĩnh vực: hạ tầng giao thông, bất động sản, tiện ích – ngành nước, năng lượng tái tạo, xây dựng dân dụng và công nghiệp. 

LICOGI 16 đã tiến hành nhiều dự án thi công nổi bật như Đường đua F1 - Việt Nam, đường chính khu Bắc khu liên hợp gang thép Formosa Hà Tĩnh, hai cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và Bắc Giang - Lạng Sơn, trải nhựa đường băng sân bay Nội Bài,...

Đường đua F1 - dự án nổi bật của LICOGI 16. Đường đua F1 - dự án nổi bật của LICOGI 16.

Sáng ngày 03/04/2021, tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên, ông Bùi Dương Hùng – Chủ tịch HĐQT cho biết doanh nghiệp tự tin hoạch định tham gia sâu vào mảng năng lượng tái tạo và đã thành lập ban nghiên cứu dự án năng lượng tái tạo khả thi.

Thực tế, năm 2020, LICOGI 16 đã hoàn thành 2 dự án điện mặt trời là nhà máy Chư Ngọc - Giai Lai giai đoạn I với công suất 15 MWp và dự án Nhơn Hải - Ninh Thuận.

Nhà máy điện mặt trời Chư Ngọc – EVN Licogi 16. Nhà máy điện mặt trời Chư Ngọc – EVN Licogi 16.

Hiện nay, doanh nghiệp đang phát triển 4 dự án điện gió gồm dự án Thăng Hưng tại Gia Lai công suất 100 MWp, 2 dự án tại Quảng Trị công suất 96 MWp và dự án tại Gia Lai công suất 100 MWp.

Và doanh thu của LICOGI 16 có được từ năng lượng tái tạo, chỉ tính riêng quý IV/2020, đạt con số hơn 1.200 tỷ đồng.

Thời gian tới, với xu hướng tất yếu và tăng trưởng mạnh của năng lượng tái tạo, LCG đặt kế hoạch doanh thu tăng trưởng 7-8%/năm, đạt mức 5.000 tỷ đồng vào năm 2025. 

4. Công ty cổ phần Bamboo Capital.

Được thành lập vào năm 2011, Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được đánh giá là một trong những công ty đầu tư đa ngành hàng đầu tại Việt Nam.

BCG hiện đang hoạt động trên 4 lĩnh vực chính là năng lượng tái tạo, sản xuất và nông nghiệp, xây dựng và thương mại.

Trong chu kì hoạt động kinh doanh 2021-2022, Bamboo Capital đã có nhiều dự án nổi bật như chuỗi thương hiệu King Crown - dòng sản phẩm căn hộ cao cấp, Amor Riverside Villa Bình Chánh, Malibu Hội An và Casa Marina Premium.

Khu nghỉ dưỡng cao cấp Malibu Hội An. Khu nghỉ dưỡng cao cấp Malibu Hội An.

Ngoài ra, lĩnh vực năng lượng cũng là nguồn thu chính của BCG, theo báo cáo từ Bamboo Capital.

Các dự án năng lượng mặt trời đã đi vào hoạt động từ năm 2019 và đầu năm 2021 được dự báo sẽ đóng góp khoảng 20 - 30% vào doanh thu và lợi nhuận trước khấu hao, lãi vay và thuế của BCG trong giai đoạn 2021 - 2022.

Một số công trình, dự án năng lượng tái tạo của Bamboo Capital phải được nhắc đến như cánh đồng năng lượng mặt trời BCG - CME Long An 1&2, Phù Mỹ, BCG Vĩnh Long, Sunflower - năng lượng mặt trời nổi và cánh đồng năng lượng mặt trời, REDSUN, 4 dự án CNT và Gia Lai.

Cánh đồng năng lượng mặt trời BCG - CME Long An 1. Cánh đồng năng lượng mặt trời BCG - CME Long An 1.

5. Bitexco Group.

Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco (Bitexco Group) khởi nghiệp là một công ty dệt nhỏ ở tỉnh Thái Bình, thuộc miền Bắc Việt Nam năm 1985 và sau 25 năm họat động, hiện nay Bitexco là tập đoàn kinh tế đa ngành nghề hàng đầu tại Việt Nam.

Bitexco hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ đầu tư và kinh doanh bất động sản; đầu tư và xây dựng thủy điện, hạ tầng giao thông; đầu tư khai thác khoáng sản đến sản xuất nước khoáng,...

Bitexco đã định hình tên tuổi cũng như khẳng định hướng phát triển bền vững song hành cùng đất nước và hội nhập quốc tế thông qua những dự án xây dựng hiện đại, nổi bật.

Đó là những dự án như The Manor, The Garden, tòa nhà Bitexco Office Building, Bitexco Financial Tower, khách sạn 5 sao sang trọng J.W.Marriott, Tháp Bến Thành,...

Bitexco Financial Tower, Hồ Chí Minh. Bitexco Financial Tower, Hồ Chí Minh.

Dù hoạt động đa lĩnh vực nhưng Bitexco Group vẫn muốn thử sức trong lĩnh vực năng lượng tái tạo khi đề xuất 2 dự án điện gió tỉnh Bình Thuận.

Bitexco Power hiện đang đề xuất 2 dự án điện mặt trời trong Hồ Cà Giây tỉnh này, với tổng mức đầu tư khoảng 5.700 tỷ đồng.

Ngoài đề xuất 2 nhà máy điện mặt trời nằm trong lòng Hồ Cà Giây, nay Bitexco Power còn đề ra khảo sát, lập hồ sơ đầu tư cho 2 dự án nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.3 và điện gió Tiến Thành 2.

Nhà máy điện mặt trời hạ du Hồ Cà Giây. Nhà máy điện mặt trời hạ du Hồ Cà Giây.

Thế mạnh về thủy điện cùng với động thái gần đây liên tục đề xuất thêm 4 dự án năng lượng tái tạo (2 dự án nhà máy điện mặt trời, 2 dự án nhà máy điện gió) tại tỉnh Bình Thuận đã cho thấy tham vọng của Bitexco trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Có thể thấy, năng lượng tái tạo là một lĩnh vực đầy sức hút với các ông lớn, kể cả trong tình thế khó khăn vì dịch bệnh Covid-19.

Các doanh nghiệp quy mô lớn hầu hết luôn trong tâm thế sẵn sàng đầu tư vào năng lượng tái tạo ngay khi có cơ hội. 

Tổng hợp