1. Sự thống lĩnh của thời trang "nhanh" đang dần nhường chỗ cho thời trang xanh

Thời trang “xanh” được coi là xu thế của thời đại mới, đề cập đến quần áo được sử dụng thân thiện với môi trường, kéo dài thời hạn sử dụng, hướng tới sự toàn vẹn sinh thái từ khâu thiết kế đến tay người tiêu dùng.

Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới thông báo về sự dịch chuyển đáng kể trong thị trường ngành, tiết lộ điểm sáng trong thời trang bền vững.

Báo cáo của ThredUp dự đoán các nhà phân phối thời trang bền vững có thể sẽ sở hữu gần 1/3 thị trường thời trang vào năm 2027.

null Thời hoàng kim của fast fashion đã dần yếu thế bởi những hệ lụy khủng khiếp, tác động tiêu cực đến môi trường toàn cầu.


Giới trẻ - “thượng đế” đắt giá của các hãng thời trang được coi là một trong những người có tầm ảnh hưởng đến xu hướng “xanh” này.

Họ đề cao việc thể hiện bản lĩnh, sự năng động và khả năng nhìn nhận sự vận động của xã hội thông qua phong cách cá nhân và thời trang chính là “sàn diễn” để họ tự tin khẳng định chất riêng.

null 40% khách hàng mua sắm sản phầm thời trang bền vững đến từ độ tuổi 18-24.


Một chất xúc tác nữa cũng tạo đà cho thời trang “xanh” tăng thêm vị thế trên thị trường.

Thời trang không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của đại dịch Covid, con người định hình lại cuộc sống và chi tiêu có phần thông thái hơn.

Không chỉ nâng cao nhận thức về môi trường, việc tối ưu hóa ngân sách cho các hoạt động đầu tư cũng khắt khe hơn.

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực đã và đang chuyển mình mạnh mẽ để thích nghi với sự biến động, đây được coi là thách thức cũng như cơ hội để tồn tại lâu dài.

2. Đón đầu xu hướng phát triển bền vững, các "ông lớn" đưa mình lên một tầm cao mới

Nhận ra tầm quan trọng của hệ sinh thái xanh và tính bền vững trong kinh doanh, gã khổng lồ ngành thời trang đã nhanh chóng tiếp cận và đưa vào thực hành trong chuỗi cung ứng, nổi bật phải kể đến Gucci, Burberry, H&M, Uniqlo, New Balance...

Không quá ngạc nhiên khi các thương hiệu lớn lần lượt cho ra mắt những bộ sưu tập (BST) thân thiện với môi trường hay những chiến dịch truyền thông đình đám, lan tỏa sứ mệnh vì hành tinh xanh, định hướng suy nghĩ, lối sống và văn hóa trong thời trang bền vững.

null Bộ sưu tập Gucci Off The Grid hay Gucci Xuân – Hè 2020.


Là một trong những thương hiệu cam kết phát triển bền vững, Gucci hướng đến mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong các hoạt động năm 2020.

Bên cạnh đó, H&M là một trong những nhãn hàng tiên phong cam kết giảm lượng carbon thải ra, tăng gấp đôi năng lượng tái tạo.

Tinh thần này được thể hiện rõ nét qua những bộ sưu tập nổi tiếng như BST 2018 được làm từ lưới bắt cá, chai nhựa bỏ trên bờ biển, BST thời trang dạ tiệc “Conscious Exclusive” làm từ sợi sinh học Bionic Yarn – một loại polyester tái chế từ rác thải nhựa…

Adidas với BST The Clean Classics được tạo ra từ những nguyên liệu bền vững đã nhận được nhiều hướng ứng trong suốt thời gian gần đây.

null Quỳnh Anh Shyn với BST Xuân Hè 2020 của H&M.


Sự bắt tay với các ngôi sao đầu ngành, tổ chức các show diễn ra mắt sản phẩm mới về eco fashion với tần suất ngày càng gia tăng về số lượng, hơn hết là nâng tầm chất lượng và sự sáng tạo.

Truyền thông kêu gọi việc cân nhắc và đầu tư kỹ lưỡng khi lựa chọn sản phẩm fast fashion và eco fashion trở lên rầm rộ theo nhiều hướng tiếp cận mới mẻ và không kém phần truyền cảm hứng.

Tại Việt Nam, các nhà thiết kế nổi tiếng như Võ Việt Chung, Công Trí, người mẫu/fashionista trẻ Châu Bùi, Quỳnh Anh Shyn...cũng định hướng cho mình xu hướng thời trang bền vững, một sự khác biệt tích cực.

3. Niềm tin vào sức mạnh bứt phá của sự bền vững

Bền vững được coi là xu hướng phát triển tất yếu không chỉ trong hiện tại mà còn là bước ngoặt đánh dấu sự sống còn của tổ chức. Xu hướng “xanh” là chìa khóa để doanh nghiệp tăng trưởng lâu dài.

Ngành thời trang là một trong những ngành mũi nhọn, yêu cầu đảm bảo cân bằng hệ sinh thái là một chiến lược quan trọng đối với nhiều các công ty trong lĩnh vực.

Được thể hiện rõ nét trong các chiến dịch truyền thông hay cam kết của các ông lớn thời trang cũng đã khẳng định “xanh” không phải là xu hướng nhất thời:

- H&M cam kết sẽ trở thành thương hiệu thời trang bền vững vào năm 2030;

- Fashion4freedom đã trở thành một thương hiệu bền vững được nhiều người nước ngoài ưa chuộng;

- Việc hợp tác của Gucci  hợp tác TheRealReal cũng là động thái thể hiện nỗ lực của nhà mốt trong việc bảo vệ môi trường…

Cùng với tầm nhìn dài hạn không chỉ với các hãng thời trang lớn, những hãng thời trang/nhà thiết kế nhỏ bước đầu thể hiện sự hưởng ứng mạnh mẽ. Bền vững không riêng với thời trang mà còn trong toàn ngành, trên toàn cầu.

Theo Advertising Vietnam