Hiện tại, người dùng đang lưu trữ mọi thứ trên đám mây.

Nhưng nếu phân cấp lưu trữ và mã hóa dữ liệu đó bằng Blockchain, thông tin này sẽ không chỉ an toàn hơn mà còn có những cách sáng tạo để truy cập và phân tích thông tin đó.

NFT có thể là chìa khóa mà người dùng sử dụng để tương tác với nhiều sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số cũng như là các hợp đồng mà người dùng ký kết với các bên khác.

Từ đó, Xu hướng này sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo các giá trị như:

- Minh bạch

Blockchain, NFT giúp mỗi khách hàng dễ dàng theo dõi nguồn gốc của sản phẩm, tăng cường sự hấp dẫn của khách hàng đối với thương hiệu.

- Hiệu quả

NFT giúp các doanh nghiệp thuận tiện theo dõi sản phẩm của họ và quản lý chúng tốt hơn. Điều này cũng giúp giảm các vấn đề về hàng giả và thúc đẩy tính xác thực tổng thể của sản phẩm.

- Bằng chứng về quyền sở hữu

Thiết lập bằng chứng về quyền sở hữu sản phẩm là một công việc tốn thời gian khi được thực hiện thủ công, nhưng đây không phải là trường hợp khi các thương hiệu sử dụng NFT.

null

Vùng ứng dụng Xu hướng

Xu hướng Blockchain và NFT đang được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như tài chính, bất động sản, du lịch, và nghệ thuật… 

1. Nông nghiệp

- Food industry: Là ứng dụng Blockchain có thể cải thiện tính minh bạch và hiệu quả trong việc tìm ra những loại thực phẩm có thể bị ô nhiễm và ở đâu trong suốt chuỗi cung ứng.

- Origin Trail: Là một nền tảng Blockchain cho phép người tiêu dùng biết hàng hóa thực phẩm mà họ mua đến từ đâu và cách chúng được sản xuất.

2. Bán buôn, bán lẻ

- Thanh toán di động (Mobile Payment)

Tiền điện tử với công nghệ Blockchain cơ bản đang được sử dụng để tạo điều kiện thanh toán di động trong một loạt các dự án. 

- Chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng được coi là một trong những trường hợp sử dụng có lợi nhất cho Blockchain, điều lý tưởng cho các ngành công nghiệp nơi hàng hóa được chuyển qua nhiều tay khác nhau, từ đầu đến cuối, hoặc nhà sản xuất đến cửa hàng. 

- Thương mại điện tử

Tính bảo mật: Do đặc tính bất biến của mình, Blockchain giữ các thông tin được bảo mật tốt nhất, không bị mất đi, sửa đổi và đánh cắp.

Giảm chi phí: Sự minh bạch của Blockchain giúp cho các bên trong giao dịch thị trường có được lòng tin lẫn nhau, dẫn đến giảm bớt một phần chi phí quảng cáo cho nhà đầu tư.

Tốc độ giao dịch: Công nghệ Blockchain sử dụng hợp đồng thông minh giúp các giao dịch thương mại điện tử nhanh hơn rất nhiều lần.

3. Bảo hiểm

Thị trường bảo hiểm toàn cầu được gây dựng chủ yếu dựa trên việc quản lý niềm tin. 

Blockchain là một cách hoàn toàn mới để làm việc đó. Công nghệ này chủ yếu giúp kiểm chứng rất nhiều loại dữ liệu và hợp đồng bảo hiểm.

4. Giáo dục

- Quản lý quá trình học tập

Blockchain giúp Quản lý quá trình học tập. 

Do sử dụng công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối và có thể mở rộng theo thời gian, Blockchain sẽ giúp lưu trữ lại toàn bộ quá trình, kết quả học tập, cũng như các kỹ năng, trải nghiệm của người dùng trong suốt quá trình hoạt động. 

- Giám sát hiệu suất học tập 

Bằng việc sử dụng hợp đồng thông minh trong Blockchain, sẽ giúp giáo viên Giám sát hiệu suất học tập của học viên và đưa ra những đánh giá công khai, minh bạch và công tâm. 

Nhà trường cũng có thể đánh giá về chuyên môn và năng lực giảng dạy của các giáo viên thông qua các bài giảng được chuẩn bị và đăng tải công khai trên nền tảng giáo dục của trường. 

- Cầu nối giữa học viên và các nhà tuyển dụng

Blockchain sẽ là Cầu nối giữa học viên và các nhà tuyển dụng, giúp cho học viên có thể tiếp cận với các nhà tuyển dụng ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường và đổi lại, các nhà tuyển dụng có thể tìm được những nhân tài trẻ từ rất sớm từ các trường Đại học, Cao đẳng.


Case Study tiêu biểu - PepsiCo, Louis Vuitton, VinFast

1. PepsiCo

Lay’s - Thương hiệu khoai tây chiên của PepsiCo đã hợp tác với nền tảng tài sản kỹ thuật số Project Ark ở Romania, cho ra mắt một bức tranh NFT với tiêu đề “Share smiles with Lay’s” (Tạm dịch: Chia sẻ nụ cười với Lay’s).

Bức tranh được tạo nên bởi hơn 3000 bức ảnh ghi lại nụ cười của mọi người trên khắp thế giới.


2. Louis Vuitton

Để kỷ niệm 200 năm ngày sinh của nhà sáng lập thương hiệu, Louis Vuitton cho ra mắt tựa game “Louis: The Game” lấy cảm hứng từ câu chuyện thành lập và phát triển của thương hiệu. 

Trò chơi tích hợp công nghệ Blockchain để ra mắt 30 NFT miễn phí, trong đó 10 tác phẩm được thiết kế bởi nghệ sĩ kỹ thuật số Mike 'Beeple' Winkelmann - chủ nhân của bức tranh NFT có giá kỷ lục nói trên.


3. VinFast ra mắt xe điện tiền tỷ, ứng dụng công nghệ blockchain và NFT

VinFast hợp tác cùng AAG Ventures, một công ty tiên phong trong lĩnh vực Metaverse và phát triển công nghệ blockchain Harmony.

Khách hàng đặt chỗ trước cho các mẫu xe điện vừa ra mắt sẽ nhận được VinFirst NFT trên chuỗi khối Harmony. Đây được xem như một chứng nhận tư cách thành viên những người tiên phong ủng hộ thương hiệu.

Với việc sở hữu VinFirst NFT, khách hàng không chỉ là người tiên phong sử dụng xe điện VinFast mới nhất mà còn trở thành công dân của Vingroup Metaverse, tận hưởng những lợi ích trong tương lai mà công ty sẽ cung cấp. 


Lời kết

Các doanh nghiệp có thể tạo ra các giá trị độc đáo và thu hút người dùng để sử dụng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến Blockchain và NFT. 

Điều này có thể đạt được bằng cách tạo ra các sản phẩm nghệ thuật, tài sản kỹ thuật số, hay các sản phẩm dịch vụ khác có giá trị và thu hút đối với người dùng.