Khi thu nhập cá nhân và ý thức tiêu dùng tăng, thay vì mua sắm lãng phí, khách hàng ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe, môi trường và các câu chuyện nhân văn sau từng sản phẩm.

null

Xu hướng tiêu dùng trách nhiệm khi hạn chế lãng phí, thói quen sống xanh và khả năng chi tiền cho cho các sản phẩm không gây ảnh hưởng đến môi trường tạo động lực để các công ty khởi nghiệp xây dựng mô hình kinh doanh bền vững, nâng cao khả năng được nhận đầu tư và thu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất xanh.

Người tiêu dùng chi tiêu "thoáng tay" hơn cho sản phẩm xanh

Theo khảo sát về Thói quen tiêu dùng của PwC năm 2021, người tiêu dùng ngày càng thân thiện với môi trường. Hơn 47% người tham gia khảo sát lựa chọn các sản phẩm có thể phân hủy sinh học.

null
Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm có thể phân hủy sinh học.

Khả năng độc lập tài chính và ý thức về sự ảnh hưởng của thói quen mua sắm đối với môi trường sống dẫn đến sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng.

Trước đó, số liệu thống kê của Nielsen về người tiêu dùng Việt Nam năm 2020 chỉ ra 80% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có cam kết "xanh" và "sạch", sản xuất từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường.

null
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến các thực phẩm "xanh" không gây tác động tiêu cực đến môi trường.

"Mua sắm ít đi nhưng tập trung vào các sản phẩm tốt, có thể chi nhiều tiền hơn cho các sản phẩm không gây hại đến môi trường" là quan điểm mua sắm của chị Nhung, 46 tuổi, Hà Nội.

Là nội trợ chính trong gia đình, chị hướng tới việc lựa chọn thực phẩm tự nhiên tốt cho sức khỏe.

Sau đại dịch, các loại thực phẩm tự nhiên Organic hoặc BiOrganic, thực phẩm không biến đổi gen, không có chất bảo vệ thực vật... được chị ưu tiên sử dụng bởi những phương pháp trồng trọt, chăn nuôi truyền thống phần nào gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên.

null
Các loại thực phẩm tự nhiên Organic hoặc BiOrganic, thực phẩm không biến đổi gen, không có chất bảo vệ thực vật… tốt cho sức khỏe được ưu tiên sử dụng.

Khi sử dụng các sản phẩm này, mức chi của gia đình tăng, song chị Nhung chấp nhận điều đó vì ý thức được các vấn đề sức khỏe và sinh thái phải đối mặt.

Bên cạnh các thực phẩm thiết yếu, chị Nhung hướng đến mua sản phẩm tốt, tránh mua sắm nhiều vượt nhu cầu để hạn chế sự lãng phí.

Xu hướng tiêu dùng của chị Nhung ngày càng phản ánh thói quen tiêu dùng có trách nhiệm khi hạn chế tối đa phát thải và tránh lãng phí.

Khảo sát người tiêu dùng của Deloitte Việt Nam vào 6/2021 cho thấy, nhân tố tác động đến hành vi mua hàng vẫn là đặc tính và chất lượng thay vì giá cả.

null

Điều này cũng có thể được lý giải do đại dịch tác động vào tâm lý khiến người tiêu dùng quan tâm hơn đến sức khỏe, sinh thái và các vấn đề xã hội.

null
Trên thực tế, các nhóm khách hàng, đặc biệt là các khách hàng trẻ tuổi luôn đòi hỏi nhiều hơn ở một sản phẩm hay dịch vụ.

Các đòi hỏi đó không chỉ bao gồm giá cả, chất lượng hay uy tín thương hiệu mà còn nằm ở những câu chuyện lớn lao hơn như trách nhiệm xã hội, giải quyết được các vấn đề về bất bình đẳng giới hay môi trường.

Đọc thêm: Xu hướng tiêu dùng xanh, sạch, đẹp đang dần khẳng định tầm ảnh hưởng

Đẩy mạnh đầu tư xanh

Xu hướng mua sắm ít hơn nhưng tập trung vào chất lượng hay chi nhiều tiền hơn cho các sản phẩm "xanh" của người tiêu dùng cũng là "chất xúc tác" để các startup mạnh dạn hơn trong việc triển khai các mô hình khởi nghiệp bền vững.

Nhiều ý tưởng kinh doanh bền vững bắt nguồn từ việc giải quyết nhu cầu về mong muốn tiêu dùng có trách nhiệm hơn của khách hàng.

Bắt nguồn từ ý tưởng tạo ra các sản phẩm "xanh" giúp người tiêu dùng thay đổi thói quen, đồng thời, nhìn ra tiềm năng phát triển thị trường. Nữ 9X Marina Trần Vũ đã quyết định về Việt Nam khởi nghiệp.

null
Marina Trần Vũ là founder kiêm CEO của Equo Vietnam, một startup chuyên sản xuất các sản phẩm thay thế nhựa dùng một lần như ống hút, dao, muỗng,... bằng bã cà phê, cỏ gạo. Nguồn: Internet.

Các sản phẩm được chế tạo từ 100% nguyên liệu tự nhiên như cỏ, dừa, gạo, bã mía và cà phê nhằm thay thế những sản phẩm nhựa sử dụng một lần được Marina xem như giải pháp xanh thiết thực hòa cùng xu hướng tiêu dùng có trách nhiệm với môi trường.

null
EQUO giới thiệu thị trường những sản phẩm ống hút mang tính đột phá vì hoàn toàn thiên nhiên.

Sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và những trăn trở về môi trường cũng là lý do khiến CEO Trương Tiến - Thương hiệu Isito muốn phát triển các sản phẩm ống hút từ rau củ quả, bột sinh tố. 

null
Ống hút rau củ Vistraw. (Nguồn: Tạp chí thần nông).

Các sản phẩm này không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn mang lại cuộc sống tốt hơn cho bà con nông dân và nâng cao giá trị nông sản Việt Nam.

Theo anh Tiến, chăm sóc sức khỏe cá nhân là xu hướng tất yếu ở các quốc gia phát triển và ở một đất nước đông dân như Việt Nam có tiềm năng thị trường lớn.

Việc xây dựng hệ sinh thái kinh doanh với các sản phẩm thân thiện môi trường là hành động văn minh, góp đóng góp vào việc bảo vệ môi trường trước nguy cơ cuộc sống của nhân loại đang ngày càng bị đe dọa trước sự biến đổi khí hậu.

null

Dưới góc độ quỹ đầu tư, khi nói về tiềm năng của các mô hình khởi nghiệp bền vững, bà Trần Hoài Phương - Phó chủ tịch và Quản lý đầu tư tại Việt Nam của Quỹ Wavemaker Partners cho biết hiện các quỹ mạo hiểm cũng thay đổi "khẩu vị" đầu tư khi tập trung vào một số ngành mang đến giá trị cho môi trường tiêu biểu là:

Agritech (công nghệ trong nông nghiệp).

null
Bà Trần Hoài Phương - Phó chủ tịch và Quản lý đầu tư tại Việt Nam.

Với tiềm năng thị trường tại Việt Nam lớn khi nông nghiệp chiếm tới 15% GDP tương đương thị trường khoảng 40 tỷ đô và ý thức tiêu dùng của người dùng đang thay đổi, các mô hình khởi nghiệp bền vững có nhiều triển vọng phát triển.

null
Các mô hình khởi nghiệp bền vững có nhiều triển vọng phát triển,tiêu biểu là Agritech (công nghệ trong nông nghiệp).

"Ưu tiên đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ mô hình kinh doanh bền vững, tạo ra các tác động tích cực đến xã hội" cũng là tiêu chí đầu tư của CEO Bùi Thành Đô - Quỹ đầu tư ThinkZone.

null
Ưu tiên đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ mô hình kinh doanh bền vững, tạo ra các tác động tích cực đến xã hội" cũng là tiêu chí đầu tư của CEO Bùi Thành Đô - Quỹ đầu tư ThinkZone.

Đọc thêm: Nhiều doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu ESG, coi mình là một dòng chảy của xã hội

Việt Nam ủng hộ khởi nghiệp xanh

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang có sự xuất hiện và đóng góp mới của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tạo tác động xã hội (impact start-up).

Với nền tảng công nghệ mới, các doanh nghiệp đã cho ra đời nhiều mô hình kinh doanh mới, tăng trưởng nhanh, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.

null
Với nền tảng công nghệ mới, các doanh nghiệp đã cho ra đời nhiều mô hình kinh doanh mới, tăng trưởng nhanh, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.

Xu hướng này cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời để doanh nghiệp cùng lúc đạt được hai mục tiêu là tạo giá trị kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.

Bên cạnh khả năng sinh lời, mô hình kinh doanh khởi nghiệp xanh cần phải phát triển bền vững đồng thời giải quyết được các thách thức của xã hội.

Đây là một trong những yếu tố tiên quyết tạo "lực đẩy" để các doanh nghiệp nâng cao khả năng nhận đầu tư.

Đồng thời, khi giải quyết được bài toán "xanh" trong hoạt động sản xuất với các tiêu chí như đạt chuẩn chất lượng, xử lý chất thải phát sinh đạt tiêu chuẩn, sản xuất tiết kiệm năng lượng, giải pháp tái chế chất thải…

Doanh nghiệp có thể xâm nhập và hưởng các mức thuế suất ưu đãi khi tấn công vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU.

Tại Việt Nam, theo quy định của Nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường, được gắn "Nhãn xanh Việt Nam" sẽ được hưởng những ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí về bảo vệ môi trường.

null
"Nhãn xanh Việt Nam" .

Theo đánh giá của ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), qua các cuộc thi Techfest, nhất là sau đợt dịch COVID-19 cho thấy, các start-up có rất nhiều ý tưởng mới và khả năng liên kết mới để giải quyết các bài toán cho xã hội và doanh nghiệp.

Họ được gọi là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tạo tác động xã hội, hay là start-up "xanh".

null
Cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest Vietnam 2021).

Trước đây, sáng tạo xã hội thường gắn với doanh nghiệp xã hội, tính chất phi lợi nhuận, thì nay đã trở thành mô hình kinh doanh mới của các start-up.

Các start-up thích ứng nhanh, thấu hiểu nhu cầu của xã hội ở các lĩnh vực như: Môi trường, sức khỏe, chăm sóc người già, chăm sóc trẻ em, những vấn đề liên quan người khuyết tật,...
Hiện, thị trường đã đón nhận một số giải pháp nổi bật như: Sản phẩm cánh tay rô-bốt cho người khuyết tật Vulcan, bao bì bảo quản sinh học của Công ty Galaxy Biotech, ứng dụng Sale work, ống hút cỏ Greenjoy, mô hình Dining in the Dark,…

null
Sản phẩm cánh tay rô-bốt cho người khuyết tật Vulcan.

null
Sản phẩm bao bì bảo quản sinh học của Công ty Galaxy Biotech.

null
Sản phẩm ống hút cỏ Greenjoy.

Nhiều chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tạo tác động xã hội có nhiều cơ hội để mở rộng quy mô và phát triển mạnh mẽ.

Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD), Trưởng làng Thách thức và Sáng tạo xã hội của Techfest nhận định, trong bối cảnh COVID-19, các thách thức của môi trường càng rõ nét hơn, các vấn đề về đói nghèo và bất bình đẳng gia tăng, thì việc giải các bài toán đó của xã hội là vấn đề ưu tiên và là nhu cầu hàng đầu của thị trường.

null
Bà Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng MSD, Trưởng làng Thách thức và Sáng tạo xã hội.

Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng đã đưa ra 10 xu hướng công nghệ, trong đó nêu bật các xu hướng công nghệ về giáo dục, chăm sóc sức khỏe, tiếp cận các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người nghèo, người khuyết tật, thúc đẩy chuỗi cung ứng,...

Doanh nghiệp nào nắm bắt được cơ hội, xu hướng và đi đầu, dẫn dắt sự thay đổi sẽ có cơ hội phát triển và mở rộng quy mô vượt bậc trong giai đoạn này.

Càng ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài quan tâm đầu tư cho các start-up tạo các giá trị xã hội.

Thí dụ, chương trình Shinhan Square Bridge đã đầu tư 1,5 triệu USD từ năm 2021 đến 2023 để hỗ trợ xây dựng xu hướng start-up khởi nghiệp sáng tạo giải quyết các thách thức xã hội tại Việt Nam.

null
Chương trình Shinhan Square Bridge.

Nhìn ở góc độ giải quyết các vấn đề môi trường, bà Nguyễn Như Quỳnh, chuyên gia Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Trưởng làng Công nghệ tạo tác động xã hội trong các kỳ Techfest chia sẻ, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại COP26.

null
Các tổ chức, đối tác quốc tế đồng hành cùng Việt Nam thực hiện cam kết tại COP26.

Các doanh nghiệp lớn đã có nhiều cam kết và hành động để đạt mục tiêu chung, và đây cũng là cơ hội cho các start-up đưa ra các ý tưởng, công nghệ mới để đạt cùng lúc hai mục tiêu về kinh tế và giảm phát thải tới mức thấp nhất.

null
Ðồng thời, cũng là cơ hội để các chương trình, hỗ trợ cho start-up trong lĩnh vực này hình thành và phát triển mạnh mẽ hơn.

Tiếp nối các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp tạo tác động trước đây, vừa qua, UNDP và các đối tác đã cam kết dành 2,5 triệu USD để hỗ trợ hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó COVID-19 giai đoạn từ năm 2021 đến 2024, trong đó có nhóm khởi nghiệp sáng tạo tạo tác động xã hội.

Hiện nay, người tiêu dùng trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam đang hướng tới các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường và coi đó như một tiêu chuẩn cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.

Nhiều chuyên gia cho rằng, sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng trong bối cảnh dịch COVID-19 sẽ vừa là cơ hội vừa là thách thức startup trong việc sản xuất, cung ứng hàng hóa theo các tiêu chí xanh, sạch, minh bạch thông tin sản phẩm để thu hút người tiêu dùng.