Mô hình Mind Hacking Model - Tác động Ngoại lực và Nội lực đến những Xu hướng năm 2023
Mô hình Mind Hacking Model do bà Tracy Vũ phát kiến tại Trends Summit #01 với ba trục chính là Nội Lực, Ngoại lực, Mục tiêu và Đối tượng nhằm đưa ra một công thức đơn giản mà hiệu quả trong việc phát triển các mô hình chiến lược và quản trị.
Mô hình này sẽ giúp các doanh nghiệp thấu hiểu nội lực, nắm thóp đối thủ, chớp lấy thời cơ, đón đầu xu hướng để tìm ra điểm hợp nhất và sức mạnh tối ưu để thích ứng với mọi nghịch cảnh và phát triển trong dài hạn.
Đọc thêm: TRENDS SUMMIT #01: Lần đầu ra mắt Mô hình Trends Mind-Hacking Model.
Dựa trên mô hình này, Bà Tracy Vũ nêu bật những thách thức doanh nghiệp đã phải đối mặt, từ cả nội lực và ngoại lực trong năm qua.
Về nội lực, doanh nghiệp phải vật lộn với việc đẩy hàng tồn kho, thúc đẩy bán hàng, cắt giảm chi phí, nguồn vốn cạn kiệt, và dòng tiền không ổn định.
Năng lực quản trị yếu, thiếu tầm nhìn, và mất niềm tin vào bản thân là những vấn đề nội tại khác.
Thêm vào đó, mô hình kinh doanh hiện tại có nhiều bất ổn, lợi thế cạnh tranh mờ nhạt, và khách hàng không còn trung thành.
Về ngoại lực, xu hướng tiêu dùng trong năm 2023 và dự báo cho năm 2024 ngày càng phân hóa đa dạng do diễn biến khó đoán của thị trường, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và tâm lý phức tạp của người tiêu dùng.
Khủng hoảng niềm tin do các vụ khủng hoảng và lừa đảo gần đây cũng là một yếu tố ngoại lực quan trọng.
Đồng thời, công nghệ như AI và ChatGPT cũng đem lại cả cơ hội và thách thức.
Thêm vào đó, đối tượng khách hàng mục tiêu đã thay đổi rất nhiều, đa dạng và hướng tới đa thế hệ.
Các yếu tố Non-Demographics như tư duy, cảm xúc, suy nghĩ, lối sống, quan điểm sống, thể thao, văn hoá, tâm lý ngày càng quan trọng trong việc nhắm đến khách hàng.
Cuối cùng, các yếu tố về trải nghiệm, chiêm nghiệm, chiêm tinh, tỉnh thức, năng lượng được phát triển mạnh mẽ trong năm 2023, theo thần số học là năm của con số 7.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp cần có những thay đổi, tập trung kiện toàn tổ chức và sẽ đầu tư mạnh mẽ vào nội lực cụ thể là công tác quản trị, giữ chặt khung thành, gắn kết đội ngũ, quản trị rủi ro, tối ưu hiệu suất, tìm kiếm các mô hình quản trị chiến lược và đặc biệt là việc đầu tư vào các hệ thống giá trị, trong đó, có thương hiệu và văn hoá doanh nghiệp.
Mega Trends là gì?
The Big Slowdown, chủ đề của sự kiện, là một khái niệm dùng để chỉ sự chậm lại của sự tiến bộ công nghệ và tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây, so với những thập kỷ trước đó.
Tại Trends Summit 02, các Mega Trends lớn đã được bà Tracy Vũ trình bày dựa trên mục tiêu bị tác động bởi “Slow” của người tiêu dùng.
Mega Trends được định nghĩa là những xu hướng có tác động rộng lớn và toàn cầu, không bị giới hạn bởi ranh giới địa lý, chính trị hay văn hóa, và liên quan đến những vấn đề chung của nhân loại như sức khỏe, giáo dục, an ninh, môi trường và phát triển bền vững.
Tại sự kiện, mỗi Mega Trends được bà Tracy Vũ dẫn chứng bằng các Case Study cụ thể từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Các doanh nghiệp hiện nay đang hướng tới mục tiêu chung là tăng trưởng, phát triển bền vững, nhưng mục tiêu bên trong lại tập trung vào nhóm lớn như quản trị, hệ thống giá trị, chiến lược, Branding, công nghệ.
Đối tượng hướng tới của doanh nghiệp cũng ngày càng đa dạng bao gồm các đối tượng đa thế hệ, đa hành vi, và cả Human (liên quan tới con người), Non-Human (không liên quan tới con người).
Các xu hướng Mega Trends được hình thành như hướng vào bên trong là đầu tư vào giá trị, hướng ra bên ngoài như sức khỏe, trải nghiệm, tính nguyên bản và xu hướng lớn bao trùm bên trong và bên ngoài là bền vững.
Tính bền vững vừa là mục tiêu, mục đích, vừa là kết quả của các xu hướng trên.
5 Mega Trends - Những Case Study tiêu biểu
Đi sâu vào tìm hiểu về 5 xu hướng Mega Trends, dưới đây là một số đặc điểm và Case Study tiêu biểu:
- Xu hướng sức khỏe: Thương hiệu nước từ trường Koro;
- Xu hướng nguyên bản: Nhà hàng Lion City với giá trị nguyên bản trong thực phẩm;
- Xu hướng trải nghiệm: Khoảnh khắc tử tế tại Cà phê The Lồ Cô;
- Xu hướng giá trị: Sakuko khởi truyền lối sống IKIGO và truyền tải năng lượng tích cực đến người tiêu dùng;
- Xu hướng bền vững: Cocoon và thông điệp bảo vệ môi trường.
1. Xu hướng sức khỏe - Thương hiệu nước từ trường Koro
Xu hướng sức khỏe trong năm 2023 được định hình bởi các yếu tố nội và ngoại lực như COVID-19, khủng hoảng niềm tin, và biến đổi khí hậu.
Sức khỏe không chỉ bao gồm sức khỏe thể chất mà còn bao gồm sức khỏe cảm xúc, tinh thần, trí tuệ, tư duy, hành động, cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng.
Mục tiêu tối thượng của việc chăm sóc sức khỏe là bảo toàn năng lượng và nâng cao tần số rung động.
Xu hướng này có thể ứng dụng vào phát triển ý tưởng kinh doanh, mô hình kinh doanh, phát triển sản phẩm, trải nghiệm dịch vụ, Marketing, truyền thông, thương hiệu và nhân sự.
Ví như, thương hiệu nước từ trường Koro, là thương hiệu bà Tracy Vũ cũng đã tham gia tái định vị từ năm 2022 với Slogan “Sống tinh triết" với việc đề cao lối sống tỉnh thức và truyền cảm hứng về việc nâng cao sức khoẻ thể chất và tinh thần.
Từ chiến lược đó, năm vừa qua Koro đã và đang đồng hành cùng các sự kiện kết nối “Những người yêu tóc”, không gian nghệ thuật Koro Art Day 2023, cộng đồng phụ nữ “Dear Woman”, các khóa Thiền chứng kiến chuyên sâu, các lớp cộng đồng “Hiểu về chứng kiến. Làm mới cuộc sống“.…
2. Xu hướng nguyên bản - Nhà hàng Lion City với giá trị nguyên bản trong thực phẩm
Xu hướng nguyên bản trong năm 2023 được định hình bởi khủng hoảng niềm tin, sự thay đổi của người tiêu dùng, công nghệ số, bão hòa thông tin và sự bành trường của giá trị ảo.
Xu hướng này liên quan đến các thành phần thiên nhiên, thuận theo tự nhiên, truy xuất nguồn gốc, chân thực, nguyên bản, sự minh bạch rõ ràng, thái độ sống có trách nhiệm, sự chính trực, cam kết, bảo tồn và dữ liệu thô.
Sự nguyên bản có thể xuất hiện trong tất cả các ngành hàng, làm đẹp, sức khỏe, thực phẩm và môi trường.
Nhà hàng Lion City là một ví dụ điển hình cho xu hướng này.
Một trong những giá trị cốt lõi của nhà hàng này là sự nguyên bản: Thực phẩm luôn được chứng thực nguồn gốc, đầu bếp là những người có kinh nghiệm trên 10 năm sử dụng các công thức nguyên bản từ Singapore.
Điều này không chỉ mang lại sự an tâm cho thực khách khi đến nhà hàng trải nghiệm, mà còn tạo ra một liên kết mạnh mẽ giữa thực phẩm và nguồn gốc của nó.
Khách hàng không chỉ thưởng thức món ăn, mà còn hiểu rõ hơn về quá trình chế biến và nguồn gốc của thực phẩm.
Điều này cũng phản ánh xu hướng chung trong thị trường hiện nay, khi người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi tính minh bạch và nguyên bản.
Họ muốn biết rõ nguồn gốc của sản phẩm mình mua và sử dụng, và họ cũng muốn hỗ trợ các doanh nghiệp và nhà sản xuất địa phương.
Xu hướng nguyên bản đang tạo ra những thay đổi lớn trong cách các doanh nghiệp tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm.
3. Xu hướng trải nghiệm - Khoảnh khắc tử tế tại Cà phê The Lồ Cô
Với sự biến động của thế giới hiện đại, được mô tả qua hai khái niệm VUCA và BANI, người tiêu dùng ngày nay đang đối mặt với nỗi sợ bỏ lỡ (FOMO).
Họ luôn muốn cập nhật và không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hay xu hướng mới nào, cùng với sự phát triển của công nghệ số, đã tạo ra một nhu cầu ngày càng cao đối với các trải nghiệm tốt.
Trải nghiệm tốt đòi hỏi sự đa dạng, toàn diện, sâu sắc, độc đáo, mới mẻ, cá nhân hóa, linh hoạt, kết nối, và trải nghiệm số. Điều này tạo ra động lực cho sự phát triển và đổi mới trong lĩnh vực tiếp thị và sáng tạo.
Xu hướng trải nghiệm có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, từ tiêu dùng, lifestyle, du lịch, bán lẻ, thời trang, nghệ thuật, giải trí, tiếp thị, đến công nghệ, vào việc phát triển sản phẩm, dịch vụ, tiếp thị, đổi mới sáng tạo, và tăng trưởng.
Quán cà phê THE LÔ-CỒ COFFEE là một ví dụ điển hình về việc ứng dụng xu hướng trải nghiệm.
Quán này không chỉ cung cấp dịch vụ cà phê, mà còn tạo ra một trải nghiệm tốt cho khách hàng thông qua sự quan tâm, thấu hiểu và chăm sóc, như những thông điệp bất ngờ và tử tế.
Đặc biệt là tạo ra một trải nghiệm nguyên bản và đáng nhớ cho khách hàng, nhân viên của quán đã cầm ô ra đón và đưa khăn cho khách hàng lau mặt khi một khách hàng đến quán trong một ngày mưa.
Tất cả đã khẳng định sự tử tế và quan tâm của thương hiệu.
Với sự tăng cường của trải nghiệm nguyên bản và cá nhân hóa, xu hướng này chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.
4. Xu hướng giá trị - Sakuko khởi truyền lối sống IKIGO và truyền tải năng lượng tích cực đến người tiêu dùng
Người tiêu dùng không chỉ đòi hỏi tính nguyên bản, trải nghiệm tốt mà còn đòi hỏi các giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho họ và cộng đồng, xã hội, thậm chí là môi trường, hành tinh này.
Điều này liên quan mật thiết đến khái niệm bền vững, không chỉ liên quan đến môi trường, mà còn liên quan đến khả năng duy trì và phát triển lâu dài của một tổ chức hoặc một xã hội.
Đầu tư vào các giá trị gia tăng, hay còn gọi là Value Added Services, là một phần quan trọng của xu hướng này.
Người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến các giá trị cá nhân và xã hội liên quan đến sản phẩm bao gồm nguồn gốc, tác động xã hội và môi trường.
Xu hướng giá trị có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, từ văn hóa, giáo dục, giải trí, du lịch, trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, marketing, truyền thông, nhân sự, đổi mới sáng tạo, và tăng trưởng.
Thương hiệu Sakuko là một ví dụ điển hình về việc ứng dụng xu hướng giá trị.
Trong chiến dịch tái định vị gần đây, thương hiệu này hướng đến việc khởi truyền lối sống IKIGO, hợp nhất các giá trị lõi của nhà sáng lập, điểm nổi bật trong giá trị tinh thần của người Nhật và phát huy những khát khao tiềm ẩn của người tiêu dùng thế hệ tiếp nối.
Vừa qua, sự kiện JAPAN FESTA 2023 do Sakuko tổ chức đã thu hút tới 50.000 người tham dự, mang đến một loạt các hoạt động văn hóa Nhật Bản sôi động, không chỉ tạo ra một trải nghiệm văn hóa độc đáo, mà còn truyền tải năng lượng tích cực và niềm vui cho người tiêu dùng.
5. Xu hướng bền vững - Cocoon và thông điệp bảo vệ môi trường
Xu hướng bền vững đang ngày càng trở nên quan trọng trong thị trường hiện nay. Đại dịch, biến đổi khí hậu, môi trường và thế hệ Gen Z đều tạo ra những thách thức và cơ hội để đổi mới và thích nghi.
Xu hướng này bao gồm các sản phẩm, dịch vụ bền vững, bảo vệ môi trường, ưu tiên con người, cam kết, minh bạch, có trách nhiệm xã hội, hướng đến cộng đồng.
Xu hướng bền vững có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất, quản lý, thương hiệu, Marketing, truyền thông, đến nhân sự.
Điển hình là sản phẩm của Cocoon có chiết xuất từ những thành phần thực vật gần gũi và phổ biến tại Việt Nam như bí đao, hoa hồng, rau má, bưởi, lô hội,... hướng đến việc vừa có thể sử dụng mỹ phẩm thuần chay, vừa giúp nông dân Việt Nam tiêu thụ nông phẩm.
Với việc sử dụng chai nhựa tái sử dụng và các chương trình đổi vỏ chai lấy sản phẩm miễn phí, Cocoon còn đang lan tỏa truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường ý nghĩa của mình.
Những điểm nhấn nổi bật - “Bảo tôn” rung cảm ban sơ
Tại sự kiện lần này, Bà Tracy Vũ, người sáng lập và CEO của DigiMaster và Trends Việt Nam, cũng có những lời nhắn gửi đến các doanh nghiệp:
“Sự kiện lần này chúng tôi muốn truyền tải một thông điệp lớn về việc các giá trị thật, giá trị tinh thần và giá trị bền vững đã thực sự lên ngôi.
Thứ nhất, tôi muốn nhấn mạnh rằng sức mạnh của một tổ chức phụ thuộc vào năng lực và năng lượng tinh thần của nhà lãnh đạo. Người lãnh đạo cần có tư duy đúng đắn trong kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cũng như cần luôn giữ vững và bảo toàn năng lượng tích cực để bền bỉ dẫn dắt đội ngũ vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Thứ hai, khách hàng tử tế, chính trực và hợp nhất với giá trị của doanh nghiệp mới thực sự là thượng đế.”
Thứ ba, môi trường làm việc cần được xây dựng nhằm đảm bảo thúc đẩy sự chuyển đổi xã hội cho nhân viên.
Thứ tư, tôi tin rằng hệ thống giá trị về con người mới chính là tài sản quý giá nhất của tổ chức, chứ khôngg phải con người. Con người chỉ là kết quả của quá trình xây dựng hệ thống giá trị đó. Nên nếu không có hệ thống giá trị và tiêu chí về nhân sự thì các công tác tuyển dụng và giữ chân nhân tài sẽ gặp nhiều trở lực lớn.
Thứ năm, chúng tôi khẳng định rằng không phải khách hàng hay lấy khách hàng làm trung tâm mà con người mới là trung tâm của mọi hoạt động. Doanh nghiệp cần tập trung vào chiến lược nhằm tạo ra giá trị hướng tới con người như một cá thể độc lập trong xã hội chứ không phải vì họ là người mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Cuối cùng, hành tinh của chúng ta cũng cần được mỗi chúng ta và doanh nghiệp quan tâm và bảo vệ.”
Đồng thời, một trong những điểm nhấn tại sự kiện lần này là câu nói “Bảo tôn rung cảm ban sơ".
Bảo tôn ở đây là bảo tồn và tôn vinh những giá trị nguyên bản, những khoảnh khắc “thực" mà thời đại số và cuộc sống hiện đại đang khiến con người dần lãng quên.
Nắm bắt được từ khóa này, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận và gắn kết với người tiêu dùng.
Lời kết
Tại Trends Summit #02, bà Tracy Vũ, Founder & CEO của DigiMaster và Trends Việt Nam, đã mở ra một cánh cửa mới cho các doanh nghiệp trong việc hiểu rõ và vận dụng xu hướng Mega Trends.
Bằng việc phân tích mô hình Mind Hacking Model, bà đã chỉ ra cách thức để các doanh nghiệp có thể tạo ra xu hướng mới cho chính mình.
Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được Nội lực và Ngoại lực, mà còn giúp họ hiểu rõ hơn về cơ chế vận hành của xu hướng Mega Trends.
Với những kiến thức và thông tin được chia sẻ, các doanh nghiệp giờ đây có thể tự tin hơn trong việc phân tích tình hình của mình và ứng dụng các xu hướng Mega Trends một cách phù hợp.
Đây chính là bước tiến quan trọng trong việc định hình tương lai cho các doanh nghiệp trong thời đại số hóa ngày nay.
Xem toàn bộ sự kiện Trends Summit #02 tại đây.