Các Startup trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình vận hành

Thiếu kiến thức và kinh nghiệm là một trong những vấn đề “nan giải” mà hầu hết dự án khởi nghiệp đều gặp phải, đặc biệt đối với những chủ dự án là người trẻ tuổi.

Bởi vì nguồn kiến thức là vô tận, trong khi những tri thức mới luôn được khám phá mỗi ngày.

Đây cũng là lý do khiến các dự án khởi nghiệp dù mọc lên “như nấm sau mưa” nhưng lại không đem lại nhiều hiệu quả.

Trên thực tế, ở nước ta có nhiều dự án khởi nghiệp chỉ biết làm ra sản phẩm mà không biết cách quảng bá, giới thiệu chúng đến tay người tiêu dùng như thế nào cho hiệu quả.

null
Thiếu kinh nghiệm và vội vàng là nguyên nhân khiến nhiều bạn trẻ khởi nghiệp thất bại.

Chính điều này đã khiến cho khả năng thành công của dự án không được cao.

Không những thế, có những doanh nghiệp mặc dù đã có sản phẩm tốt nhưng khi tiếp cận các quỹ đầu tư thì việc định giá, sổ sách kế toán, tài chính lại không thuận lợi.

Do đó, nếu muốn tăng khả năng cạnh tranh cho dự án của mình thì cần phải có số liệu báo cáo cụ thể và được thực hiện bởi các đơn vị kế toán chuyên nghiệp.

Đây cũng được là khó khăn khi khởi nghiệp của nhiều Startup.

Lợi thế của dân công nghệ sinh học - chuyên môn và sáng tạo

Điểm chung của các Startup trẻ là cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo và bản lĩnh hơn người.

Sản phẩm sinh học được tạo ra từ phòng lab, phòng R&D, được sản xuất quy mô lớn bằng dây chuyền công nghiệp và sẽ đến với người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng bá sản phẩm, truyền thông, kinh doanh.

Sẽ còn gì tuyệt vời hơn khi những công việc này được đảm nhiệm bởi chính người am hiểu sâu sắc sản phẩm của doanh nghiệp mình.

null
Dân công nghệ sinh học sẽ am hiểu và nắm rõ về sản phẩm mình tạo ra.

Bởi lẽ, chính những kỹ sư công nghệ sinh học vững vàng chuyên môn sẽ là người phát ngôn lý tưởng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có.

Với khả năng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm sinh học giàu tính ứng dụng, sinh viên ngành công nghệ sinh học hoàn toàn có thể khởi nghiệp theo cách của riêng mình.

Đặc biệt, sự bảo trợ của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn sẽ là bệ phóng quan trọng để đưa các ý tưởng từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học trở thành hiện thực.

Điểm danh các mô hình khởi nghiệp công nghệ sinh học thành công

Điểm chung của các Startup trẻ là cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo với những mô hình mới và bản lĩnh.

Thành công từ cây giống cấy mô

Chị Nguyễn Phượng Hằng, chủ Cơ sở cây giống cấy mô HF, lên kế hoạch mở rộng nghiên cứu, phát triển các loại giống cây trồng bằng phương pháp cấy mô để cung cấp cho bà con nông dân các tỉnh miền Tây.

Chị đã đoạt giải nhì trong Cuộc thi Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Tháp và giải ba tại Cuộc thi Khởi nghiệp ĐBSCL với dự án khởi nghiệp "Sản xuất và kinh doanh cây giống cấy mô".

Năm 2009, chị Nguyễn Phượng Hằng quyết định từ bỏ công việc với mức lương ổn định, về quê khởi nghiệp làm cây giống cấy mô.

null
Kỹ sư Nguyễn Phượng Hằng kiểm tra chuối giống được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

Với kiến thức tích lũy được từ chuyên ngành công nghệ sinh học và kinh nghiệm 5 năm, chị Hằng đầu tư phòng thí nghiệm nuôi cấy mô, mua sắm trang thiết bị cần thiết.

Cơ duyên lại đưa chị gắn bó với cây chuối.

Chị Hằng tìm mua cây giống chuối tốt, đạt yêu cầu ở khắp nơi mang về xử lý, thí nghiệm nhân nuôi một thời gian rồi đưa cây ra ngoài môi trường tự nhiên thuần hóa trước khi cung cấp cho khách hàng.

Từ thành công bước đầu này, chị Hằng tập trung phát triển cây giống cấy mô đối với các loại chuối như chuối xiêm, chuối già, chuối sáp và có đầu ra ổn định.

Mô hình khởi nghiệp tạo Bonsai bằng dây đồng

Tại thành phố hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), anh Trịnh Trần Ngọc Anh (38 tuổi; ngụ phường 1, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) được nhiều người biết đến với biệt tài làm kiểng bonsai bằng dây đồng.

Vốn đam mê tạo dáng kiểng bonsai, sau thời gian tham gia tạo tác những chậu hoa kiểng bonsai thông thường, anh Ngọc Anh bắt đầu thử nghiệm tạo ra các loại bonsai bằng dây đồng.

null
Anh Trịnh Trần Ngọc Anh bên sản phẩm bonsai mini.

Mỗi sản phẩm đều được anh thổi hồn vào một cách sinh động theo nhiều dáng thế như: dáng trực, dáng xiên, dáng hoành, dáng huyền...

Đến năm 2017, những chậu bonsai nhỏ nhắn, xinh xắn và tinh xảo của anh được tung ra thị trường, trở thành món hàng lưu niệm độc đáo của thành phố hoa nổi tiếng nhất miền Tây.

Đến nay, anh cung cấp cho thị trường hàng ngàn sản phẩm các loại.

Áp dụng công nghệ sinh học để khởi nghiệp trồng nấm

Cũng là "dân" công nghệ sinh học và có 5 năm trải nghiệm tại Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao (huyện Củ Chi, TP HCM), chị Huỳnh Thị Thanh Nhàn (28 tuổi) về mở cơ sở trồng nấm tại quê nhà.

Cơ sở trồng nấm Huỳnh Gia được thành lập năm 2020.

Từ tiền tích lũy và số vốn hỗ trợ của gia đình, hai chị em đầu tư trang thiết bị, tự thiết kế nhà trồng nấm quy mô khoảng 500 m2.

null
Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp (bìa trái), tham quan mô hình trồng nấm của Cơ sở trồng nấm Huỳnh Gia.

Với kiến thức chuyên ngành công nghệ sinh học và công nghệ hóa học của chị em Thanh Nhàn, Thì Nhớ, Cơ sở trồng nấm Huỳnh Gia dần chủ động từ nhân giống, làm phôi nấm đến nuôi trồng nấm thương phẩm.

Nhờ vậy, cơ sở kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá thành sản xuất cũng được kéo giảm hiệu quả hơn.

Lời kết

Với sự sáng tạo và khả năng chuyên môn cao, các Startup vô cùng lợi thế trong việc nghiên cứu và cho ra mắt những sản phẩm.

Tuy nhiên, họ sẽ gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh và vận hành, đòi hỏi sự tích lũy kinh nghiệm và học hỏi liên tục.