Beta Technologies, công ty do cựu sinh viên Harvard và cựu tuyển thủ khúc khôn cầu Kyle Clark đồng sáng lập, đang trong quá trình đưa máy bay điện vận chuyển hàng hóa có thể cất cánh và hạ cánh như máy bay trực thăng lên bầu trời nước Mỹ.

Vào những năm 2000, khi còn thi đấu tại giải khúc khôn cầu hạng đấu thấp, Kyle Clark cho biết đồng đội của anh ưa thích nói về loại thuốc phiện họ đã dùng vào tối qua và ai dẫn gái bán hoa đến phòng nghỉ ở khách sạn. 

Còn Kyle Clark, một “đấu sĩ” cao hai mét lại vùi đầu vào những quyển sách tham khảo về cách chế tạo máy bay. Tuy vậy, Clark còn thể hiện niềm đam mê dành cho lĩnh vực kỹ thuật khi còn thi đấu tại Havard, nơi đồng đội đặt cho anh biệt danh “Beta”.

Chưa từng thi đấu tại NHL, song hai thập niên sau, startup Beta Technologies của anh được định giá tỉ đô và đang chuẩn bị làm nên một bước tiến lớn với Alia, máy bay điện mang tính đột phá.

Alia - Máy bay điện được lấy cảm hứng từ loài nhàn Bắc Cực với sải cánh dài 15,24m

Clark cho biết Alia, lấy cảm hứng từ loài nhàn Bắc Cực với sải cánh dài 15,24m là một trong những mẫu máy bay điện tân tiến được startup hàng không xây dựng với khả năng cất cánh và hạ cánh theo chiều thẳng đứng như máy bay trực thăng. 

Những đối thủ của Beta gồm Kitty Hawk của tỉ phú Larry Page và công ty đã SPAC, Joby Aviation đặt mục tiêu vận chuyển con người, giúp người dân sinh sống ở thành thị bay qua những con phố ùn tắc giao thông.

Nhà sáng lập của Beta Technologies, Kyle Clark. Nhà sáng lập của Beta Technologies, Kyle Clark.

Ban đầu Clark thiết kế Alia như máy bay vận chuyển, đặt cược rằng một thị trường lớn sẽ phát triển dịch vụ thương mại điện tử tốc độ cao từ nhà kho đặt tại vùng ngoại ô, trước khi taxi bay được đánh giá an toàn để đi qua đường phố đô thị.

“Chúng tôi thực sự sẽ giành chiến thắng trong cuộc đua về vận chuyển hành khách.

Đó là đến khi những công ty khác bắt đầu vận chuyển hành khách, chúng tôi đã có hàng nghìn máy bay với hàng triệu giờ bay an toàn, tin cậy và thiết kế chắc chắn,” Kyle Clark (41 tuổi), nhà sáng lập công ty đặt tại quê nhà Burlington, Vermont cho biết.

Tram sạc cho máy bay điện - Lĩnh vực kinh doanh lời thứ hai

Clark cũng hào hứng về những gì anh cho rằng sẽ trở thành lĩnh vực kinh doanh sinh lời thứ hai.

Đó là trạm sạc cho mọi loại máy bay điện, mà anh có có kế hoạch lắp đặt trên toàn nước Mỹ nhằm tạo ra một mạng lưới trạm sạc siêu nhanh cho lĩnh vực hàng không tương tự như của Tesla.

Đã có 9 trạm sạc đi vào vận hành từ Vermont đến Arkansas, bên cạnh 51 trạm đang trong quá trình xây dựng hoặc chờ được cấp phép. Phần lớn trạm sạc có số lượng pin đã được sử dụng và tháo ra khi công suất pin giảm 8% từ máy bay Alia. 

Beta đã phát triển hệ thống trạm sạc tinh vi hơn với bãi đáp được đặt trên phòng chứa mô-đun như thùng container làm bằng thép, có thể điều chỉnh như nơi nghỉ ngơi cho đội bay. Beta đã phát triển hệ thống trạm sạc tinh vi hơn với bãi đáp được đặt trên phòng chứa mô-đun như thùng container làm bằng thép, có thể điều chỉnh như nơi nghỉ ngơi cho đội bay.

Điều này đem lại nguồn lợi nhuận thứ hai, trong khi Beta bán gói pin thay thế cho chủ sở hữu của Alia, với mức giá vào khoảng 500.000 USD.

Việc trang bị lượng pin lưu trữ tại các trạm sạc sẽ giải quyết nhu cầu mở rộng tốn kém cho mạng lưới điện tại địa phương.

Kế hoạch của Clark là để máy bay sạc chậm trong giờ ngoài cao điểm, trong khi nguồn điện chưa cần dùng đến có thể bán lại vào giờ cao điểm.

“Máy bay là phần thu hút, nhưng chúng tôi sẽ thu về khoản tiền lớn từ pin điện tử,” Clark cho biết.

Những nhà đầu tư của Beta hi vọng công ty sẽ tái hiện lại thành công của một startup phương tiện vận hành bằng điện

“Bọn họ nhìn thấy rất nhiều điểm tương đồng giữa Beta và Rivian,” Edward Eppler, cựu giám đốc ngân hàng đầu tư của Goldman Sachs, người đã gia nhập Beta với vai trò CFO sau vòng gọi vốn Series A cho biết.

Tại vòng gọi vốn vào tháng 5.2021, công ty đã huy động 368 triệu USD để được định giá 1,4 tỉ USD.

Theo ước tính của Forbes, doanh thu của Beta ở mức 15 triệu USD trong vòng 12 tháng qua, phần lớn từ hợp đồng nghiên cứu với Không quân Hoa Kỳ.

Nguồn vốn đến chỉ một tháng sau khi Beta nhận về khoản tài trợ lớn từ UPS. Tập đoàn này đã gửi thư ý định (LOI) đặt mua tới 150 mẫu máy bay Alia, có mức giá dự kiến từ 4-5 triệu USD/chiếc. 

Giám đốc của Beta hi vọng cũng sẽ nhận đơn hàng từ Amazon. Cả hai doanh nghiệp khổng lồ đang tìm ra cách thực hiện cam kết tốt hơn trong việc cắt giảm khí thải carbon từ quá trình vận chuyển.

Beta đặt mục tiêu vận chuyển 10 máy bay đầu tiên cho UPS vào năm 2024

Vận chuyển 10 máy bay đầu tiên cho UPS là mục tiếp Beta muốn hướng tới trong năm 2024, trong trường hợp Alia được chứng nhận an toàn từ cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA).

Ngược lại, Không quân Hoa Kỳ có thể tiếp nhận Alia đầu tiên, khi Beta đã có được hợp đồng trị giá 43,6 triệu USD để thử nghiệm Alia dùng trong quân sự.

Vào tháng 5/2021, Alia trở thành máy bay điện đầu tiên được chứng nhận bay từ Không quân Hoa Kỳ để cất cánh.

null

Beta cho biết cabin thân rộng của Alia có khả năng chuyên chở 272kg trọng tải, gồm phi công cho tối đa 460km, cao hơn 185km so với nguyên mẫu của bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào hay lên đến 566kg cho 370km với một trong 5 gói pin được tháo ra. 

Clark kỳ vọng FAA sẽ thay đổi yêu cầu hạn chế quãng đường bay lên 231km.

Tuy vậy, với mức giá gần như gấp đôi Cessna Grand Caravan có kích thước tương tự và 5 lần máy bay vận chuyển cỡ nhỏ đã qua sử dụng, Beta và UPS nhận thức Alia chỉ thực sự thu về lợi nhuận nếu được bay rất nhiều. 

Điều này đòi hỏi thay đổi căn bản từ mạng lưới vận chuyển ra khỏi khu vực lâu năm và đưa ra đường dẫn cho máy bay vận chuyển nào thực hiện một chuyến/ngày, giao kiện hàng từ sân bay địa phương đến trung tâm phân loại.

Thay vào đó, hai công ty định vị Alia bay trực tiếp từ nhà kho của UPS đến một nơi khác, bỏ qua khâu vận chuyển bằng xe tải cũng như máy bay truyền thống. Qua đó, vận chuyển thẳng đến một lượng lớn khách hàng. Mật độ bay thường xuyên sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí vận hành thấp hơn.

Beta hứa hẹn tiết kiệm 90% xăng dầu và phí bảo trì thấp hơn khi động cơ điện có ít bộ phận hơn, giảm 35% trọng lượng khi kết hợp máy tính và vị trí phi công trong buồng lái.

(Bên trái) Bản thiết kế của Alia được trang trí lên bức tường tại trụ sở chính của Beta. Nhóm kỹ sư đang xây dựng một trong hai nguyên mẫu trước khi tiến hành bay thử. (Bên trái) Bản thiết kế của Alia được trang trí lên bức tường tại trụ sở chính của Beta. Nhóm kỹ sư đang xây dựng một trong hai nguyên mẫu trước khi tiến hành bay thử.

Clark thực hiện theo hai chiến lược khác lạ khi vận hành Beta

Clark thực hiện theo hai chiến lược khác lạ khi vận hành Beta, đặt mục tiêu có cấu trúc phẳng không cần đến chức danh, nơi các kỹ sư trẻ tuổi được thoải mái thách thức với những người tiền bối.

Anh muốn mọi nhân sự học cách điều khiển máy bay.

Clark đưa ra khóa học miễn phí cho 350 nhân sự với hạm đội 20 máy bay, máy bay trực thăng của Beta, gồm mẫu máy bay lươn Cessna 172 trainers, máy bay hai tầng cánh Boeing-Stearman sử dụng trong thế chiến thứ hai và 1940 Piper Cub.

Rất nhiều nhân viên của Beta chưa từng có kinh nghiệm bay lên bầu trời. Do đó, làm quen với máy bay thông qua bay lượn giúp họ thiết kế hệ thống tốt hơn, cũng như nuôi dưỡng tình yêu theo Clark còn tạo động lực hơn cả tiền thưởng.

Pin điện tử được định mức theo hai quy luật: năng lượng riêng, khối lượng năng lượng giữ cho trọng lượng và công suất trên trọng lượng đo lường cách bao nhiêu năng lượng mà viên pin có thể sạc trong một lần. Pin điện tử được định mức theo hai quy luật: năng lượng riêng, khối lượng năng lượng giữ cho trọng lượng và công suất trên trọng lượng đo lường cách bao nhiêu năng lượng mà viên pin có thể sạc trong một lần.

Mặc cho hoài nghi về chi phí từ những nhà đầu tư, nhưng Clark vẫn đứng vững. “Niềm cảm hứng tuyệt đối là khi mọi người thực sự quan tâm vào giá trị hơn bất kỳ điều gì khác,” anh cho biết.

Những nhà đầu tư của Beta cho rằng Clark không nên kiên quyết trở thành phi công lái thử cho Alia hay đốt cháy giai đoạn bằng cách thực hiện cú lộn nhào trên máy bay lộn ngược như người vợ của anh. 

Nhưng theo Clark, đó chính là con người anh và kiên định với việc tự mình lái Alia. Clark cho rằng việc hạ cánh khó khăn hay va chạm đem lại cho anh góc nhìn bên trong liệu thay đổi thiết kế có hiệu quả và cách khách hàng trải nghiệm nó.

“Có phải là chúng ta sẽ hạ một máy bay hay trực thăng không? Tất nhiên là vậy rồi. Đó là hiện thực trong việc đưa công nghệ mới ra thị trường. Thế giới sẽ trở thành nơi tốt đẹp hơn từ những gì mà ta đem lại, nên rất đáng để thực hiện”.

Năng lượng cần thiết để thành công

Một vấn đề dành cho máy bay eVOTL nằm ở trọng lượng pin, ít năng lượng hơn 14 lần so với máy bay vận hành bằng nhiên liệu. 

Để đạt đến quãng đường và trọng tải, Beta, Joby Aviation và Kitty Hawk cần phải trang bị gói pin với mật độ năng lượng vượt ngoài khả năng của những loại công nghệ mới.

Trong khi đó lilium lại không thuộc phạm trù thử nghiệm, theo hai chuyên gia về pin, Venkat Viswanathan và Shashank Sripad từ đại học Carnegie Mellon.

Nguồn: Forbes Vietnam