Phong trào khởi nghiệp đang là xu thế ở Việt Nam đặc biệt là các bạn trẻ.
Nhưng tỷ lệ thất bại của các Startup cũng tương đối cao.
Theo khảo sát trên 90% các Startup bị phá sản trong 3 năm đầu tiên.
Do chưa hiểu đúng về dự án khởi nghiệp nên nhiều doanh nghiệp trẻ đã thất bại.
Nhìn nhận về các nguyên nhân thất bại của Startup, Thạc Sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế cho rằng.
Yếu tố giúp doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thành công không chỉ có nguồn vốn mà còn là kinh nghiệm.
Dưới đây là những kinh nghiệm được cho rằng các Startup cần hoàn thiện trước khi bước chân vào con đường khởi nghiệp để có thể vượt qua những bài “test” của thị trường.
1. Không sẵn sàng chấp nhận rủi ro - Chuẩn bị cho sự thất bại
Những người khởi nghiệp lần đầu có khuynh hướng tránh tất cả các rủi ro có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp của họ.
Bởi không ai muốn lập kế hoạch cho sự thất bại khi vừa bắt đầu công việc kinh doanh của mình
Sự tự tin, phong thái lạc quan là một trong những yếu tố cần thiết, vì nếu không có đủ tự tin, người làm kinh doanh sẽ không dám đặt cược tất cả vào “ván cờ” khởi nghiệp.
Tuy nhiên, sự tự tin quá mức vào những kế hoạch và chiến lược kinh doanh và tính “ưu việt” của ý tưởng đến mức bất chấp tình hình thị trường là điều không đáng khuyến khích.
Bởi vì điều này sẽ dẫn đến sự thiếu sự sáng suốt trong tầm nhìn và không chấp nhận bất kỳ rủi ro nào có thể xảy ra sẽ khiến các doanh nghiệp khởi nghiệp rơi vào khủng hoảng.
Nhiều người lầm tưởng rằng rủi ro là sự thất bại vì thế họ có xu hướng né tránh với những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
“Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phải biết chấp nhận rủi ro, rủi ro lớn nhất là không biết chấp nhận rủi ro”, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ.
Shark Hưng – một người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng Startup đưa ra lời khuyên.
Đã bắt đầu làm thì đừng nghĩ đến thất bại, câu nói này đã tiếp thêm nhiều quyết tâm cho các bạn trẻ khởi nghiệp.
Tuy vậy, thất bại là một trong những kết quả có thể xảy đến của quá trình khởi nghiệp.
Nếu thật sự không nghĩ đến rủi ro sẽ khiến người làm kinh doanh hoang mang và dễ mất động lực, vì vậy hãy nghĩ về rủi ro.
Hãy chuẩn bị tinh thần cho thất bại thay vì chối bỏ sự tồn tại của nó và kiên cường đấu tranh với thất bại.
Bởi sau từng thất bại, người khởi nghiệp dễ dàng đánh giá được mục tiêu hiện tại và tìm những hướng đi tốt hơn trong tương lai.
Thực chất, Startup sẽ nhận ra được bài học trong rủi ro khi hiểu được chính xác các vấn đề mà doanh nghiệp mình đang gặp phải.
Trong công việc hay cuộc sống, khiêm tốn nhận khuyết điểm và sẵn sàng tiếp thu ý kiến đóng góp dù cho đó có là lời chỉ trích để nhanh chóng tiến bộ.
2. Không dành đủ thời gian và công sức cho doanh nghiệp - Những kế hoạch bị trì trệ
Những người khởi nghiệp chưa cân bằng được giữa công việc và cuộc sống, điều này dẫn đến 5% số Startup thất bại.
Bất kể một doanh nghiệp thành công nào đều biết rằng, thời gian quan trọng trên cả tiền bạc.
Phần lớn mọi người đều cảm thấy có quá nhiều việc phải làm và không có đủ thời gian đúng để đầu tư vào những công việc trọng tâm.
Những người khởi nghiệp thất bại không tận dụng được giá trị của thời gian, không biết sử dụng số thời gian quý báu của mình vào việc thực hiện mục tiêu.
Vì thế năm này qua năm khác, họ chỉ đặt ra những mục tiêu, lời hứa mà không kế hoạch nào được hoàn thành.
Quản lý thời gian tốt là yếu tố quan trọng đối với công việc và cuộc sống của mỗi người.
Sắp xếp thời gian và tận dụng tối đa thời gian một cách hiệu quả mang lại sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Cũng như người làm kinh doanh sẽ không bị kiệt sức trước khối lượng công việc của động hoạt kinh doanh.
Nếu quản lý thời gian một cách thông minh chúng ta có thể dành được thời gian cho những việc mình muốn làm và làm những gì bạn cần thực hiện.
Song song đó, đầu tư công sức vào doanh nghiệp cũng là một yếu tố cần thiết trong kinh doanh.
Có nhiều chủ doanh nghiệp quan niệm rằng, nhân viên sẽ thay mình thực hiện hầu hết các hoạt động kinh doanh, mọi việc đều đã có nhân viên làm nên không cần bỏ công sức vào công việc.
Nhưng họ không biết rằng, với những công việc phức tạp và quan trọng đôi khi chính bản thân người lãnh đạo phải bỏ thời gian và công sức ra để hoàn thành công việc.
3. Thiếu kỹ năng quản trị điều hành - Kế hoạch vượt ngoài tầm kiểm soát
Các Startup sẽ dễ dàng thành công hơn khi người sáng lập có thể hiểu rõ và linh hoạt trong khả năng điều hành của mình.
Để trở thành một nhà quản trị tầm cơ, bất cứ ai cũng đều phải có kỹ năng quản lý.
Đây được coi là kỹ năng quan trọng nhất của nhà quản trị.
Quản lý bao gồm các việc như hoạch định kế hoạch, tổ chức điều hành công ty, tổ chức công việc cá nhân.
Thêm vào đó, để thành công người khởi nghiệp buộc phải là một người biết nhìn xa trông rộng.
Bằng cách vẽ ra bảng kế hoạch và mục tiêu của doanh nghiệp trong tầm 5 đến 10 năm tiếp theo, từ đó định hình được hướng đi của doanh nghiệp trong tương lai.
Phải dự kiến được phương án thực hiện kế hoạch, những khó khăn phải vượt qua và cách khắc phục chúng.
Thiếu kỹ năng và kiến thức về quản trị điều hành, Startup sẽ rơi vào tình trạng mất định hướng ngay từ những bước đầu tiên.
Điều hành không tốt dẫn đến công việc không thể phối hợp nhịp nhàng, không thể quản lý tốt nhân sự và khi những kế hoạch bị lệch hướng sẽ khó mà có thể kịp thời chỉnh sửa.
Để khắc phục vụ vấn đề này, các chủ doanh nghiệp hãy tự trang bị cho mình những kỹ năng quản trị điều hành cần thiết nhất.
Ngoài ra, người khởi nghiệp có thể lựa chọn nhân viên giàu kinh nghiệm hoặc nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia để nâng cao hiệu quả công việc lên tốt nhất.
4. Thiếu kiến thức về khởi nghiệp - Không đủ sức cạnh tranh
Hiện nay muốn làm bất cứ một việc gì trong bất cứ một ngành nghề nào bạn cũng cần phải có kiến thức về ngành nghề đó.
Vì thế nếu muốn khởi nghiệp trong một lĩnh vực nào đó bạn cũng nên tìm hiểu kĩ các kiến thức liên quan đến lĩnh vực đó.
Ví dụ muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực thời trang thì ít nhất người sáng lập cũng phải có kiến thức xu hướng về thời trang, bán hàng,...
Ông Robert Trần - Tổng Giám đốc Tập đoàn Tư vấn chiến lược Robenny Khu vực Mỹ, Canada và Châu Á Thái Bình Dương cho biết:
Một Startup cần tuân thủ 6 bước nền tảng bao gồm:
Bước 1: Xác định chiến lược.
Bước 2: Xác định mô hình kinh doanh.
Bước 3: Xác định mô hình hoạt động phù hợp với định hướng và mô hình kinh doanh.
Bước 4: Xây dựng cơ cấu tổ chức.
Bước 5: Chuyển đổi văn hóa.
Bước 6: Thực hiện.
Nhiều Startup vội vàng bắt đầu ngay khi nghĩ ra ý tưởng nhưng chưa xác định rõ ràng mục tiêu kinh doanh.
Startup có kiến thức và các kỹ năng vững trong lĩnh vực kinh doanh và mô hình mình sẽ hướng đến thì mới có đủ năng lực để cạnh tranh trong môi trường kinh doanh khốc liệt hiện nay.
Việc hiểu biết các kiến thức cơ bản, chuyên môn trong lĩnh vực mình hoạt động và nhiều khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp là điều cần phải có.
Các kỹ năng cần thiết để bắt đầu Khởi nghiệp bao gồm:
- Kỹ năng nghiên cứu thị trường.
- Kỹ năng quản lý tài chính.
- Kỹ năng ủy quyền.
- Kỹ năng hoạch định chiến lược.
Vì thế nếu bạn có ý định khởi nghiệp trước tiên hãy trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức này.
5. Thiếu kiến thức về thị trường - Không đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng cần
Nhiều startup thành lập với các ý tưởng độc đáo, sáng tạo thế nhưng lại không phù hợp hay không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Trên thực tế, khách hàng rất ngại thử những sản phẩm mới của một công ty không có tên tuổi, chưa được xác nhận nhiều về uy tín.
Chưa giải quyết những vấn đề phục vụ nhu cầu thị trường được xem là nguyên nhân thất bại đứng vị trí thứ 2 và được ghi nhận trong 35% trường hợp.
Dịch vụ phát trực tuyến trên thiết bị di động Quibi đã ngừng hoạt động vào tháng 10 năm 2020.
Chỉ 6 tháng sau khi ra mắt, nền tảng này đã huy động được con số khổng lồ 1,8 tỷ đô la, và khẳng định được vị trí.
Tuy nhiên, theo báo Wall Street Journal, nhà sáng lập Jeffrey Katzenberg và giám đốc điều hành Meg Whitman có chia sẻ một bức thư lý do dẫn đến sự thất bại của Quibi.
Ý tưởng không đủ mạnh để phát triển một dịch vụ phát trực tuyến độc lập, hoặc việc ra mắt dịch vụ giữa đại dịch – một thời điểm không thích hợp.
Từ đó họ đã chọn phương châm “tạo ra những gì mà mọi người muốn”, nếu không làm được điều này, các Startup sẽ nhanh chóng đối mặt với thất bại.
Thị trường luôn biến đổi liên tục và dù có nghiên cứu, kiểm tra bao nhiêu lần thì các chủ doanh nghiệp cũng khó có thể ước đoán chính xác nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp.
Thông thường, các doanh nghiệp mới khởi nghiệp thường đánh giá quá cao mức độ yêu thích của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp.
Việc Startup quá kỳ vọng với ý tưởng, sản phẩm có thể giải quyết được vấn đề của thị trường mà quên đi việc phải hiểu được khách hàng tiềm năng cần gì.
Sau đó hãy cân nhắc xem sản phẩm, dịch vụ của mình đã đủ sẵn sàng để mang sản phẩm, dịch vụ ra thị trường hay chưa.
Ngộ nhận về nhu cầu thị trường là vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sống còn của doanh nghiệp, dễ khiến startup thất bại, vì vậy Startup cần tỉnh táo và thận trọng trong từng bước đi.
Nếu sản phẩm hay dịch vụ của Startup quá mới lạ, chưa từng có trước đây, chúng ta có thể ra mắt với khách hàng bằng cách chạy các chương trình thăm dò thị trường.
Và sau đó điều chỉnh lại sản phẩm chính thức cho phù hợp với những người dùng phù hợp.
Kết luận
Thất bại trong khởi nghiệp, trong kinh doanh là điều mà bất kỳ ai làm kinh doanh đều không mong muốn
Nhưng nếu Startup có thể nhận biết và hiểu rõ những nguyên nhân trên có thể giúp những người khởi nghiệp tránh khỏi những thất bại đáng tiếc.