Theo quy tắc 7-38-55, 38% hiệu quả của quá trình giao tiếp phụ thuộc vào tông giọng. Nghiên cứu cũng chỉ ra cử chỉ cơ thể và tông giọng đóng vai trò quan trọng hơn nội dung cuộc trò chuyện.

Chính vì vậy, việc hiểu được các vấn đề thường gặp sẽ giúp bạn điều tiết được tông giọng của mình và đạt hiệu quả giao tiếp mong muốn.

Những vấn đề thường gặp về tông giọng

- Giọng đều đều:

Khó tạo ra điểm nhấn cho nội dung, khiến người nghe dễ mất hứng thú.

- Giọng lầm bầm:

Vô tình tạo ấn tượng rằng bạn không chắc chắn về lời nói của mình, đồng thời gây khó chịu cho người nghe.

null Vấn đề về tông giọng là một trong những lý do làm giảm sức nặng của lời nói.


- Giọng quá to hoặc quá nhỏ: 

Giọng nói quá nhỏ khiến những điều bạn nói không được truyền tải đầy đủ, trong khi giọng quá to có thể khiến đối phương khó chịu và mất thiện cảm. 

- Tốc độ nói quá nhanh hoặc quá chậm:

Nói quá nhanh tạo cảm giác bạn đang lo lắng, quá khích và nội dung thiếu rõ ràng, còn nói quá chậm khiến người nghe dễ dàng cảm thấy chán nản.

- Giọng quá cao hoặc quá thấp:

Tông giọng quá cao có thể làm người nghe nghĩ rằng bạn đang lo lắng hoặc thiếu nghiêm túc. Ngược lại, tông giọng thấp khiến người khác khó tiếp nhận nội dung bạn muốn truyền tải.

Bí quyết tăng sức nặng cho lời nói

- Điều chỉnh tư thế:

Hãy chú ý tới phần cổ của mình. Chúng ta thuờng có xu hướng chúi đầu về phía trước, tư thế này ngăn thanh quản chuyển động thoải mái và khiến giọng nói của bạn không được trơn tru.

Ngoài ra, cong lưng quá mức hoặc căng cứng cổ và họng cũng ảnh hưởng đến giọng nói. Cong lưng khiến các phần cơ bắp khác căng hơn, ảnh hưởng đến giọng nói, còn căng cứng cổ và họng sẽ tác động lên hơi thở, từ đó ảnh hưởng lên tông giọng của bạn.

null Dù đứng hay ngồi, điều chỉnh tư thế cũng góp phần giúp giọng nói của bạn lưu loát hơn.


- Điều chỉnh tốc độ nói:

Tốc độ nói vừa phải thường nằm trong khoảng 120 đến 160 chữ trong một phút. Để xác định tốc độ của mình, bạn có thể thử cách sau:

Bước 1: Chọn một đoạn văn
Bước 2: Đọc trong 1 phút với tốc độ của bạn và ghi âm lại
Bước 3: Đếm số chữ bạn đã đọc được trong 1 phút

Sau khi xác định được tốc độ của mình, bước còn lại là ghi nhớ và luyện tập để điều chỉnh.

- Thả lỏng cơ hàm và cổ họng :

Đối với những người hay lo lắng hoặc có hội chứng sợ xã hội, phần cổ họng và cơ hàm thường căng cứng khi phải nói chuyện với người khác. Bạn có thể làm dịu phần cơ này bằng cách:

  • Ngáp và thả lỏng toàn bộ cơ hàm. Sau đó, mím môi lại và ngân nga một giai điệu yêu thích trong khi vẫn thả lỏng phần cơ hàm.
  • Xoa bóp phần cơ xung quanh cổ họng để chúng có thể thư giãn.

- Lấy hơi từ cơ hoành:

Hơi thở đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết giọng nói. Khi hít thở, hãy sử dụng cả cơ hoành thay vì chỉ sử dụng cổ họng như bình thường. Cách thở đúng nhất diễn ra khi phần bụng căng phồng lên khi hít vào và hạ xuống khi thở ra.

Một số bài tập sử dụng cơ hoành khi hít thở mà bạn có thể thử tại nhà:

  • Mím môi khi cười: Hãy đóng chặt môi và cười thầm qua mũi. Điều này giúp cơ hoành của bạn tham gia hoạt động
  • Thở sâu: Hãy thở ra đến khi bạn hết hơi hoàn toàn, kích hoạt những hơi thở sâu.
  • Đếm hơi thở: Khi thở ra, hãy đếm dần đến 5 rồi tăng lên 10.
  • Giữ hơi thở lại: Sau khi hít vào, giữ hơi thở của mình trong khoảng 15, 20, 30, 45 giây để giúp cơ hoành khoẻ mạnh hơn.
  • Gập người về phía trước: Gập người về phía trước đến ngang hông để đẩy khí ra ngoài một cách tự nhiên.

null Hơi thở đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết giọng nói.


- Thay đổi cao độ :

Thay đổi cao độ giọng nói giúp truyền tải thông điệp một cách sống động hơn và khiến người khác chú ý vào nội dung cuộc trò chuyện.

Để điều chỉnh, bạn cần xác định được nội dung cần truyền tải để sử dụng tông giọng phù hợp. 

- Phát âm rõ ràng:

Cảm giác lo lắng thường khiến chúng ta vô thức đóng khẩu hình và nói nhỏ lại để tránh gây sự chú ý. Ngoài việc chuẩn bị nội dung chu đáo trước khi phát biểu, bạn có thể luyện tập thói quen phát âm bằng cách tập đọc to, mở rộng miệng và sử dụng toàn bộ chuyển động của môi. 

- Âm lượng giọng nói:

Những người có giọng nói nhỏ thường dễ bị phớt lờ. Thực tế là việc tăng âm lượng giọng nói đến mức vừa phải giúp bạn tự tin hơn và giảm đi sự lo lắng. Để điều chỉnh âm lượng phù hợp, bạn có thể:

  • Luyện giọng bằng cách ngân âm “A" với âm lượng to dần tới khi đạt mức độ mong muốn.
  • Tập nói chuyện với một người đang đứng ở xa, chẳng hạn như từ đầu phòng nói với người ở cuối phòng.

null Việc điều chỉnh âm lượng giọng nói vừa phải giúp bạn tự tin hơn và giảm đi sự lo lắng.


Ngoài ra, bạn có thể luyện tập việc nhấn nhá các thông tin quan trọng để khiến chúng nghe sinh động hơn.

Theo Vietcetera