Việt Nam đầu tư ra nước ngoài gần 400 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2022

Trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt gần 398,3 triệu USD, bằng 69,6% với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới 9 tháng năm 2022 tăng mạnh so với cùng kỳ do có 05 dự án lớn mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Tổng vốn đầu tư mỗi dự án hơn 34,68 triệu USD.

null
Chín tháng năm 2022, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt gần 398,3 triệu USD, bằng 69,6% với cùng kỳ năm 2021.

Ngoài ra, có 15 lượt dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm trên 50,9 triệu USD, bằng 12% so với cùng kỳ.

Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 13 ngành.

Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 11 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư trên 291,6 triệu USD, chiếm 55,2% tổng vốn đầu tư.

Điểm danh những doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài

Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang rót vốn đầu tư vào Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã dùng chiến thuật "ngược dòng".

Họ "tấn công để phòng thủ", giúp doanh nghiệp Việt lớn mạnh, giữ được thương hiệu và vươn ra quốc tế.

Trong số đó, nổi bật là các dự án của Nutifood, King Coffee, Trung Nguyên, VinFast và Hòa Bình.

Nutifood đầu tư 51% vốn vào công ty thực phẩm bổ sung của Thụy Điển

Ngày 17-9, Tập đoàn Nutifood công bố vừa hoàn tất thủ tục đầu tư 51% vào công ty thực phẩm bổ sung Cawells, nắm quyền chi phối của doanh nghiệp châu u này.

Đây là một thương hiệu thực phẩm bổ sung Thụy Điển ra đời cách đây 8 năm, bởi những nhà sáng lập có kinh nghiệm hơn 30 năm trong ngành.

Ông Trần Bảo Minh, Phó Chủ tịch HĐQT Nutifood, cho biết:

"Trong tương lai, chúng tôi có kế hoạch mua thêm một số thương hiệu tốt từ Mỹ, Úc để thực hiện tham vọng đưa Nutifood trở thành thương hiệu thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu châu Á" - ông Trần Bảo Minh tiết lộ.
null
Nutifood vừa hoàn tất thủ tục thâu tóm 51% cổ phần Cawells (Thụy Điển). Ảnh: Nutifood.

Theo ông Trần Bảo Minh, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Nutifood, việc đầu tư nắm quyền chi phối tại Cawells giúp công ty có danh mục sản phẩm với hơn 120 loại thực phẩm bổ sung và dinh dưỡng khác nhau.

Nutifood cũng là công ty dinh dưỡng đầu tiên của Việt Nam sở hữu nhà máy tại Thụy Điển và xây dựng Viện Nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển (NNRIS).

null
Viện nghiên cứu dinh dưỡng NutiFood Thuỵ Điển.

Các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh cà phê: King Coffee, Trung Nguyên Legend sôi động mở rộng thị trường

Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), vừa cho biết niên vụ cà phê 2021-2022 có giá trị xuất khẩu xác lập kỷ lục 3,9 tỷ USD.

Đây là mức cao nhất từ trước đến nay.

Hai điểm sáng nổi bật là tỉ lệ cà phê chế biến tăng mạnh và nhiều thương hiệu cà phê Việt như:

Trung Nguyên Legend, King Coffee, L’amant Café…

King Coffee ra mắt sản phẩm đầu tiên không phải tại Việt Nam, mà là tại Mỹ.

Sau đó, King Coffee xuất hiện ở các thị trường quốc tế khác như Hàn Quốc, Singapore… rồi mới trở về Việt Nam.

null
King Coffee chinh phục thị trường Mỹ.

Điều đó có nghĩa rằng, ngay từ khi ra đời, King Coffee đã xác định tầm nhìn là trở thành một thương hiệu toàn cầu.

Vì thế, bên cạnh việc xuất khẩu cà phê với đa dạng sản phẩm, phù hợp với nhu cầu của từng thị trường, King Coffee còn đặt mục tiêu phát triển chuỗi quán, mở rộng mô hình franchise để quảng bá cà phê Việt Nam nhanh chóng.

Mới đây, mô hình "Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend" của Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã khai trương không gian đầu tiên trên thế giới tại trung tâm Thượng Hải - Trung Quốc.

null
Hình ảnh cửa hàng Trung Nguyên Legend tại Thượng Hải.

Đây là hoạt động đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Trung Nguyên Legend tại thị trường Trung Quốc, nâng tầm thương hiệu cà phê Việt Nam trên toàn cầu.

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, 800 triệu ly cà phê Trung Nguyên Legend đã được bán ra tại Trung Quốc.

VinFast ký một thỏa thuận về việc rót khoản đầu tư trị giá 2 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất xe điện và pin cho xe điện tại Mỹ

Theo biên bản ghi nhớ, VinFast sẽ tiếp tục đầu tư vào nhà máy theo nhiều giai đoạn khác nhau.

"Dự án tầm cỡ của VinFast sẽ mang đến nhiều việc làm tốt cho địa phương, cũng như một môi trường trong lành hơn khi ngày càng nhiều xe điện xuất hiện trên đường phố, góp phần giảm phát thải khí nhà kính",

Thống đốc bang Bắc Carolina, ông Roy Cooper, đánh giá.

null
VinFast và chính quyền bang Bắc Carolina (Mỹ) ký kết bản ghi nhớ về việc xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên của VinFast tại thị trường Bắc Mỹ.

Cơ sở sản xuất ngay tại thị trường sẽ giúp VinFast chủ động nguồn cung, ổn định giá thành và rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm.

Từ đó, họ giúp xe điện của VinFast trở nên dễ tiếp cận hơn với khách hàng, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu cải thiện môi trường của địa phương.

null
Xưởng lắp ráp của Nhà máy sản xuất ô tô VinFast.

Thông qua dự án xây dựng nhà máy tại Mỹ, VinFast khẳng định kế hoạch phát triển và sự đầu tư nghiêm túc của hãng tại thị trường quốc tế nói chung và Mỹ nói riêng.

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình hướng đến thị trường nước ngoài

Hiện Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình có rất nhiều cơ hội để lựa chọn đối tác và dự án.

Bên cạnh đó, Hòa Bình đã có cơ hội hợp tác với hơn 20 nhà thầu uy tín đến từ nhiều các quốc gia trên thế giới.

Theo đó, trong tương lai gần, những dự án tiềm năng dự kiến sẽ được tiến hành xây dựng tại thị trường nước ngoài vào năm 2023.

Cụ thể, công ty sẽ đầu tư 4 triệu CAD (khoảng 72 tỷ đồng) vào dự án 88 James tại Canada do Elite Developments Group làm chủ đầu tư.

Dự án thứ hai là Regent Street tại Australia với vốn đầu tư 2 triệu CAD (khoảng 36 tỷ đồng).

null
Xây dựng Hòa Bình muốn mang trăm tỷ đầu tư vào dự án bất động sản tại Canada và Australia.

Giám đốc Xây dựng thị trường nước ngoài của HBC cho rằng giá xây dựng cao sẽ giúp tăng doanh thu và lợi nhuận từ nước ngoài sẽ đóng góp lớn hơn cho Hòa Bình.

Mô hình kinh doanh chính của Hòa Bình tại nước ngoài sẽ là quản lý các nhà thầu phụ, thay vì đầu tư nhiều cho máy móc, thiết bị, vật liệu như ở Việt Nam.

Lời kết

Nhìn chung, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đã có tính đa dạng hơn so với thời gian trước, về cả thị trường đầu tư lẫn lĩnh vực đầu tư.

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới sẽ có những bước phát triển nhanh hơn và đa dạng hơn.

Đồng thời, việc nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài để nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài có hiệu quả hơn là vô cùng quan trọng.