Ba xu hướng bao gồm:
- Nâng cấp giá trị của thương hiệu;
- Chú trọng về sức khỏe;
- Chiến lược phát triển bền vững.
1. Nâng cấp giá trị của thương hiệu - Một số gợi ý cần biết
Trong trạng thái bình thường mới, thương hiệu cần chứng minh được “giá trị” của mình.
Bài học từ các cuộc suy thoái trước đó là:
Giá trị không có nghĩa là giá cả, mà là giá trị được cảm nhận bằng đơn vị tiền tệ của tập hợp các lợi ích kinh tế, chức năng và tâm lý mà khách hàng nhận được để đổi lấy giá phải trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp.
Trong năm qua, ở châu Âu, các nhãn hàng thực phẩm và đồ uống giảm giá đã ra mắt với giá chỉ 1,27 € trên 100 lít/gam, so với giá trước đây là € 2,75.
Vậy nên, nhiều người tiêu dùng có thể sẽ thay đổi hành vi tiêu dùng.
Vì vậy, các thương hiệu phải chứng minh với người tiêu dùng rằng sản phẩm của họ xứng đáng với mức giá cao hơn.
Theo đó, có 3 để tăng giá trị của thương hiệu:
- Có cái nhìn toàn diện hơn về giá cả
Ví như: Thương hiệu mì Barilla khuyến khích nấu ăn thụ động để tiết kiệm năng lượng và tiền bạc, và giảm tới 80% lượng khí thải CO₂.
- Truyền đạt thông điệp về lợi ích sản phẩm một cách rõ ràng
Cả trong thời kỳ suy thoái 2007 - 2008 và trong năm 2020, thương hiệu sữa Arla đã đầu tư vào quảng cáo để giải thích cho người tiêu dùng biết lợi ích của bơ Lurpak và cách nấu ăn gắn kết với con người.
- Đổi mới để thích ứng với các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng
Một nghiên cứu sử dụng dữ liệu của Nielsen từ cuộc suy thoái những năm 1970 cho thấy các danh mục hàng tạp hóa tăng trưởng nhiều nhất, cho thấy mức độ giới thiệu sản phẩm mới cao nhất.
Trong loạt sản phẩm mới của siêu thị Aldi, 36 nhà cung cấp quy mô nhỏ cạnh tranh để giành chỗ trên kệ.
2. Chú trọng về sức khỏe - Hệ quả hậu COVID-19
Theo bậc thầy Jonathan Sacks:
“Chúng ta đã vượt qua hơn nửa thế kỷ trong sự sung túc chưa từng có, tự do chưa từng có, lạc quan chưa từng có.
Và đột nhiên, chúng ta đang phải đối mặt với sự mong manh và dễ bị tổn thương về vật chất lẫn tinh thần hậu COVID-19.”
Theo đó, lợi ích sức khỏe là những gì người tiêu dùng đánh giá cao nhất và cần nhất trong thực phẩm và đồ uống.
Dữ liệu Người tiêu dùng Toàn cầu của Mintel từ tháng 8 năm 2022 đã hỏi người tiêu dùng trên toàn thế giới về cách họ xác định "giá trị" trong thực phẩm và đồ uống.
Những người được hỏi đánh giá yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị tốt là "lợi ích dinh dưỡng gia tăng", được chọn bởi trung bình 57% người trưởng thành trên toàn cầu.
Tiếp theo là "được làm bằng các thành phần tự nhiên" và ở vị trí thứ ba, liệu một sản phẩm "có giá thấp hơn những sản phẩm khác hay không".
Vì vậy, thông điệp dinh dưỡng mạnh mẽ sẽ rất quan trọng để tăng lợi thế cạnh tranh.
Một thương hiệu làm điều này thực sự tốt là Nestlé The Simple One, một loại ngũ cốc ăn sáng mới đã được Nestlé Cereals tung ra thị trường chỉ với bốn thành phần:
lúa mì nguyên hạt, trái cây xay nhuyễn, xi-rô chà là và một chút muối với lượng đường ít hơn 5%.
Shreddies The Simple One đáp ứng nhu cầu ăn uống lành mạnh hơn, đặc biệt là sau đại dịch.
Bao bì được thiết kế đơn giản, thể hiện hết những lợi ích thực tế của sản phẩm.
Đây cũng là một điểm đáng lưu ý về mặt thông điệp cho các sản phẩm: Thông điệp đơn giản rất quan trọng.
Một số liệu cho biết 1/3 người tiêu dùng ở Đức coi các sản phẩm có nhiều tuyên bố về sức khỏe là ít đáng tin cậy hơn.
Vậy nên, các thương hiệu nên tập trung vào các lợi ích chính trên bao bì và mang những câu chuyện thương hiệu có giá trị vào Marketing.
3. Chiến lược phát triển bền vững - Đối phó với tình hình thực tế và tương lai
Và cuối cùng, mối quan tâm của người tiêu dùng vào năm 2023 được dự đoán là các thương hiệu thực phẩm và đồ uống thân thiện với môi trường.
Các sự kiện thời tiết cực đoan đã xảy ra vào năm 2022, chẳng hạn như nhiệt độ được ghi nhận là 47 độ C ở Bồ Đào Nha trong tháng 7, có nguy cơ kéo dài.
Điều này sẽ buộc người tiêu dùng phải đối mặt với trách nhiệm cộng đồng, đặc biệt nếu các thương hiệu có thể đóng vai trò là tác nhân biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể xảy ra thì các thương hiệu cần “gắn kết sinh thái” để thúc đẩy thay đổi hành vi hướng tới người tiêu dùng thông thái và cứng rắn hơn.
Lời kết
Có thể thấy, dưới tác động của đại dịch trong quá khứ và những lo lắng về khủng hoảng tài chính trong tương lai, người tiêu dùng ngành hàng thực phẩm và đồ uống sẽ trở nên cứng rắn hơn trong việc chi tiêu.
Theo đó, người tiêu dùng cũng như chú trọng về cả chất lượng, sức khỏe và lợi ích thực tế khi mua sắm.
Đây là lúc các thương hiệu cần nắm bắt xu hướng và phát triển chiến lược cho năm nay.
Lược dịch từ bài viết của Mintel.