Các công ty bảo hiểm đang bắt đầu tận dụng sức mạnh của dữ liệu để thiết kế sản phẩm và dịch vụ mới, đơn giản hóa việc phân phối, cải thiện quản lý gian lận... Bảo hiểm P&C đã trải qua quá trình chuyển đổi lớn trong vài năm qua.

Họ đã làm rất tốt để thích ứng nhanh nhất với điều kiện thị trường đang thay đổi, bắt đầu đẩy mạnh việc áp dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để hoạt động quy mô và chuyên nghiệp hơn.

Dưới đây là 3 xu hướng của lĩnh vực bảo hiểm P&C ứng dụng AI vào năm 2022.

Cơ hội chuyển đổi số đột phá

Nói ngành công nghiệp bảo hiểm đã trải qua một cuộc thay đổi số lớn là chưa đủ.

Tuy nhiên, trong khi các công ty bảo hiểm đạt được những bước tiến đáng kể trong việc số hóa, họ vẫn tiếp tục gặp những trở ngại, đặc biệt trong việc bảo lãnh phát hành, yêu cầu bồi thường và quản lý đại lý, chủ yếu do cơ sở hạ tầng công nghệ lạc hậu.

Đầu tiên, khi các sáng kiến AI đang bắt đầu đi vào quá trình thử nghiệm và sản xuất sâu, hoạt động học máy trở thành nhu cầu quan trọng và các nhà cung cấp điện toán đám mây đang cung cấp dịch vụ toàn diện để thúc đẩy quy trình đào tạo liên tục và tự động.

Thứ hai, AI sẽ mang hiệu quả đáng kể về chi phí, giảm độ trễ và cấp quyền truy cập dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các tính năng từ AI được kết hợp để phát triển dịch vụ đám mây trong tương lai.

Thứ ba, lượng khí thải carbon ngày càng tăng nhanh chóng và tính bền vững đang được nâng cao. Các nhà hoạch định chính sách đang khuyến khích phát thải ròng bằng "0", điện toán đám mây có thể thúc đẩy tính trung lập của carbon.

Vì vậy, nhiều công ty bảo hiểm đang nhận ra giá trị lãi và lỗ từ các sáng kiến AI của họ trên điện toán đám mây vào năm 2022.

AI sẽ mở ra nhiều tiềm năng mới cho lĩnh vực bảo hiểm P&C trong năm 2022. AI sẽ mở ra nhiều tiềm năng mới cho lĩnh vực bảo hiểm P&C trong năm 2022.

Tạo giá trị từ các nguồn dữ liệu mới

Năm 2022 sẽ chứng kiến các nguồn dữ liệu mới hơn, gồm cả dữ liệu phi cấu trúc, trở thành nguồn thông tin chi tiết khác biệt đáng kể cho các công ty bảo hiểm.

Nguồn dữ liệu này dễ dàng lưu trữ, truy cập và xử lý tài liệu, bản ghi âm, bản ghi tương tác (email, cuộc trò chuyện, cuộc gọi), hình ảnh, dữ liệu hành vi và dữ liệu Internet of Things (IOT)...

Những tiến bộ trong số hóa tài liệu và nhận dạng ký tự quang học (các công nghệ OCR), AI hội thoại cùng thị giác máy tính, xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) mang lại hy vọng đáng kể về nguồn dữ liệu mới.

Mặc dù các công ty bảo hiểm đã cố gắng trong xử lý dữ liệu phi cấu trúc, nhưng các ứng dụng phần lớn bị hạn chế trong trường hợp xử lý khiếu nại, bảo lãnh phát hành tự động.

Các công ty đang bắt đầu tận dụng sức mạnh của nguồn dữ liệu mới để thiết kế các sản phẩm và dịch vụ, đơn giản hóa việc phân phối, cải thiện quản lý gian lận... Điều này sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong năm tới.

Nguồn thu lớn cho bảo hiểm P&C nhờ vào công nghệ AI

AI có thể mang lại lợi nhuận lớn cho các công ty bảo hiểm P&C hiện nay. Tuy nhiên, để công cụ này phát huy tác dụng, các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải có lối đi riêng để đưa chúng vào thực tế - một việc ngày càng trở nên khó thực hiện.

Theo một báo cáo của Cục Thống kê Lao động Mỹ dự đoán, việc làm STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) có khả năng tăng trưởng 8% vào năm 2029, cao gấp đôi so với mức tăng trưởng trung bình của tất cả ngành nghề.

Điều này có nghĩa, các công ty bảo hiểm phải đối mặt với sự cạnh tranh đáng kinh ngạc để vượt lên. Hơn nữa, với mức giá đắt đỏ để ứng dụng AI, các công ty nhỏ không thể đầu tư lâu dài.

Do đó, nếu họ cam kết tăng cường khả năng AI, cần phải tìm cách trực tiếp đào tạo nhân sự về AI hoặc hợp tác với các bên thứ ba đáng tin cậy để thành công.

Năm 2022 được xem là một trong những năm quan trọng nhất đối với ngành bảo hiểm. Thông qua nỗ lực chuyển đổi số, không chỉ áp dụng AI, các công ty bảo hiểm còn có thể tìm ra cách sử dụng AI để mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp của họ.

Theo VnExpress