Một nghiên cứu về hành vi tiêu dùng trong thương mại điện tử được McKinsey công bố cuối năm 2020 đã chỉ ra rằng: một số thay đổi trong hành vi của khách hàng được dự đoán sẽ dần diễn ra trong vòng 10 năm tới.
Tuy nhiên với sự thúc đẩy của đại dịch, các thay đổi này đã được hoàn thiện chỉ trong vòng 8 tuần.
Điều này đã đẩy nhanh tiến độ thương mại trên nền tảng số và đưa Omnichannel (tiếp thị bán hàng đa kênh) trở thành chiến lược quan trọng đối với các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trong năm 2021 vẫn giữ mức tăng trưởng khoảng 3-4% so với năm 2020.
Dù vậy, theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành tiếp thị, phần lớn các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại những bước đi sơ khai: tranh thủ mở bán sản phẩm của mình trên các kênh/sàn thương mại điện tử hay triển khai gấp rút e-commerce.
Nhu cầu của thị trường về một giải pháp bài bản trong chuyển đổi số là động lực để The Purpose Group, Antsomi và SmartOSC cùng bắt tay nhau tổ chức sự kiện thường niên Omnichannel Playbook bắt đầu từ năm 2019.
Sự kiện đưa ra nhằm chia sẻ những giải pháp cho doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều có thể áp dụng để phát triển hậu COVID-19.
Chủ đề được lựa chọn trong năm thứ 3 của sự kiện là Unifying brand án customer experience - đề cao tính khả thi trong giải pháp, giúp các doanh nghiệp ứng dụng thương mại xuyên kênh hợp nhất.
Hội thảo có sự tham gia của những diễn giả kỳ cựu trong lĩnh vực này như chị Nguyễn Thanh Giang - Founder & CEO của The Purpose Group, Anh Nguyễn Thái Sơn - CEO & Partner của SmartOSC, Anh Đinh Lê Đạt - Co-founder & CEO của ANTSOMI.
Khách hàng ở đâu, doanh nghiệp phải sẵn sàng ở đó
Theo ông Nicholas Kontopoulos, Head of Growth Marketing APAC của Adobe, đại dịch khiến hành vi mua sắm của khách hàng có những thay đổi lớn: buộc phải sử dụng các nền tảng số cho mọi nhu cầu của cuộc sống (mua sắm, ăn uống, làm việc, học tập…).
Họ cũng trở nên khó dự đoán hơn và dễ rời bỏ một thương hiệu hơn (ít trung thành hơn) nếu gặp bất cứ khó khăn nào trong quá trình mua hàng.
Sự thay đổi này đòi hỏi các doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi để không làm mất khách hàng trung thành, đồng thời hoặc hỗ trợ không hiệu quả.
Họ muốn cảm thấy rằng một doanh nghiệp coi trọng thời gian của họ.
Ưu điểm chính của Omnichannel chính là việc khách hàng ít phải chờ đợi trong các lần tương tác với thương hiệu, đồng thời cho họ cảm giác thuận tiện hơn.
Mỗi khách hàng lại có kênh truyền thông ưu thích riêng: có người thích dùng mạng xã hội, có người ưu gọi điện thoại,...
Kỳ vọng của một khách hàng chuyên sử dụng điện thoại di động để mua sắm khác với một khách hàng mua sắm qua tablet hoặc máy tính để bàn.
“Vì thế, tối ưu hoá bán hàng đa kênh Omnichannel làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái trên các kênh ưa thích của họ - Khách hàng ở đâu, doanh nghiệp phải sẵn sàng ở đó." - Anh Nguyễn Thái Sơn chia sẻ.
Chìa khoá nằm ở Dữ liệu, Công nghệ và Con người
Theo ông Đinh Lê Đạt, Chủ tịch và Nhà đồng sáng lập Antsomi, để tạo ra một trải nghiệm khách hàng tốt trên Omnichannel, 3 yếu tố mà thương hiệu cần quan tâm nhất chính là Dữ liệu, Công nghệ và Con người.
Dữ liệu giúp doanh nghiệp hiểu insights của khách hàng, hiểu những trở ngại trên con đường mua sắm là gì và đẩy mạnh những yếu tố khiến người dùng yêu thích thương hiệu.
Dữ liệu có được lưu trữ, phân loại và phân tích một cách đúng đắn không, có mang lại giá trị về lâu dài (data và insights người dùng để dự báo nhu cầu, tạo các chương trình thưởng, ưu đãi cho khách hàng thân quen,...) không?
Công nghệ giúp phân loại và hiểu dữ liệu để làm tiền đề cho những chiến lược khác.
Một nền tảng kỹ thuật số cần tiện lợi cho cả nhân viên lẫn khách hàng, trao quyền để họ liên tục thử nghiệm và cải tiến trải nghiệm.
Con người - những người đứng đầu doanh nghiệp cần tạo ra một văn hoá về trải nghiệm khách hàng, đồng thời thống nhất ngôn ngữ (lexical) để các bộ phận phải hiểu cùng một nghĩa khi nói đến bất cứ khái niệm liên quan đến công nghệ nào.
Anh Thái sơn cho biết “Thách thức lớn nhất nằm ở dữ liệu bị phân mảnh hoặc phụ thuộc vào bên thứ ba, hoặc họ đang quá tải thông tin nhưng không “dịch” được các thông tin này thành cơ sở của chiến lược kinh doanh.”
Trong khi đó, với các khách hàng của tương lai, thông điệp cần được cá nhân hoá để chuyển đổi.
Doanh nghiệp phải nói chuyện với khách hàng bằng ngôn ngữ, tone giọng và chủ đề mà họ muốn nghe.
Đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp
Mặc dù Omnichannel là chiến lược tất yếu trong tương lai, mỗi doanh nghiệp lại có một mức độ sẵn sàng khác nhau khi bắt đầu hành trình này.
Ông Đinh Lê Đạt nhận định “Tại Việt Nam, các lĩnh vực đã và sẽ triển khai Omnichannel nhanh nhất là Bán lẻ, Thời trang - Mỹ phẩm & Mẹ - bé, Ngân hàng Số, Fintech, F&B, Giáo dục.”
Một số thương hiệu sử dụng Omnichannel mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng có thể kể đến như Grab, The Coffee House, Shopee, PNJ hay Kids Plaza.
Tại SmartOSC, việc đầu tiên khi nhận đề bài chuyển đổi số từ khách hàng là đánh giá 3 yếu tố cốt lõi: Dữ liệu, Công nghệ và Con người.
Từ đó xác định được mức độ sẵn sàng và đưa ra giải pháp đối với từng thương hiệu nhằm tạo ra trải nghiệm liền mạch, trong đó chú trọng những giải pháp khả thi và dễ dàng triển khai:
Sử dụng nền tảng công nghệ thích hợp để kiểm soát kinh doanh tốt hơn: Kiểm soát tốt hình ảnh thương hiệu và thông tin sản phẩm.
Kênh thương mại điện tử giúp hợp nhất các kênh bán hàng và tiếp thị về mặt quản trị, cung cấp từng dịch vụ, sản phẩm tuỳ chỉnh theo từng tệp khách hàng và tuỳ thời điểm.
Xây dựng trải nghiệm khách hàng liền mạch Omnichannel nhờ việc ứng dụng CDP cho góc nhìn 360 độ về khách hàng:
Thu thập được các dữ liệu về khách hàng và thực hiện phân tích hành vi, nhu cầu của họ có thể lên kế hoạch sản xuất, kinh doanh và bán hàng hiệu quả và tối ưu hơn.
Cá nhân hoá nội dung trên website phù hợp với từng đối tượng khách hàng: Triển khai hệ thống POS giúp bộ phận marketing khai thác dữ liệu để triển khai hoạt động tiếp thị.
Các giải pháp từ BE.UP2022
Để thực hiện Omnichannel có hiệu quả, hội thảo Omnichannel Playbook 2021 đã đưa ra bộ công cụ BE.UP2022, gôm 4 nhóm công việc cần làm để thực hiện Omnichannel.
1. B - Branding Dynamic built on Customer Journey:
Hiểu được hành trình khách hàng (customer journey) và thương hiệu sẽ được thiết kế thế nào trên suốt hành trình đó để tương tác với khách hàng một cách hiệu quả và thuận lợi.
2. E - Extensive Digital Commerce
Tuỳ thuộc vào tập khách hàng, ngành hàng, đặc điểm kinh doanh, nhãn hàng sẽ thiết lập hệ thống thương mại hiệu quả trên nền tảng số, có thể kênh thương mại của chính mình hoặc thương mại điện tử (ecommerce) hay thương mại trên mạng xã hội (social commerce).
Cho dù lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp, các kênh cũng phải phục vụ hiệu quả mục đích tìm kiếm, mua hàng, thanh toán, giao nhận, chăm sóc khách hàng, phải tích hợp được với nhau một cách thông suốt tại các điểm chạm mua hàng của khách.
3. U - Unify a single view of customer
Khả năng thống nhất các nguồn dữ liệu của khách hàng là một năng lực tối quan trọng để ghi nhận, theo dõi hành vi thực tế của khách hàng, thoả mãn thực sự được nhu cầu của họ, tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt và tăng trưởng tốt nhất.
Nếu thiếu năng lực này, dữ liệu khách hàng hoặc không có, hoặc nằm tản mạn ở nhiều nơi, không được xử lý, phân tích, và sử dụng nằm phục vụ các nhu cầu kinh doanh.
4. P - Performance marketing cross funnels
Bạn nằm được dữ liệu của khách hàng không có nghĩa là họ trở thành khách hàng trung thành của nhãn hàng.
Một khách hàng có thể là khách hàng của rất nhiều nhãn hàng và kênh tương tự.
Vậy để tăng trưởng, nhãn hàng phải thường xuyên làm mới tạo hấp dẫn cho các nhóm người mua, tăng trưởng người mua mới tiềm năng nhất, chuyển đổi, tăng trưởng và giữ chân người mua cũ.
Tất cả hoạt động này sẽ được thiết kế và thực hiện hiệu quả với công cụ performance marketing, dựa trên nền tảng phân tích dữ liệu.
Tổng hợp, nguồn: Vietcetera, Brands Vietnam