Thị trường đồ uống không cồn tăng trưởng

Theo IWSR, trong năm 2020, khi lượng tiêu thụ rượu ngày càng giảm thì thị trường đồ uống không cồn hoặc ít cồn vẫn tiếp tục được mở rộng.

Mức tiêu thụ của thị trường này được dự kiến sẽ tăng 31% vào năm 2024, với chỉ số CAGR khoảng 14%.

Cũng theo IWSR, sản lượng các sản phẩm nước giải khát không cồn hoặc ít cồn sẽ đạt mức 34% so với tổng lượng rượu được tiêu thụ trong cùng khoảng thời gian trên.

null
Nhu cầu sức khỏe khiến người tiêu dùng dần chuyển hướng sang các dòng thức uống không cồn.
Một nghiên cứu của Portman Group cho thấy 24% người uống rượu tại Anh có ý định cắt giảm rượu bia, trong đó, gần một phần ba là những người ở độ tuổi 18 đến 24.

Ngoài ra, sự xuất hiện của dịch COVID-19 khiến ngày càng có nhiều người ý thức hơn về vấn đề sức khỏe.

Điều này đã góp phần đẩy nhanh sự phát triển của ngành đồ uống không cồn và ít cồn trên thị trường.

Nhiều thương hiệu lớn chuyên về rượu như William Grant & Sons, Diageo, Suntory… đã bỏ ra các chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) để tham gia vào ngành hàng hấp dẫn này với mong muốn đa dạng danh mục sản phẩm và mở rộng thị phần.

Các xu hướng định hình thị trường đồ uống không cồn

Từ ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, thị trường đồ uống sẽ được định hình bởi những xu hướng nổi bật.

1. Bia không cồn

Quá trình nghiên cứu và phát triển các sản phẩm bia không cồn hoặc ít cồn được xem là một thành công lớn làm thay đổi thị trường đồ uống toàn cầu.

Nhờ việc tạo ra các sản phẩm có hương vị gần như giống hệt bia rượu truyền thống và ảnh hưởng của các chiến dịch truyền thông mà doanh thu các sản phẩm bia không cồn đã tăng nhanh đáng kể.

Theo IWSR, cùng với cider thì bia không cồn hiện đang chiếm đến 92% thị phần nhóm các sản phẩm không/chứa ít cồn.

null
Bia không cồn đã xuất hiện từ lâu nhưng phải tới năm 2020 mới trở thành xu hướng và được nhiều doanh nghiệp, người dùng kỳ vọng sẽ đột phá vào năm 2023.

Ngoài ra, phân khúc bia không cồn còn được xem là mảnh đất màu mỡ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhiều doanh nghiệp đã nghiên cứu và cho ra mắt các dòng bia với độ cồn thấp, ít calo và giá thành cạnh tranh.

Nhà sản xuất bia thủ công Beavertown từ năm ngoái đã tung ra liên tiếp hai dòng bia có độ cồn thấp là Beavertown Nanobot và Lazer Crush với chỉ số ABV thấp và chứa ít calo.

Tourtel Twist tuyên bố hiện nay là hãng dẫn đầu về dòng sản phẩm bia không cồn với mức tăng trưởng 23% vào năm 2021 và 4,3 triệu hộ gia đình tin tưởng tiêu dùng.

2. Rượu vang không cồn

Đồ uống không cồn ở Pháp, đất nước vẫn nổi tiếng với các loại rượu vang hảo hạng, luôn là loại đồ uống không được chú ý.

Lượng tiêu thụ loại đồ này ở Pháp chỉ tăng 4% năm 2021.

Nhưng điều này đang dần được thay đổi khi càng nhiều người Pháp chú ý hơn đến đồ uống có độ cồn thấp hay không cồn.

Với xu hướng an sinh và các chiến dịch nâng cao nhận thức, thói quen tiêu thụ đồ uống có cồn ở Pháp đang có sự thay đổi chậm nhưng chắc chắn.

null
Với một đất nước mà rượu là một phần không thể thiếu của văn hóa, khái niệm này vẫn còn xa lạ.

Mặc dù vậy, tình yêu của người Pháp đối với rượu vang vẫn còn lâu mới có thể bị dập tắt, chỉ là xu hướng của người Pháp hiện nay là ngày càng tìm kiếm về chất lượng hơn số lượng.

Kết quả là, doanh số bán hàng tăng vọt trên khắp thế giới.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, một nhà sản xuất rượu vang ở Pháp mới đây đã tung sản phẩm rượu vang không cồn nhưng vẫn giữ được hương vị của loại đồ uống này.

3. Rượu mạnh không cồn

Mặc dù các tên tuổi lớn như Seedlip đã sớm dẫn đầu ở phân khúc rượu chưng cất không cồn nhưng năm qua vẫn chứng kiến nhiều nhà sản xuất rượu truyền thống tham gia vào cuộc đua này.

Nhờ vào kinh nghiệm sản xuất lâu năm mà các doanh nghiệp rượu truyền thống hoàn toàn không hề thua kém so với nhóm dẫn đầu.

Tiêu biểu là dòng rượu Gin không cồn của Gordon được chưng cất từ một công thức đặc biệt có sử dụng loại thực vật đã tạo ra London Dry Gin danh tiếng.

null
Gordon nổi tiếng với London Dry Gin giờ đây đã có dòng rượu Gin không cồn.

Ngoài ra, Warner cũng tung ra nhóm sản phẩm Botanic Garden Spirits có nguồn gốc thực vật, độ cồn thấp và hương vị đa dạng.

Sự tham gia của nhiều doanh nghiệp ở phân khúc rượu mạnh không cồn được cho là sẽ giúp đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của nhóm sản phẩm này trong danh mục các đồ uống không cồn.

Tất cả những gã khổng lồ trong lĩnh vực đồ uống có cồn như Bacardi-Martini và Pernod Ricard, đều đã vượt mặt Diageo vốn đứng đầu số 1 thế giới, tung ra thị trường những dòng sản phẩm rượu mạnh không cồn.

Lời kết

Khi người tiêu dùng vẫn đặt sức khỏe làm ưu tiên hàng đầu, các dòng nước giải khát không cồn và có nồng độ cồn thấp sẽ tiếp tục trở thành xu hướng.

Do đó, phân khúc này được dự đoán sẽ trở thành một ngách thị trường tiềm năng và đầy tính hứa hẹn trong tương lai.