No-Code là gì? - Nền tảng cho phép áp dụng mà không cần biết lập trình
No-Code là xu hướng xây dựng sản phẩm, ứng dụng, nền tảng, website...mà không cần biết lập trình.
Nói cho dễ hiểu, cá nhân/ tổ chức muốn xây dựng một ứng dụng (di động, web, v.v.) nhưng không biết cách viết code, thì vẫn có thể sử dụng nền tảng này để xây dựng và triển khai.

Thay vì xây dựng ứng dụng của bạn bằng code, ứng dụng này sử dụng phương pháp kéo và thả các thành phần hoặc chức năng của ứng dụng.
Nhà cung cấp No-code đã tích hợp sẵn trong công cụ để người dùng có thể sử dụng.
Các giải pháp No-code tương tự như các nền tảng Blog phổ biến và các công ty thiết kế trang Web thương mại điện tử có các trang được tạo sẵn mà người dùng có thể sử dụng để khởi chạy blog hoặc doanh nghiệp của mình trong vài phút.

No-Code hoạt động nhanh hơn, hiệu quả hơn và được biết là làm tăng sự hài lòng của người dùng.
Ứng dụng No-Code - Giải pháp cho vấn đề nan giải của thị trường
Hiện tại, trong một doanh nghiệp có rất nhiều công việc bị trùng lặp dẫn đến mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, chi phí nhân sự.
Khi thế giới đang dần phục hồi sau đại dịch, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thức rõ hơn tầm quan trọng và lợi ích của chuyển đổi số.
Và khi chuyển đổi số trong doanh nghiệp đang được đẩy mạnh, nhu cầu về các lập trình viên tạo ra ứng dụng để cải thiện năng suất làm việc và phục vụ quy trình kinh doanh hiện có là cần thiết.

Thêm nữa, No-Code thúc đẩy sự đổi mới, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, nâng cao trải nghiệm khách hàng và đẩy nhanh sự phát triển của các sản phẩm/dịch vụ mới - nhu cầu của thời đại vào lúc này.
Vì vậy, sự ra đời của các nền tảng No-Code sẽ giúp các doanh nghiệp tự động hóa công việc và xây dựng sản phẩm nhanh hơn, rẻ hơn và tốt hơn, đặc biệt là không cần biết lập trình, không cần biết code.
Cơ hội từ No-code - Tiềm năng trong tương lai
Các công cụ, ứng dụng No-Code sẽ cung cấp cho các cá nhân nhiều đòn bẩy hơn.
Điều này dẫn đến một thực tế sẽ ngày càng có nhiều công ty khởi nghiệp hơn, nhiều công ty "một người" nhưng trị giá hàng triệu đô la.
Đồng thời, các loại sản phẩm mà có thể xây dựng bằng các công cụ No-Code sẽ ngày càng nhiều.

Blog, Online Store, Marketplace, SaaS, Mobile App, Games, Crypto & DAO sẽ trở nên dễ dàng xây dựng hơn bao giờ hết.
Ở hiện tại, đó không chỉ là tiềm năng mà đã có nhiều người hiện thực hóa điều này, xây dựng sự nghiệp với No-Code và gặt hái nhiều thành công nhất định.
Nhiều No-Code Agency đã ra đời, như Minimum Studio, 8020, Lunch Pail Labs và Finsweet.
Alex đang xây dựng một ứng dụng chỉnh sửa video với Bubble.

Một doanh nghiệp Việt Nam cũng đi đầu trong thị trường này là LadiPage, doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) có nhóm giải pháp công nghệ đa dạng cho thương mại điện tử.
Sản phẩm chủ lực của nhóm là nền tảng giúp doanh nghiệp tạo trang bán hàng và tối ưu các hoạt động tiếp thị số.

Ngoài ra, đã có nhiều cá nhân thành công và chia sẻ kinh nghiệm của họ công khai trên các postcast và trang web.
- KP đã xây dựng các dự án No-Code trước khi trở thành giám đốc chương trình cho On Deck.
Bạn có thể tham khảo các dự án chi tiết ở đây.
- Héctor Reyes đã xây dựng và bán các mẫu Coda trước khi gia nhập nhóm Coda.
- Lola ghi lại hành trình No-Code của mình trên podcast của Lunch Pail Labs.
- Doc Williams thực hiện các video hướng dẫn No-Code trên Youtube.

Ngoài ra, tham gia một cộng đồng No-Code, gặp gỡ đồng nghiệp, xây dựng thói quen và khám phá cơ hội sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp nhìn thấy một thế giới rộng mở hơn.
Các cộng đồng nổi tiếng có thể kể đến như:
100 Days of No-Code, No Code Founders, On Deck No-Code, No Code MBA, NoCode.Tech, NoCodery, Makerpad, Nucode, NocodeVietnam…

Nếu phải làm việc chán chường, hãy tự động hóa các nhiệm vụ để tiết kiệm thời gian và xây dựng các kỹ năng No-Code.
LadiFlow, Zapier, IFTTT có hàng nghìn tích hợp như: Tự động chia sẻ bài đăng từ Instagram lên Twitter, Nhận thông báo khi có khách hàng tiềm năng mới, hay Tự động lưu khách hàng tiềm năng vào Google Sheet,...

Lời kết
No-Code sẽ mang lại cho các cá nhân, tổ chức nhiều lợi thế cạnh tranh trong tương lai.
Hầu hết các nhà phát triển chưa xây dựng hệ điều hành hoặc ngôn ngữ lập trình nhưng bắt buộc phải sử dụng chúng vì sự đòi hỏi số hóa trong thời đại 4.0 hiện nay.
Dễ sử dụng, dễ bảo trì, tuy nhiên, nếu mục tiêu là một doanh nghiệp lớn thì cần cân nhắc vì ứng dụng No-code khó có thể mở rộng quy mô.