Đại dịch Covid-19 đem lại cảm giác bất định về tương lai. Điều đó thôi thúc nhiều người quyết tâm làm những điều mình luôn mong muốn như thay đổi công việc hay theo đuổi sở thích cá nhân.
Kể từ năm 2020, thị trường lao động tại Singapore đối mặt với nhiều trở ngại dưới ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh phá sản, kéo theo làn sóng thất nghiệp tại đảo quốc sư tử.
Thị trường lao động tại Singapore đối mặt với nhiều trở ngại dưới ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Trong bối cảnh ấy, Candice Cai quyết định xin nghỉ việc dù không hề có công việc dự phòng. "Sao lại nghỉ việc lúc này?", "Cậu có biết tình hình đang khó khăn lắm không?" là những câu hỏi mọi người thường đặt ra.
Candice Cai - một phụ nữ 36 tuổi người Singapore - quyết định nghỉ việc giữa dịch Covid-19 dù không có kế hoạch, công việc dự phòng.
Cô cho biết:
"Tôi thừa nhận mình từng cân nhắc một hồi lâu trước khi đưa ra quyết định này vì bản thân là thu nhập chính trong gia đình, đang nuôi con nhỏ và vay thế chấp ngân hàng.
Tuy nhiên, dưới sự ủng hộ từ chồng và mong muốn theo đuổi sở thích cá nhân, tôi vẫn quyết tâm "dứt áo ra đi". Quá mệt mỏi với nhịp độ công việc cũ, tôi cảm thấy đây là thời điểm thích hợp để tìm kiếm lối đi riêng."
Không phải người duy nhất
Thực tế, Cai không phải người duy nhất đưa ra lựa chọn liều lĩnh tại thời điểm này. Serene Wu, bạn học cũ của cô cũng vừa từ bỏ công việc giảng dạy tại trường đại học sau 11 năm công tác.
Kể từ tháng 1/2020, Wu chấp nhận nghỉ dạy không lương khi các trường học tại Singapore phải đóng cửa vì Covid-19 bùng phát. Một thời gian sau, tại thời điểm chính phủ thực hiện lệnh phong tỏa quốc gia nhằm phòng chống dịch bệnh, cô đành nộp đơn xin thôi việc.
Serene Wu chấp nhận từ bỏ công việc giảng dạy tại trường đại học sau 11 năm công tác.
Wu chia sẻ rằng cô muốn có thêm thời gian chăm sóc cho 2 cậu con trai nhỏ tuổi trong thời buổi khó khăn. "Tôi rất tận hưởng thời gian gắn kết và trò chuyện cùng các con", Wu nói.
Dù mất đi một lao động đồng nghĩa với suy giảm thu nhập, chồng Wu - cũng là một giáo viên - vẫn ủng hộ quyết định của vợ. "Chúng tôi đã tính toán kỹ lưỡng và chắc chắn rằng cả 2 có thể xoay sở với cuộc sống mới".
Sau khi nghỉ dạy, Wu có thêm thời gian nghiên cứu và luyện tập thư pháp. Cô bắt đầu tham gia Love Bonds - công ty chuyên cung cấp sách và tạp chí hướng đến trẻ em.
Hiện nay, Wu là đối tác của công ty, thường tổ chức các buổi hội thảo thư pháp dành cho phụ huynh và con cái. Công việc này vừa giúp cô thỏa mãn đam mê, vừa tận dụng được kỹ năng giảng dạy vốn có.
"Tôi đảm nhận công việc này không phải vì tiền bạc. Tôi thấy hài lòng với cuộc sống của mình", Wu nói.
Thay đổi suy nghĩ vì Covid-19
Tháng 4/2020, Emma (27 tuổi) quyết định từ bỏ công việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vì hoàn cảnh gia đình. Khi chính phủ Singapore phong tỏa quốc gia, cô không thể tìm được người chăm sóc con nhỏ.
"Ban đầu, tôi định nhờ cha mẹ chồng tới nhà chăm cháu lúc vợ chồng tôi đi làm. Tuy nhiên, họ có thể nhiễm bệnh trong quá trình di chuyển qua lại. Vì sự an toàn của người thân, tôi quyết định xin thôi việc, ở nhà chăm con", Emma kể.
Khi trò chuyện với các chuyên gia tâm lý và nhà tâm lý học, tôi nhận ra tình trạng chủ động nghỉ việc dù chưa phương án dự phòng xảy ra khá phổ biến giữa dịch Covid-19.
Nhiều lao động Singapore cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc tại nhà trong dịch Covid-19.
Tư vấn viên Vania Teo khẳng định đại dịch có tác động mạnh mẽ tới quan điểm về sự nghiệp của nhiều công dân đảo quốc sư tử. Cô cho biết không ít lao động quyết định từ bỏ việc làm hiện tại do cảm thấy không hài lòng với chuyên môn, chế độ đãi ngộ...
"Khi cảm thấy không thể thích ứng được nữa, nhiều người lựa chọn từ bỏ để tìm kiếm cơ hội mới", Teo nói.
Thế nhưng, ngay cả những lao động có việc làm ổn định tại các doanh nghiệp, tập đoàn hay cơ quan nhà nước cũng có xu hướng nhảy việc.
"Dịch bệnh khiến họ cảm thấy băn khoăn, bất an với công việc mình đang làm".
Bên cạnh đó, hình thức làm việc tại nhà cũng có ảnh hưởng nhất định tới cảm xúc của người lao động.
"Nhiều khách hàng của tôi cảm thấy thích làm việc tại nhà hơn vì có thời gian sắp xếp cuộc sống, có thêm ý tưởng kiếm tiền thay vì bị bó buộc ở văn phòng".
- Daniel Lim - chuyên gia tư vấn - nói.
Tiến sĩ Cherie Chan, Chủ tịch Hiệp hội Tâm lý Singapore, cũng đồng tình với quan điểm trên.
"Đại dịch Covid-19 đem lại cảm giác bất định về tương lai. Điều đó thôi thúc nhiều người quyết tâm làm những điều mình luôn mong muốn như thay đổi công việc hay theo đuổi sở thích cá nhân", ông nhận định.
Khoảng thời gian khó khăn này khiến ông tâm niệm: "Nếu không phải bây giờ thì là khi nào?". Hành trình mới chỉ vừa mới bắt đầu.
Theo Zingnews