Năm vừa qua, thương hiệu Timtay cho ra mắt bộ sưu tập mới sử dụng kỹ thuật zero-waste, đây là kỹ thuật nhằm tận dụng tối đa nguyên liệu, hạn chế vải thừa, nhằm tối thiểu rác thải may mặc ra môi trường.
Trong khi đó, Leinné tái khởi động dự án Refinity 2020 nhân ngày Trái Đất bằng cách nhận quyên góp các món đồ cũ đã qua sử dụng để “biến tấu” chúng thành những vật dụng cơ bản sử dụng hàng ngày.
Chiếc áo khoác “No Thanks” có thể thay đổi công năng thành túi xách được thiết kế bởi Môi Điên được nhiều influencer yêu thích và chia sẻ trên mạng xã hội…
Dù đang là thời kỳ khó khăn của kinh doanh thời trang, vẫn có hy vọng và cơ hội cho các thương hiệu thời trang bền vững với sự hỗ trợ của nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội.
Người tiêu dùng đang dành nhiều thời gian hơn nghiên cứu sản phẩm
Trong thời kỳ giãn cách xã hội, khách hàng đang dành nhiều thời gian để online hơn bao giờ hết. Đối với các thương hiệu thời trang bền vững, đây là cơ hội tuyệt vời để thử nghiệm và kết nối với khách hàng trên một loạt các kênh online như Facebook, Instagram, Pinterest… và dùng nó để gia tăng tình cảm của khách hàng đối với thương hiệu của mình.
Mặc dù trong thời đại dịch, thời trang không được quan tâm nhiều như các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, nhưng nếu thương hiệu biết cách xây dựng “content” hiệu quả, như cung cấp cho người tiêu dùng thông tin thiết thực, bổ ích và đáng tin cậy, các thương hiệu thời trang bền vững có thể gia tăng lượng theo dõi trên các kênh online của mình.
Có thể thấy tại Style-Republik các sản phẩm sáng tạo như đôi giày điêu khắc của thương hiệu bền vững Fashion4freedom, túi lá sen của Ecolotus, áo khoác “No Thanks” của Môi Điên… nhận được sự ủng hộ không nhỏ của cư dân mạng vì những thông điệp ý nghĩa đằng sau sản phẩm.
Người tiêu dùng sẵn sàng khám phá thương hiệu mới nhiều hơn
Theo thống kế cho thấy, hơn 46% người mua hàng trực tuyến trung thành với các thương hiệu mà đã biết hoặc đã mua. Điều này trước đây gây trở ngại cho những thương hiệu mới. Nhưng giờ đây 34% người mua hàng trực tuyến sẵn sàng khám phá các thương hiệu bền vững.
Đại dịch khiến chúng ta sống chậm lại, thời trang nhanh gặp cú sốc lớn với doanh số suy giảm mạnh mẽ, khi mọi người đều ở nhà vì giãn cách xã hội, không còn bao nhiêu người muốn mua những món đồ chạy theo xu hướng.
Khách hàng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho các mặt hàng bền vững và có chất lượng cao dù sản phẩm đắt tiền.
Những thương hiệu bền vững như Kilomet109, Metiseko… luôn chia sẻ những câu chuyện đằng sau họ như nhà sáng lập thương hiệu đã dành thời gian để nghiên cứu ra sản phẩm như thế nào, nguyên liệu tạo nên sản phẩm được trồng bởi người nông dân địa phương và họ được trả công công bằng ra sao, quá trình làm ra sản phẩm thủ công như thế nào…
Điều này tạo được niềm tin và lòng yêu quý của khách hàng dành cho sản phẩm mà họ làm ra. Đồng thời cũng thúc đẩy quyết định mua sắm của khách hàng, khiến họ cảm thấy việc chi tiêu cho một sản phẩm đạo đức là hoàn toàn xứng đáng.
Khách hàng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho các mặt hàng bền vững và có chất lượng cao dù sản phẩm đắt tiền. Các thương hiệu có câu chuyện – tầm nhìn – giá trị đạo đức được người tiêu dùng ưu tiên chọn lựa hơn.
Ý thức tiêu dùng thay đổi
Trong thời kỳ khủng hoảng, kinh tế bất ổn, người tiêu dùng có nhiều mối lo lắng. Nỗi sợ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng nhưng đồng thời cũng thúc đẩy họ tìm kiếm sự thoải mái trong thời điểm khó khăn này.
Việc kết nối cảm xúc với khách hàng vô cùng quan trọng.
Đừng đưa ra những thông điệp khiến họ “phải” mua sản phẩm bền vững vì “tội lỗi” mà họ gây ra môi trường, thay vào đó hãy đưa ra chọn lựa sản phẩm bền vững là một phần trong lối sống hiện đại ngày nay và là giải pháp để hướng những điều tốt đẹp hơn.
Quyết định mua sắm ở đâu và chọn thương hiệu nào của người dùng thường được dựa vào những trải nghiệm trước đây của họ và cảm xúc với thương hiệu.
Mặt khác, quyết định mua sắm ở đâu và chọn thương hiệu nào của người dùng thường được dựa vào những trải nghiệm trước đây của họ và cảm xúc với thương hiệu.
Hãy sử dụng các kênh thương mại điện tử để người mua có thể tiếp cận sản phẩm của thương hiệu bạn dễ dàng hơn dù họ ở bất cứ đâu: như mua sắm online, giao hàng nhanh chóng, có chính sách đổi trả hợp lý, tư vấn tận tình…
Dù thời điểm này, có thể số lượng đơn hàng của bạn không tăng liên tục, tuy nhiên kết nối tích cực với khách hàng có thể mang đến nhiều đơn hàng hậu COVID-19.
Và càng có nhiều thương hiệu đi theo con đường thời trang bền vững, thì sẽ càng có nhiều giải pháp cho môi trường cũng như có nhiều chọn lựa hơn cho người tiêu dùng ngày nay.
Theo Style- Republic