Ngày xưa, rác thải chính là thứ không ai cần nên bị thải loại ra ngoài môi trường.

Ngày nay, điều đó không còn đúng nữa, với không ít nhà khởi nghiệp, rác thải chính là vàng.

Nhiều nhà khởi nghiệp không chỉ nói “không” với những sản phẩm, dịch vụ tạo ra nhiều rác thải khó thể tái chế.

Mà họ còn “chơi trội” hơn - tạo ra sản phẩm, dịch vụ từ rác thải.

Những ý tưởng kinh doanh thân thiện với môi trường trên thế giới

Herbert Black với ý tưởng chế tạo kim loại cũ

Herbert Black hiện là Chủ tịch & Giám đốc điều hành của American Iron & Metal Company Inc.

Hiện nay, ông đang sở hữu khối tài sản lên đến vài trăm triệu USD.

null
Herbert Black còn là một doanh nhân người Canada, nhà sưu tầm nghệ thuật và nhà từ thiện.

Được mệnh danh là “Vua phế liệu” của Canada, Herbert Black đã kiếm được hàng trăm triệu USD nhờ xử lý và tái chế các mảnh kim loại cũ.

Năm 1970, Herbert cùng anh trai thừa kế Công ty American Iron & Metal (AIM) và biến nó thành một tập đoàn đa quốc gia trị giá hàng tỷ USD.

null
Tái chế đồ dùng cũ làm bằng kim loại.

Zhang Yin với ý tưởng tái chế giấy

Bà Zhang là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên tại Trung Quốc bắt đầu từ ý tưởng kinh doanh đơn giản.

Bà đang nắm giữ trong tay một khối tài sản lên đến 1,89 tỷ USD.

Zhang Yin đã thành lập Ying Gang Shen, một công ty tái chế giấy vào năm 1985, từ toàn bộ số tiền tiết kiệm 3.800 USD của mình.

Nữ tỷ phú tiết lộ, bí quyết thành công của bà là nhìn xa trông rộng: "Dự báo được thị trường trước các đối thủ cạnh tranh là bí quyết giúp chúng tôi trở thành người dẫn đầu".

null
Tái chế giấy hiện nay được ưa chuộng trong cả sinh hoạt ngày thường và kinh doanh.

Những ý tưởng kinh doanh thân thiện với môi trường ở Việt Nam

Ý tưởng kinh doanh thân thiện với môi trường không chỉ phổ biến ở nước ngoài mà tại Việt Nam, những ý tưởng đó đang được ưa chuộng và ngày càng được sáng tạo theo nhiều cách khác nhau như chế tạo các sản phẩm vật liệu xây dựng từ cây dừa, chất tẩy rửa từ vỏ trái cây…

1. Ứng dụng của “phế phẩm” nông nghiệp từ cây dừa thành các sản phẩm vật liệu xây dựng

Sản phẩm ván gỗ ép từ xơ dừa được đánh giá có chất lượng cao hơn hẳn vật liệu thông thường như chống cháy, chống thấm nước, có tên gọi là Renewable wood khi được thương mại.

Chẳng hạn như công trình sáng chế vật liệu dạng tấm từ vỏ dừa của Trần Thị Kim Oanh.

Sản phẩm vật liệu dạng tấm từ dừa của chị Oanh có điểm đặc biệt là kết hợp được các đặc tính ưu việt từ toàn bộ thành phần của vỏ dừa.

null
Ý tưởng sản phẩm dạng tấm từ vỏ dừa đã được sáng chế thành thảm.

Sáng chế thứ 2 cũng được tận dụng từ “cây dừa” đó là sản phẩm vật liệu xây dựng bê tông nhẹ cốt liệu gáo dừa của tác giả Nguyễn Tấn Khoa.

null
Khối bê tông nhẹ được chế tạo từ xơ dừa.

Sản phẩm có khả năng chống thấm, cách nhiệt, cách âm tốt, chịu ăn mòn trong môi trường nước ngọt, mặn, lợ, có trọng lượng nhẹ và đặc biệt tiết kiệm được 20% chi phí xây dựng.

2. Biến rác thải thành chất tẩy rửa

2.1. Chất tẩy rửa từ rác thải hữu cơ

Chị Trịnh Thị Hồng, Giám đốc Công ty CP Công nghệ Sinh học Minh Hồng lấy cảm hứng về ý tưởng khởi nghiệp khi thấy bãi rác ở một khu dân cư ở Đà Nẵng tới 4 ngày chưa được dọn.

Từ thực trạng trên, chị đã cho ra đời sản phẩm tẩy rửa được sản xuất từ thiên nhiên, sử dụng 100% rau, củ, quả, lá cây, dược liệu…

null
Chất tẩy rửa được chế tạo hoàn toàn từ vật liệu thiên nhiên.

Bằng công nghệ sinh học tiên tiến nhất, Công ty đã sản xuất thành công các mặt hàng tiêu dùng không hóa chất tạo được tiếng vang tại Việt Nam cũng như quốc tế.

Các sản phẩm đó là nước rửa giặt organic Minh Hồng, nước lau sàn Minh Hồng…

Chỉ một năm sau khi có sản phẩm tiêu thụ, sản phẩm của Công ty góp phần xử lý 60% rác thải hữu cơ thực vật tại cộng đồng.

2.2. Chất tẩy rửa bằng men sinh học từ vỏ trái cây

Anh Đỗ Xuân Tiến, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Công nghệ Sinh học FUWA BIOTECH cho rằng ngày nay xã hội có quá nhiều thứ dư thừa bị đổ bỏ một cách không thương tiếc vì người ta không biết làm gì với nó.

Từ cái nhìn thực tế và mong muốn theo đuổi ý tưởng khởi nghiệp, anh đã cho ra thị trường các sản phẩm tẩy rửa phục vụ gia đình.

Các chế phẩm nước tẩy rửa tự nhiên của Fuwa được sản xuất bằng cách lên men sinh học Enzyme.

null
Quá trình lên men Enzyme.

Nguyên liệu đầu vào của Fuwa chính là vỏ quả dứa và các phụ phẩm nông nghiệp khác, tận dụng rác hữu cơ của các nhà máy chế biến hoa quả nên không gây lãng phí nguồn rác thải.

Vì vậy Fuwa đã xây dựng nhà máy tại Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa nơi có vùng nguyên liệu dứa lớn nhất, nhì miền Bắc.

null
Chất tẩy rửa từ vỏ trái cây thân thiện với môi trường.

Ngoài tập trung vào kinh doanh online và tại các chuỗi cửa hàng hữu cơ, cửa hàng thực phẩm sạch…, Fuwa có gần 500 nhà phân phối và đại lý trên toàn quốc.

FUWA có đến 30 điểm refill trên toàn quốc với mong muốn nâng cao nhận thức người dùng về việc giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường.

Lời kết:

Ý tưởng khởi nghiệp từ “rác” theo đuổi mô hình kinh tế bền vững đã tạo tác động tích cực cho môi trường và xã hội.

Mô hình kinh doanh này vừa thiết thực vừa mang ý nghĩa nhân văn nên dự đoán rằng, trong tương lai sẽ được ưa chuộng và có càng nhiều đổi mới sáng tạo hơn nữa.