Để thật sự bền vững, các thương hiệu thời trang buộc mình phải "bền" và "vững" trong mọi khía cạnh hoạt động, bao gồm cả cách thức quảng cáo tới khách hàng.

Một vài thương hiệu thời trang bền vững nhận thức rõ về sức ép từ trách nhiệm của chính mình, và có những chiến lược tiếp thị khả quan, bao gồm việc xây dựng mối quan hệ với các influencers (người có sức ảnh hưởng) hay tái thiết lập chiến lược và các kênh tiếp thị.

null Thương hiệu thời trang cần phải bền vững trong cả cách thức quảng cáo.


“Tiếp thị cho sản phẩm thời trang bền vững cũng cần phải được triển khai theo một cách bền vững”, nhận định của Nick Spensley – quản lý quan hệ công chúng và tiếp thị tại hai thương hiệu Togetherband và Bottletop tại Anh Quốc.

“Không thể nào in và rải cả nghìn tờ rơi quảng cáo để rồi chúng sẽ bị quăng bừa bãi, gây ô nhiễm đường phố, cảnh quan; thay vào đó, chúng ta nên tuyên truyền và giúp cho khách hàng nhận thức được vấn đề để họ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong hành vi mua sắm”.

Dưới đây là những điều mà thương hiệu thời trang cần lưu tâm khi tiếp thị bền vững.

Thông điệp truyền tải về bền vững cần phải rõ ràng, khiêm tốn và minh bạch

Chiến dịch “Everything but the teeth” (mọi thứ trừ răng khóa kéo – ám chỉ mọi thứ đều được làm từ chất liệu tái chế, trừ khóa kéo) của thương hiệu Patagonia vào năm 2019 được nhận định là một case study tốt về tiếp thị bền vững.

Chiến dịch đã thừa nhận thẳng thắn rằng chiếc áo khoác được quảng cáo sẽ cần đến nhiều công đoạn để có thể tái chế được hoàn toàn. Quan trọng là nó đã chỉ rõ được hành trình bền vững của một sản phẩm là như thế nào.

null “Everything but the teeth” được nhận định là một case study tốt về tiếp thị bền vững.


Sẽ chẳng có một thương hiệu nào là hoàn hảo khi nói về vấn đề bền vững, vì thế mà sản phẩm thời trang bền vững và tiếp thị bền vững sẽ luôn luôn tồn tại những mâu thuẫn nhất định.

Khi tiếp thị bền vững thì thông tin đưa ra cần phải khiêm nhường. Mọi hành vi phóng đại hay thổi phồng sự thật sẽ khiến cho thương hiệu bị đánh giá là greenwashing và chỉ quan tâm đến việc kinh doanh, thay vì đề cao yếu tố bền vững. 

Nên tránh cường điệu, thái quá mà tập trung vào sự rõ ràng, minh bạch là điều cẩn trọng. Chẳng hạn như đừng dùng từ “xanh” trong thời trang xanh, mà nên chỉ dùng từ xanh để nói về màu sắc.

Nếu như thương hiệu không thể đưa ra những minh chứng cụ thể, rõ ràng, danh tiếng của họ có thể gặp rủi ro.

Các thương hiệu có thể tận dụng được một số ích lợi nhất định từ việc để các chuyên gia trong lĩnh vực bền vững kiểm định về những yếu tố bền vững mà thương hiệu đang cam kết.

Việc đưa ra những kiểm định rõ ràng và số liệu thống kê lẫn tính pháp lý cũng cần thiết (nếu có).

Bên cạnh đó, tuyệt nhiên không nên tuyên truyền rằng thương hiệu thời trang của doanh nghiệp bền vững tuyệt đối và nên thẳng thắn đối diện với những điều chưa làm tốt.

Tính minh bạch là vô cùng cần thiết.

Hannah Levitt đảm nhiệm vai trò tiếp thị cho các tổ chức bền vững lớn như Eco-Age, Mother of Pearl và thương hiệu Stella McCartney, nay là nhà sáng lập của công ty truyền thông Green Banana tại Anh Quốc.

Theo Levitt, nếu thương hiệu thời trang bền vững ở một vị thế nhất định nhưng không thể đưa ra những thông tin minh bạch về tính bền vững của mình, thì đó sẽ là một cuộc khủng hoảng lớn.

null Tính minh bạch trong tiếp thị thời trang bền vững rất quan trọng.


Các doanh nghiệp greenwashing thường sẽ bỏ sót nhiều thông tin không công khai xác thực, và đó không được xem là minh bạch.

Một trong những phương thức tuyên truyền được áp dụng bởi thương hiệu Birdsong – một thương hiệu đi theo tuyến tính bền vững tại London, là luôn phải đối thoại với khách hàng của mình một cách rõ ràng.

Nội dung đối thoại có thể mang tính cá nhân, bởi khách hàng và những người quan tâm sẽ có rất nhiều câu trả lời khác nhau dành cho một thương hiệu bền vững như Birdsong.

Thậm chí, đồng sáng lập thương hiệu là Sophie Slater đã tự mình soạn thảo nội dung của email tiếp thị để gửi cho khách hàng đã đăng ký.

Xem lại cách thức tiếp thị & influencer

Leah Thomas là một influencer ủng hộ bảo vệ môi trường mạnh mẽ trên social media với lượng người theo dõi 179k và từng làm việc tại phòng ban truyền thông và ngoại giao của thương hiệu Patagonia.

Thomas gần đây đã làm mẫu cho chiến dịch đầu tiên của thương hiệu Allbirds, cùng với những nhà hoạt động của tổ chức BIPOC (tổ chức hoạt động vì quyền lợi bình đẳng cho người da đen, tộc người thiểu số và da màu.

Thông qua việc hợp tác cùng thương hiệu, Thomas đã có thể gây quỹ cho hoạt động của tổ chức và thắt chặt mối quan hệ với những người đứng đầu các thương hiệu, nơi cô được trọng dụng để tư vấn cho các thương hiệu về việc phát triển bền vững, cũng như đề cao sự đa dạng và hòa nhập của thương hiệu với cộng đồng, văn hóa, xã hội.

“Nếu một thương hiệu không bền vững ngay từ đầu mà chỉ đang tiếp cận quá trình để chuyển mình sang tuyến tính bền vững thì tôi cho rằng đó là một hướng đi đúng đắn, cần ủng hộ và không phải là greenwashing.

Điều quan trọng là với cương vị của mình, tôi có thể chỉ ra cho những người quan tâm, theo dõi của mình rằng có những đường hướng phát triển để các doanh nghiệp như vậy có thể tạo ra một di sản mới cho mình”, Thomas chia sẻ.

null Leah Thomas trong chiến dịch của Allbirds.


Jazmine Rogers – một influencer tại California, thường xuyên chia sẻ những phương cách để sống bền vững với hơn 40,800 người theo dõi trên Instagram của mình.

Rogers cũng là một influencer thuộc tổ chức BIPOC bởi cô từng bị trả công thấp hơn những influencer da trắng dù phải làm cùng một công việc, và influencer da đen như cô sẽ có nhiều tiêu chuẩn phải đáp ứng hơn là đồng nghiệp da trắng.

Để tránh không phải gặp tình huống bất công như vậy, cô thường sẽ dành thời gian để tìm hiểu về thương hiệu đang muốn cộng tác cùng mình, bên cạnh việc đặt ra câu hỏi trực tiếp, Rogers cũng cẩn trọng lục lọi những tấm hình được khách hàng đăng tải có gắn thẻ tag của thương hiệu và xem họ nhận xét thế nào về thương hiệu.

Một thủ thuật khác được áp dụng là xem xét có một ai đó mà cô cũng nể trọng và tín nhiệm cũng đang theo dõi thương hiệu này hay không. Hầu hết mọi influencer trong ngành đều có thói quen như Rogers.

Birdsong London cho biết, mục tiêu của thương hiệu là tạo điều kiện và thêm nhiều việc làm cho phụ nữ tại phía Tây London, vì thế mà đại sứ thương hiệu sẽ không được nhận quà tặng mà thay vào đó là được mua sản phẩm mình thích với chi phí sản xuất thuần.

Đại sứ thương hiệu không có nghĩa vụ phải đăng bài quảng cáo cho Birdsong London, nhưng nếu nhân lực gia công cần có thêm nhiều việc làm để có thêm tiền công thưởng thì thương hiệu sẽ nhờ cậy đến đại sứ của mình để thúc đẩy doanh số.

null Nên xem lại cách thức tiếp thị & influencer.


Ngoài ra, các thương hiệu thời trang bền vững cũng có học hỏi từ cách tiếp thị của các thương hiệu thời trang cao cấp. Sản phẩm cần phải khiến cho người dùng khao khát để có thể trở nên bền vững.

Nếu sản phẩm đáng khao khát thì người dùng sẽ muốn giữ gìn nó cẩn trọng hơn, giúp kéo dài thời hạn sử dụng của nó. Thời trang cao cấp là bậc thầy trong việc tiếp thị giá trị của tính thủ công và kỹ năng lành nghề của các nghệ nhân.

Thông điệp đơn giản, dễ xác thực

Một yếu tố khác mà thương hiệu nên nhận thức rõ là vốn hiểu biết của người dùng về khái niệm “bền vững” thực sự là như thế nào.

Những từ khóa như “bền vững”, “đạo đức” hay “xanh” sẽ không có nhiều giá trị về tiếp thị như trước nữa, bởi những từ khóa này đã được nhắc đi nhắc lại và dễ hiểu nhất cho mọi đối tượng.

null Thông điệp quảng cáo nên đơn giản và dễ xác thực.


Thêm hơn, các thương hiệu lớn với khả năng tài chính tốt có thể dễ dàng mua những từ khóa SEO để thu hút lượng truy cập về cho mình, khiến cho các thương hiệu nhỏ nhưng cam kết bền vững tốt hơn khó lòng có thể cạnh tranh được.

Tiếp thị thời trang bền vững nhất là giúp cho người tiêu dùng có thêm hiểu biết về tính bền vững của thời trang và những khía cạnh khác trong cuộc sống, hơn là chỉ xoay quanh sản phẩm của doanh nghiệp đơn thuần.

Theo Style Republik