Giữ chân nhân viên liên quan đến các hành động chiến lược nhằm giúp nhân viên có động lực và sự tập trung để họ quyết định tiếp tục làm việc và làm việc hiệu quả vì lợi ích của tổ chức.

Cùng tìm hiểu 4 yếu tố duy trì nhân viên qua bài viết dưới đây, đó là:

Văn hóa có chủ đích, Sự trao quyền và tính linh hoạt, Đào tạo và phát triển, và Đãi ngộ thỏa đáng.

4 Yếu tố giữ chân nhân viên cho doanh nghiệp.
4 Yếu tố giữ chân nhân viên cho doanh nghiệp.

1. Văn hóa có chủ đích - Purposeful Culture

Văn hóa có chủ đích không giống rượu cũ trong bình mới.

Văn hóa và hành trình biến đổi của nó không thể được đo lường chỉ bằng mức độ tương tác.

Thay vào đó, văn hóa phải được tạo dựng và nuôi dưỡng có mục đích, có lý tưởng để phù hợp và hỗ trợ các mục tiêu tổ chức.

Khi các tổ chức cố gắng điều chỉnh văn hóa, họ thường tập trung nỗ lực vào các giá trị, chính sách hoặc mức độ tham gia được tán thành.

Mặc dù những nỗ lực này là cần thiết nhưng vẫn chưa đủ để tạo ra sự khác biệt cũng như sự phù hợp với chiến lược độc đáo của tổ chức.

Các tổ chức cần tập trung vào các chỉ số như sự tham gia của nhân viên, khả năng lãnh đạo, sự tin tưởng, dịch vụ, an toàn, đổi mới, cải tiến liên tục, sự tham gia của cộng đồng, đạo đức, tính cách và sự tôn trọng.

Xây dựng văn hóa có mục đích là hoạt động tái cơ cấu nội tại doanh nghiệp.
Xây dựng văn hóa có mục đích là hoạt động tái cơ cấu nội tại doanh nghiệp.

Những thuộc tính này là những gì làm cho một tổ chức trở nên lành mạnh và thúc đẩy cách mọi người tương tác với nhau trong việc hoàn thành công việc.

Đó cũng chính là yếu tố đầu tiên để giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp.

 2. Sự trao quyền và tính linh hoạt - Empowerment and Flexibility

Trong một thế giới mà cuộc cạnh tranh để thu hút và giữ chân những nhân viên giỏi nhất được thiết lập ngày càng gay gắt, sự trao quyền và tính linh hoạt sẽ là “đấu trường” tiếp theo cho các doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển nhân tài.

Công việc không còn bị giới hạn trong những giờ truyền thống; thay vào đó, nhiều người làm việc 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần.

Nhưng trong môi trường này, người sử dụng lao động phải đầu tư vào các công cụ giúp nhân viên có thể thực hiện công việc của họ dễ dàng hơn, giúp công việc không có ma sát và giảm bớt sự quản lý.

Sự trao quyền giúp nhân viên dễ dàng phát huy khả năng làm việc của bản thân hơn.
Sự trao quyền giúp nhân viên dễ dàng phát huy khả năng làm việc của bản thân hơn.

Hơn nữa, nhân viên sẽ ngày càng mong đợi công việc được trao quyền nhiều hơn.

Họ sẽ muốn thấy sức lao động của họ có tác động rõ ràng không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho xã hội một cách rộng rãi hơn.

Người sử dụng lao động sẽ cần đảm bảo chiến lược rộng lớn hơn của họ bao gồm một mục đích xã hội cho nhân viên.

Đây là yếu tố thứ hai để tạo cảm hứng về một môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên.

 3. Đào tạo và phát triển - Training and Development

Các doanh nghiệp thành công hiểu rằng sẽ có lợi hơn và tiết kiệm chi phí hơn nếu phát triển nhân viên hiện tại của họ thay vì tìm kiếm tài năng mới.

Đó là bởi phương pháp giữ chân nhân viên này giúp tăng hiệu quả trong các quy trình, dẫn đến lợi nhuận tài chính.

Khả năng áp dụng các công nghệ và phương pháp mới, sự đổi mới trong chiến lược và sản phẩm cũng được đẩy mạnh.

Đào tạo và phát triển giúp nuôi dưỡng nhân tài cho doanh nghiệp.
Đào tạo và phát triển giúp nuôi dưỡng nhân tài cho doanh nghiệp.

Đào tạo và phát triển nhân viên sẽ làm tăng sự hài lòng trong công việc và tinh thần của nhân viên.

Khi động lực làm việc gia tăng, sự luân chuyển của nhân viên cũng theo đó giảm dần.

Đáng chú ý, một trong những nội dung đào tạo cốt lõi phải kể đến chính là xây dựng sự gắn kết giữa nhân viên với lãnh đạo và doanh nghiệp.

Chương trình đào tạo này sẽ truyền lửa và cảm hứng tới nhân viên để thôi thúc đam mê học hỏi và trau dồi năng lực trong họ.

Tìm hiểu về chuỗi chương trình tiêu chuẩn “Lãnh đạo tạo gắn kết” của Dale Carnegie Việt Nam, đơn vị đào tạo nhân sự với hơn 100 năm kinh nghiệm phát triển toàn cầu, qua bài viết của Trends Việt Nam tại đây:

Lãnh đạo Bền vững với 32 năng lực của nhà lãnh đạo từ Chuỗi chương trình “Lãnh Đạo Tạo Gắn Kết” - Engagement Leader. 

4. Đãi ngộ thỏa đáng - Ample Compensation

Một số nhân viên lựa chọn mức lương chưa cao để làm việc cho một công ty khởi nghiệp bởi họ tin tưởng vào tương lai của tổ chức đó.

Tuy nhiên, chiến lược đãi ngộ thỏa đáng cho nhân viên luôn là một yếu tố không thể tách rời trong quản lý duy trì nhân viên.

Khi nhân viên được đãi ngộ thỏa đáng, họ cảm thấy có động lực để làm việc.

Tinh thần và mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên tăng lên khi họ nhận được đãi ngộ thỏa đáng.
Tinh thần và mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên tăng lên khi họ nhận được đãi ngộ thỏa đáng.

Tinh thần cao đảm bảo rằng nhân viên có đủ động lực để đến làm việc mỗi ngày và hoàn thành công việc hết khả năng.

Lời kết

Giữ chân một nhân viên chất lượng sẽ hiệu quả hơn là tuyển dụng, đào tạo và định hướng một nhân viên thay thế có chất lượng tương đương.

Do đó, các chủ doanh nghiệp, nhà quản lý cần nắm bắt được những yếu tố mà nhân viên thật sự quan tâm khi làm việc và ở lại một tổ chức.