Theo tổ chức WRAP, khoảng 921.000 tấn dệt may bao gồm giày dép, túi xách và thắt lưng nằm trong rác thải sinh hoạt của hộ gia đình được đưa đi chôn lấp và đốt mỗi năm.
Xu hướng “mặc một lần” trong thời trang là không bao giờ lặp lại một bộ trang phục mà mọi người đã thấy.
Ngành công nghiệp này mang đến cho người dùng những bộ trang phục xu hướng mới nhất mà chỉ trả một mức giá thấp hơn rất nhiều so với thời trang cao cấp.
Dĩ nhiên, giá thấp cũng đi kèm chất lượng tương xứng.
Thời trang mặc một lần đã phát triển trong thời đại truyền thông xã hội khi mọi người không muốn đăng hai lần trong cùng một bộ trang phục
Mong muốn được thể hiện, lo sợ những ánh mắt phán xét đã thúc đẩy người tiêu dùng liên tục mua những quần áo mới.
Tuy nhiên, những bộ trang phục dùng một lần sẽ bị bỏ lại tại các bãi rác, dần dần đã trở thành "bãi rác quần áo" giống như sa mạc Atacama.
Mỗi năm có khoảng 39.000 tấn quần áo bị thải bỏ được tập kết ở sa mạc này.
Để dễ hình dung, nó gần tương đương với khối lượng của 27.000 chiếc xe hạng trung, nhưng là dưới dạng vải vóc.
Thực trạng của ngành thời trang dùng một lần
Trước đây, trong thời trang được chia thành hai mùa một năm, gồm bộ sưu tập thời trang Thu - Đông và bộ sưu tập Xuân - Hè.
Thế nhưng với tốc độ tăng chóng mặt nhằm theo kịp xu hướng muốn thể hiện của con người trong thời trang, trung bình mỗi tuần một “mùa”, tương đương gần 52 “mùa” một năm.
Bao gồm thời trang trước mùa thu, khu nghỉ dưỡng, thời trang cổ điển,...
Nó trở nên quá nhanh đến nỗi một lần nữa chúng ta trở nên bị choáng ngợp với sự xuất hiện của hàng trăm kiểu mẫu thời trang được sản xuất mỗi ngày.
Theo Eva Cass, một nhà thiết kế thời trang giàu kinh nghiệm cho biết.
Ngành công nghiệp thời trang nhanh thích ứng với xu hướng này bằng cách sản xuất hàng loạt quần áo chất lượng kém và giá rẻ.
Cùng với đó, Cass luôn mong muốn chấm dứt tình trạng có những ánh nhìn tiêu cực nhắm vào những bộ trang phục được xuất hiện thường xuyên và lặp đi lặp lại.
Cass nhấn mạnh sự thiếu vắng các hành động từ cả các thương hiệu thời trang nhanh và xa xỉ.
Cô giải thích rằng các thương hiệu sử dụng xu hướng "mặc một lần" để sản xuất quá mức và sau đó sẽ loại bỏ lượng hàng còn sót lại của họ, thay vì quyên góp, tái chế hoặc giảm sản lượng.
“Nó siêu không bền vững và có rất nhiều dấu hiệu đỏ về môi trường,” cô nói.
Những năm 50s của thế kỷ 20, nếu muốn mua một chiếc váy được may đo sẵn, một người phụ nữ phải bỏ ra khoảng 9 USD (tương ứng với 72 USD ngày nay).
Hiện tại, để mua được một chiếc váy như vậy, chúng ta có thể bỏ ra 12 USD để sở hữu một chiếc váy hiệu Forever 21.
Zara - mô hình thời trang nhanh đầu tiên và thành công nhất cho đến tận bây giờ, chỉ mất khoảng chưa đến 6 tuần để đi từ bản vẽ cho đến một sản phẩm hoàn chỉnh.
Theo Fast Company, với số lượng nhà thiết kế lên đến 300 người, Zara có thể cho ra mắt đến 12.000 thiết kế mới mỗi năm.
Thế nhưng con số đó vẫn chưa là gì so với thế hệ tiếp theo, những thương hiệu thời trang bán lẻ trực tuyến siêu nhanh (ultra-fast fashion brands) như Missguided hay Fashion Nova.
Theo một thống kê của Coresight Research cho thấy, trang bán lẻ Missguided có thể cho ra mắt đến 1.000 sản phẩm mới mỗi tháng.
Còn với Fashion Nova, CEO của thương hiệu này tự tin cho biết họ có thể ra mắt từ 600-900 thiết kế mới mỗi tuần.
Tại thị trường Việt Nam, mức thu nhập của người dân dần ổn định.
Vì thế các sản phẩm có chất liệu ổn với giá tầm trung được người tiêu dùng quan tâm sử dụng.
Những con số về kết quả kinh doanh của hãng thời trang Zara Việt Nam đã chứng minh rõ tiềm năng thị trường thời trang Việt Nam có sức hấp dẫn như thế nào đối với các thương hiệu quốc tế.
Theo số liệu của Công ty Nghiên cứu ngành và tư vấn Việt Nam (VIRAC), chỉ trong 4 tháng đầu tiên hoạt động tại Việt Nam (năm 2016) Zara Việt Nam đã đạt doanh thu 321 tỷ đồng, bình quân đạt doanh thu 2,8 tỷ đồng/ngày.
Sang năm 2017, đối tác đại diện cho Inditex vận hành hệ thống Zara tại Việt Nam công bố mở thêm các cửa hàng tại Việt Nam.
Cùng với đó doanh thu của toàn hệ thống tại Zara Việt Nam đã tăng vọt lên hơn 1.100 tỷ đồng.
Và trong nửa đầu năm 2018, doanh thu của hệ thống thời trang nhanh này tại Việt Nam tăng trưởng 133% và đạt gần 950 tỷ đồng.
Tập đoàn bán lẻ AEON vừa ra mắt thương hiệu thời trang nhanh giá rẻ My Closet tại AEON Mall Bình Tân, TP.HCM.
Đây là lần đầu tiên tập đoàn bán lẻ nổi tiếng tại Nhật lấn sân sang sản phẩm thời trang tại Việt Nam.
My Closet gồm 400 sản phẩm khác nhau, nhắm đến tệp khách hàng là phụ nữ trẻ từ độ tuổi từ 16 đến 24.
Ông Yasuyuki Furusawa – Tổng Giám đốc AEON Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi đặt mục tiêu biến My Closet trở thành bước đột phá đầu tiên của AEON trong lĩnh vực thời trang nhanh”.
Đặc biệt, so với các thương hiệu nước ngoài có mặt tại Việt Nam, các sản phẩm thời trang của My Closet sẽ có giá thị trường thấp hơn 50-75%.
Tại sao thời trang nhanh trở thành xu hướng
Để một ngành hàng trở nên vô cùng “nóng” và phát triển vượt bậc trong thời gian ngắn cần có nhiều yếu tố khách quan tác động đến hành vi tiêu dùng của khách hàng.
Thứ nhất, tác nhân dẫn đến sự phát triển của thời trang nhanh là mạng xã hội.
Bản chất của mạng xã hội là luôn luôn thay đổi và đặt nặng hình thức, vì thế, các thương hiệu thời trang nhanh không ngừng bắt tay với các ngôi sao và Influencer.
Những người có khả năng biến bất kỳ thứ gì họ khoác lên người trở thành xu hướng.
Thời trang nhanh khiến người tiêu dùng tin rằng họ phải mua sắm nhiều hơn để luôn là người dẫn đầu xu hướng.
Luôn muốn mình “on-trend”, giới trẻ đua nhau trở thành tín đồ của thời trang nhanh.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt cũng chi tiêu mạnh tay đối với các sản phẩm có thương hiệu nước ngoài.
Theo khảo sát từ Asia Plus,
- 26% người được khảo sát chia sẻ họ mua sắm quần áo 2-3 lần mỗi tháng.
- 52% khác mua đồ với tần suất mỗi tháng một lần.
Thời trang nhanh được sinh ra là để giúp người trẻ thỏa mãn những nhu cầu của mình ngay lập tức.
Thứ hai, lý do đơn giản là chi phí.
Các thương hiệu đa số tiếp cận vào nhóm người dùng kinh tế trung bình và thấp.
Đặc biệt, ngành thời trang nhanh được giới trẻ ưa chuộng bởi vừa phù hợp ví tiền vừa đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của mình.
Họ sử dụng những công cụ hỗ trợ, theo dõi xu hướng và tạo ra số lượng lớn các sản phẩm cho mỗi "trend".
Các mẫu này cho phép người tiêu dùng sở hữu những sản phẩm tương tự những thiết kế được trình diễn trên sàn catwalk hoặc một món đồ của người nổi tiếng nào đó với mức giá cực rẻ.
Cùng với việc rút ngắn thời gian sản xuất, đẩy nhanh tiến độ ra mắt sản phẩm mới với hàng loạt những quảng cáo “dập dìu” thôi thúc người mua hàng chạy theo xu hướng.
Thứ ba, hiệu ứng FOMO – Fear of missing out (Nỗi sợ bị bỏ rơi).
Được các nhà quảng cáo khai thác triệt để, dẫn dắt khách hàng mua nhiều đồ hơn, chi nhiều tiền hơn, vứt bỏ đồ cũ nhiều hơn và thay thế bằng nhiều đồ mới hơn.
Hằng năm hàng triệu tấn quần áo, phụ kiện thời trang được thải ra môi trường nhưng chưa đến 50% số đó được tái chế.
Kết luận
Và trái đất của chúng ta vốn đã và đang luôn phải gánh chịu một lượng rác thải quá tải.
Nhận thức được điều này, các làng mốt hiện nay đang nỗ lực trong việc phát triển thời trang “chậm và xanh” nhằm cải thiện tình hình hiện tại.