Cụ thể, các doanh nghiệp sẽ cần nắm bắt 6 xu hướng trong năm 2023:

- AI, máy học (ML) và AI tổng quát;
- Tự động hóa;
- Thực tế tăng cường (AR);
- RFID, mã QR và các công nghệ lưu trữ thông minh khác;
- Công nghệ di động;
- Dữ liệu hóa.

null

1. AI, máy học (Machine Learning - ML) và AI tổng quát - Tiềm năng phát triển hơn nữa

Các nhà bán lẻ đã và đang sử dụng các giải pháp AI trong thời gian dài. 

Thuật toán học máy đề xuất sản phẩm cho khách hàng dựa trên lịch sử mua sắm, địa điểm và thói quen mua hàng ngày càng phổ biến. 

Trong tương lai, các nhà bán lẻ cần cập nhật và tăng cường sử dụng AI và công nghệ liên quan.


2. Tự động hóa - Tích hợp tối ưu hóa quy trình

Các nhà bán lẻ năm 2023 cần đầu tư mạnh vào tự động hóa để sử dụng công nghệ và giảm sự can thiệp của con người trong các nhiệm vụ lặp đi lặp lại. 

Phần mềm tự động hóa tiếp thị hỗ trợ bởi AI có thể phân tích dữ liệu lịch sử khách hàng để cá nhân hoá các chương trình khuyến mại trên các kênh khác nhau.

Tự động hóa giúp nhà bán lẻ tối ưu hóa hành trình khách hàng (Ảnh: Unsplash).
Tự động hóa giúp nhà bán lẻ tối ưu hóa hành trình khách hàng (Ảnh: Unsplash).

3. Thực tế tăng cường (AR) - Khi trải nghiệm được chú trọng

Sau đại dịch, công nghệ AR đã trở nên quan trọng hơn khi người tiêu dùng cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa mua sắm trực tuyến và thực tế. 

Sử dụng AR giúp khách hàng duyệt sản phẩm lâu hơn và có nhiều khả năng mua hơn người không sử dụng. 

Trải nghiệm AR cũng giảm khả năng trả lại sản phẩm.


4. RFID, mã QR và các công nghệ thông minh khác

Việc sử dụng công nghệ thông minh là một yếu tố quan trọng để nâng cao trải nghiệm đa kênh cho các nhà bán lẻ truyền thống. 

Các công nghệ thông minh như RFID và mã QR đang trở thành xu hướng phổ biến, giúp mang lại trải nghiệm liền mạch cho khách hàng trên các điểm tiếp xúc, bao gồm trực tuyến, cửa hàng, di động và mạng xã hội.


5. Công nghệ di động - Tất yếu trong thời đại số

Kết hợp RFID, mã QR và công nghệ tại cửa hàng, công nghệ di động giúp thanh toán và đơn hàng trực tuyến nhanh hơn, cùng cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn. 

Sự phổ biến của điện thoại thông minh yêu cầu ứng dụng mua sắm, hệ thống thanh toán và tiếp thị được cá nhân hóa qua điện thoại. 

Công nghệ di động cũng giúp quảng bá sự kiện, cung cấp thông tin cho khách hàng và thúc đẩy lưu lượng truy cập.

Công nghệ di động giúp cuộc sống của người tiêu dùng trở nên dễ dàng hơn (Ảnh: Unsplash).
Công nghệ di động giúp cuộc sống của người tiêu dùng trở nên dễ dàng hơn (Ảnh: Unsplash).

6. Dữ liệu hóa - Khai thác triệt để sức mạnh của công nghệ

Các nhà bán lẻ cần tận dụng các nền tảng thông tin chi tiết và phân tích dữ liệu bán lẻ mạnh mẽ. 

Theo đó, giải pháp tích hợp dữ liệu đám mây và phần mềm tích hợp dữ liệu thương mại điện tử sẽ giúp tập hợp dữ liệu từ các kênh khác nhau và sử dụng các nền tảng phân tích được hỗ trợ bởi AI và ML để có thông tin chi tiết và hữu ích.

Các nhà bán lẻ nên chú trọng khai thác sức mạnh của dữ liệu (Ảnh: Unsplash).
Các nhà bán lẻ nên chú trọng khai thác sức mạnh của dữ liệu (Ảnh: Unsplash).

Lời kết

Tất cả đều yêu cầu các nhà bán lẻ không ngừng cập nhật, thích nghi và phát triển để đảm bảo lợi thế cạnh tranh trong thời đại công nghệ và vượt qua những khó khăn hiện tại.

Lược dịch từ bài phân tích của chuyên gia Rajendra Roul.