1. Tài chính bền vững
Một lĩnh vực quan trọng trong việc thúc đẩy các mô hình khởi nghiệp và kinh doanh bền vững là tài chính.
Tài chính bền vững kết hợp các nguyên tắc các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) vào các quyết định kinh doanh và chiến lược đầu tư, bao gồm các vấn đề từ biến đổi khí hậu đến thực tiễn lao động.
Các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) trở thành những yếu tố quan trọng các nhà đầu tư hướng tới.
Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư nhận ra giá trị của mô hình "net zero" (Không phát thải ròng).
Đồng thời, trong tương lai, hầu hết hoạt động kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng bởi tính bền vững, do đó, các ngân hàng lớn bao gồm bao gồm:
Bank of America và JPMorgan Chase đã cam kết đầu tư hàng nghìn tỷ USD cho hoạt động giảm biến đổi khí hậu.
2. Chuỗi cung ứng bền vững
Quản lí chuỗi cung ứng bền vững (Sustainable Supply Chain Management – SSCM) được định nghĩa là việc tạo ra chuỗi cung ứng phối hợp thông qua việc tự nguyện hội nhập kinh tế, môi trường và xã hội với các hệ thống kinh doanh tổ chức chính được thiết kế để quản lí có hiệu quả và hiệu quả các nguồn nguyên liệu, thông tin, và dòng vốn gồm :
Các nguồn nguyên liệu, thông tin, và dòng vốn liên quan đến mua sắm, sản xuất và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ.
Việc quản lý này nhằm đáp ứng các yêu cầu của các bên liên quan và cải thiện khả năng cạnh tranh, và khả năng phục hồi của tổ chức trong ngắn hạn và dài hạn.
Tính bền vững của chuỗi cung ứng gắn với nỗ lực của các công ty trong việc giảm thiểu tác động đến môi trường, con người trong hành trình sản phẩm từ việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô đến sản xuất, lưu trữ, giao hàng và liên kết vận chuyển.
Hiện, các công ty như Salesforce thúc đẩy các tiêu chuẩn cao hơn từ các nhà cung cấp của họ bằng cách nhấn mạnh vào yếu tố khí hậu và nhân quyền.
Theo TS Jens Dinkel, PwC Đức, tính bền vững cho phép chuỗi cung ứng hoạt động ổn định hơn.
Để đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu, các chiến lược chuỗi cung ứng phải tính đến mối quan tâm về sinh thái và xã hội.
3. Du lịch bền vững
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), định nghĩa của du lịch bền vững (trong tiếng anh gọi là Sustainable Tourism) là:
Một hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu du khách, ngành du lịch và cộng đồng địa phương về cả 3 phương diện kinh tế, xã hội và môi trường.
Tuy nhiên hình thức này sẽ không làm ảnh hưởng đến văn hóa địa phương, sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái tự nhiên trong hiện tại và cả tương lai.
Hiện nay, theo xu thế bảo vệ môi trường và lối sống xanh, du lịch bền vững chính là giải pháp cho mọi rắc rối liên quan đến môi trường.
Không những giải quyết được vấn đề kế sinh nhai cho người dân địa phương trên chính vùng đất của họ, hình thức này còn đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững và ổn định.
Khi các hoạt động du lịch dừng lại do đại dịch, du lịch bền vững trở thành chủ đề được thảo luận rộng rãi.
Tuy nhiên, cơ hội chuyển đổi sang các mô hình phát triển bền vững trong du lịch chỉ thành công khi thay đổi về quy địnhs, hành vi người tiêu dùng và áp dụng các công nghệ tiên tiến.
Trong ngành hàng không, các công cụ tìm kiếm chuyến bay như Google bắt đầu hiển thị số lượng khí thải carbon trong các chuyến bay thuộc một số hãng hàng không để khách hàng có thể tùy chọn trả tiền giúp bù đắp lượng khí thải carbon.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất ô tô đang suy nghĩ về những cách thức mới để biến xe điện thành phương thức di chuyển cho tất cả mọi người.
Các thành phố cũng xem xét đổi mới hệ thống quản lý giao thông, bãi đậu xe tiên tiến... để giúp giảm lượng khí thải và tắc nghẽn.
4. Thời trang bền vững
Theo thống kê mới nhất của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, thời trang là ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều nước thứ 2 thế giới và lượng khí carbon thải ra môi trường chiếm từ 8-10% (tương đương lượng khí thải carbon của toàn bộ châu u), nhiều hơn lượng phát thải từ các máy bay và tàu thủy cộng lại.
Trước nguy cơ đó, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm tòi, thử nghiệm để cho ra đời những chất liệu an toàn và thân thiện với môi trường làm nguyên liệu sản xuất cho ngành công nghiệp may mặc.
Ngành công nghiệp thời trang đang có lợi thế trong việc dẫn đầu xu thế bền vững.
Có nhiều cách để giảm lượng khí thải, thúc đẩy quá trình khử cacbon và khuyến khích hành vi tiêu dùng bền vững (tái chế hoặc buôn bán quần áo cũ).
Những thay đổi này tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh và có thể mang lại các triển vọng về tài chính.
Khoảng 60% các hoạt động thời trang bền vững sẽ yêu cầu đầu tư trả trước, nhưng đối với toàn ngành, 55% sẽ tiết kiệm được chi phí ròng.
Người tiêu dùng cũng đang thúc đẩy ngành công nghiệp thay đổi, với 63% coi việc thúc đẩy tính bền vững của một thương hiệu là một yếu tố mua hàng quan trọng.
5. Thực phẩm bền vững
Chế độ ăn bền vững là chế độ ăn ít tác động đến môi trường, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, dinh dưỡng và mang lại cuộc sống lành mạnh cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Chế độ ăn bền vững bảo vệ và tôn trọng đa dạng sinh học và hệ sinh thái, được chấp nhận về mặt văn hóa, dễ tiếp cận, công bằng về kinh tế và giá cả phải chăng, đầy đủ dinh dưỡng, an toàn và lành mạnh, đồng thời tối ưu hóa nguồn tài nguyên thiên nhiên và con người.
Con người không thể có nguồn cung cấp thực phẩm an toàn trừ khi nguồn cung cấp thực phẩm đó bền vững.
Phân tích dữ liệu và cảm biến có thể giúp quản lý thực phẩm tốt hơn trong một số ngành công nghiệp.
Đối với việc đánh bắt cá, nhiều công ty vẫn còn dùng phương pháp đánh bắt truyền thống.
Với công nghệ tiên tiến, ngư dân không chỉ tăng sản lượng đánh bắt đồng thời có thể bảo vệ một số loài cá khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Việc gia tăng tính bền vững trong hoạt động đánh bắt các có thể giảm chi phí khoảng 11 tỷ USD và cải thiện được nguồn tài nguyên đại dương.
Để tìm hiểu về "bí quyết" giúp các mô hình khởi nghiệp bền vững nhìn ra tiềm năng phát triển và thu hút vốn từ các nhà đầu tư, độc giả có thể mua vé tham gia workshop "Khởi nghiệp bền vững: Cơ hội dẫn đầu trong thời đại mới" được tổ chức từ 18h đến 19h30 ngày 29/6 tại Zion Sky Lounge and Dining (87A Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM).