Quay trở lại văn phòng, làm việc tối thiểu 40 giờ/tuần hoặc nghỉ việc - Áp lực cực lớn để tạo ra hiệu quả cao

Người đàn ông giàu có nhất thế giới Elon Musk vừa gửi một email muộn vào ngày thứ 5 tới cho "Tất cả mọi người" tại Tesla, nói về việc cần phải quay trở lại văn phòng.

null
Ông cho rằng càng làm lâu năm thì sự hiện diện phải càng rõ ràng, vậy nên, ông yêu cầu nhân viên dành tối thiểu 40 giờ mỗi tuần ở văn phòng hoặc nghỉ việc (Ảnh: Internet).

Vốn nổi tiếng với những mục tiêu to lớn và đôi khi là không thể thực hiện, thế nhưng Elon Musk lại không chấp nhận việc mình bỏ tiền thuê nhân viên để rồi nhận lại những lời giải thích.

null
Đây không phải là lần đầu tiên Elon Musk cho thấy sự khắt khe của mình với nhân viên (Ảnh: Internet).

Hãng tin CNBC trích dẫn nguồn tin của tờ Ars Technica rằng vị tỷ phú này từng bắt nhân viên của nhà máy Boca Chica Beach-Texas thuộc dự án SpaceX phải họp vào lúc 1h sáng chủ nhật vì muốn biết lý do tại sao họ không hoạt động liên tục 24 tiếng để sản xuất hệ thống tên lửa Starship.

null
Câu chuyện trên cho thấy áp lực cực lớn của nhân viên khi làm cho tỷ phú Elon Musk (Ảnh: Internet).

Chủ tịch Gwynne Shotwell của SpaceX gia nhập vào năm 2002 từng thổ lộ để có thể làm việc với một trong những người giàu nhất thế giới, các nhân viên phải chịu được áp lực công việc cực kỳ lớn.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng nhờ vào việc gắt gao này, nhân viên ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn.

Elon Musk và Tesla là những cá nhân “độc bản" trên thế giới nhưng văn hoá “áp lực lớn" này lại không phải là hiếm gặp. Thậm chí tại Việt Nam, văn hoá này cũng rất phổ biến.

Chính sách hà khắc, vắt kiệt sức lực của nhân viên tại doanh nghiệp việc - Biti's, Base từng bị “ném đá" về văn hóa làm việc

Gần đây, Biti's và Base đã có những phát biểu với báo giới và về văn hóa làm việc.

Biti’s mong muốn cải cách môi trường làm việc đề cao tính kỷ luật trước đây, còn Base thì đánh giá cao tinh thần cống hiến hết mình của nhân viên.

Tuy nhiên, cả hai đều gom lại không ít “gạch đá” từ cộng đồng mạng.

1. Biti's - Khi truyền cảm hứng về “sự đổi mới”, cách tân nhưng nhận lại “nhát dao chí mạng” từ chính "người nhà"

Một năm trước, Vưu Lệ Quyên - nữ CEO Biti’s đã chia sẻ một thông điệp được doanh nghiệp này hứa hẹn với nhân viên trong thời gian tới với:

“Mong muốn cải cách môi trường và văn hóa làm việc tại Biti’s trở nên thân thiện, bớt hà khắc hơn với người lao động”.

Theo nhận định của nữ CEO này, cách làm bấy lâu nay của Ban lãnh đạo - dùng nỗi sợ để buộc nhân viên tuân thủ quy tắc - đang trở nên lỗi thời và rất khó giữ chân các nhân tài trẻ, nên cô quyết tâm cải cách đến cùng.

null
Có thể thấy, người ngoài cuộc tức đối tượng đại chúng sẽ thấy đây hoàn toàn là một động thái tích cực của một nữ doanh nhân trẻ dám thay đổi và vượt ra giới hạn của những "quy tắc gia đình" (Ảnh: Internet).

Những phát ngôn của nữ lãnh đạo này thời điểm đó được nhìn nhận khá tích cực và truyền cảm hứng mạnh mẽ đặc biệt trong bối cảnh Biti’s đang là một thương hiệu thời trang nội địa được người tiêu dùng Việt hết sức yêu mến còn nhân vật phát ngôn trên cũng là một người khá nổi tiếng.

null
CEO Biti's Vưu Lệ Quyên là Doanh nhân Việt Nam duy nhất vừa được vinh danh trong hạng mục Nhà lãnh đạo xuất sắc châu Á tại Giải thưởng ACES 2021.

Chỉ tiếc thay, người trong cuộc, tức những nhân viên đã từng làm việc tại doanh nghiệp này lại không nghĩ như vậy.

null
Đồng loạt các bình luận của nhân viên cũ phơi bày những chịu đựng bao nhiêu năm qua đến tận hôm nay mới được ''đem ra ánh sáng'' (Ảnh: Bình luận tại CafeF).

Nữ CEO đã vô tình ''cứa" vào những nỗi đau đáng lẽ cả họ và DN này muốn chôn sâu thì nay lại được dịp ''phơi bày trần trụi".

Người ta thật không thể ngờ rằng, một thương hiệu "quốc dân" từng là niềm tự hào của rất nhiều thế hệ Việt Nam lại là một doanh nghiệp có ''văn hóa" hà khắc đến như vậy.

2. Base - Khi “Tinh thần cống hiến vì khách hàng” trở thành "vắt kiệt sức nhân viên và thiếu chuyên nghiệp"

Ngược lại với câu chuyện của Biti’s, làn sóng ''hiểu theo cách của họ" của Base lan truyền khắp mạng xã hội facebook không đến từ nhân viên mà từ cộng đồng mạng.

Mặc dù có không ít ''người nhà'' vào ''đỡ lời'' của nhân vật từng lọt danh sách Forbes Under 30 nhưng dụng ý của vị CEO này đã hoàn toàn bị ''bẻ lái''.

null
Vốn truyền tải những nỗ lực xây dựng môi trường làm việc thân thiện hơn cho nhân viên của Base, cũng nhận về “cơn mưa gạch đá” từ cộng đồng mạng (Ảnh: Internet).

Xuyên suốt bài báo về những chia sẻ của CEO Base Phạm Kim Hùng với CafeF, không khó để nhìn ra ẩn ý "chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng vì sự phát triển của khách hàng" đằng sau dẫn chứng về lời khen “Base sẽ có tương lai” của một khách hàng khi thấy đội ngũ code ở lại văn phòng lúc 9 giờ tối.

Có lẽ, nhận thức rằng làm thêm giờ thường xuyên đồng nghĩa với cống hiến tận tụy, hay tinh thần máu lửa của người khởi nghiệp cần được xem xét lại, ít nhất là dưới góc độ của những người “làm công ăn lương”.

null
Bởi “đúng hay không đúng” trong trò chơi truyền thông, quyết định không nằm ở cách nói của chủ thể truyền thông mà nằm ở phía ''cảm nhận'' của khán giả (Ảnh: Internet).

Tình tiết ''tăng nặng" được xem là do tính thời điểm khi mà thời gian gần đây hiệu suất (hay được gọi là Productivity) và văn hóa doanh nghiệp đang được cả doanh nghiệp và người lao động đặt lên hàng đầu.

Xem thêm tại: Bài học từ những lần truyền thông "hớ" của các doanh nghiệp Việt

Quan điểm tuần làm việc 4 ngày - Khi sức ép và thử thách lại trở thành niềm hạnh phúc

Mới đây, cộng đồng người lao động và các nhà quản trị ở cả Việt Nam và thế giới xôn xao về quan điểm tuần làm việc 4 ngày.

Thậm chí đã có nhiều cuốn sách, bài viết, podcast khai thác sâu về nội dung này.

Nhiều công ty lớn đều thử nghiệm mô hình làm việc 4 ngày/tuần với hi vọng đem lại luồng gió mới cho nhân viên, với hi vọng nhân viên sẽ làm việc năng suất, chỉn chu và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, đây không chỉ là thử thách để cho các nhân viên phải nâng cao năng suất làm việc mà còn là cơ hội để nhân viên có thể giảm giờ làm và có thời gian chăm sóc gia đình cũng như bản thân.

Nhìn ở góc độ quản trị, nhiều người sẽ suy nghĩ tới bài toán tài chính và những thiệt hại to lớn về chi phí (lương, phụ cấp) nhưng nếu nhìn về bức tranh toàn cảnh, đối với triết lý kinh doanh của một số doanh nghiệp, hạnh phúc của nhân viên mới thực sự là “đích đến” của họ.

1. Versa “cấm” nhân viên đi làm ngày thứ 4 - Chẳng dè nhân viên khỏe mạnh, hạnh phúc, doanh thu tăng cao

Vài năm qua, Versa – công ty marketing kỹ thuật số đã áp dụng chính sách "cấm" nhân viên đi làm vào thứ 4.

Không những vậy, dù chỉ làm 4 ngày/tuần nhưng nhân viên vẫn được nhận lương đủ 5 ngày, với điều kiện hoàn thành toàn bộ công việc của 5 ngày trong 4 ngày đi làm.

Nhưng dần, nhân viên đã thích nghi và tìm cách để công việc đạt hiệu quả cao để có thể tận hưởng trọn vẹn ngày nghỉ giữa tuần.

null
Khi mới áp dụng, nhiều nhân viên Versa tỏ ra lo lắng nhưng chỉ sau một thời gian họ đã hoàn toàn “enjoy cái moment” này. (Ảnh: Internet).

Đến nay, chính sách này vẫn đem lại hiệu quả tốt, nhân viên của Versa làm việc 37,5 giờ/tuần, ít hơn so với mức tối thiểu từ 45-50 giờ của ngành.

null
Nhân viên khỏe mạnh và hạnh phúc hơn với chế độ làm việc 4 ngày/tuần (Ảnh: Internet).

Đồng thời, doanh thu của công ty đã tăng 46% trong năm 2019 và lợi nhuận tăng gấp 3 lần.

null
Ngày nghỉ giữa tuần sẽ giúp thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên vào chiều thứ 3 và sáng thứ 5 (Ảnh: Internet).

2. Microsoft Nhật Bản và mô hình làm việc 4 ngày/tuần - Giúp ích cho năng suất, lợi nhuận doanh nghiệp và tâm lý nhân viên

Tháng 8/2019, Microsoft Nhật Bản đã thử nghiệm mô hình làm việc 4 ngày/tuần với tên gọi "Work Life Choice Challenge".

Được biết, đây là một phần dự án nhằm giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống, để ứng phó với tình trạng tử vong vì làm việc quá sức "karoshi" ở Nhật Bản.

null
Không chỉ vậy, chi phí vận hành của công ty cũng giảm, lượng điện sử dụng giảm 23,1% trong thời gian thử nghiệm (Ảnh: Internet).

Ngoài việc giúp ích cho năng suất và lợi nhuận doanh nghiệp, mô hình này cũng có lợi thế về mặt tâm lý.

null
Các cuộc họp cũng được rút ngắn còn 30 phút, đẩy mạnh các cuộc họp từ xa (Ảnh: Internet).

Microsoft Nhật Bản cũng cho biết đã lên kế hoạch thực hiện thử thách cân bằng công việc và cuộc sống tương tự vào mùa đông, nhằm khuyến khích tư duy làm việc linh hoạt.

Xem thêm tại: Mô hình làm việc 4 ngày một tuần có gì đặc biệt giúp nhiều doanh nghiệp đạt thành công "ngoài mong đợi"?

Xem xét các câu chuyện kể trên, có thể thấy hai mô hình quản trị đối lập nhưng cuối cùng vẫn là nhằm giải quyết bài toán hiệu suất và hiệu quả trong kinh doanh.

Trên thực tế, rất ít những doanh nghiệp thực sự hướng đến việc mang đến trải nghiệm “vui vẻ” cho cả nhân viên và khách hàng.

Vì thế, những doanh nghiệp có văn hoá nổi trội như vậy đã mang đến những giá trị tích cực cho cộng đồng trên nhiều khía cạnh.

Những doanh nghiệp theo đuổi triết lý Hạnh phúc trong Kinh doanh

1. SouthWest Airlines - Hãng hàng không của tình yêu

Được thành lập 1971 tại Mỹ, SouthWest Airlines đã định vị thương hiệu rất rõ ràng và tự tiếp thị là “hãng hàng không của tình yêu”.

Vinh dự trở thành hãng lớn thứ 2 trên thế giới về số lượng khách, SouthWest Airlines có hơn 3.500 máy bay, chỉ Boeing 777, và hơn 3.000 chuyến bay mỗi ngày, mỗi máy bay 6 chuyến/12 giờ/ngày.

null
Để đạt được điều đó, doanh nghiệp này đã mang lại cho khách hàng mức giá rẻ nhất, cho nhân viên mức lương cao nhất và lợi nhuận nhóm tốt nhất ngành ở Mỹ (Ảnh: Internet).

SouthWest Airlines còn sở hữu tỉ lệ than phiền thấp nhất ngành nhờ vào khiếu hài hước, lòng nhiệt tình, năng lượng tích cực là tiêu chí tuyển dụng.

null
Một nhân viên SouthWest Airlines mang những giá trị tuyệt vời: tinh thần chiến binh, trái tim của người đầy tớ và thái độ vui vẻ (Ảnh: Những “cây hài" xinh đẹp của SouthWest).

Với SouthWest Airlines, mang lại hạnh phúc cho nhân viên và khách hàng đã trở thành giá trị cốt lõi, mang lại thành công nhất định cho thương hiệu tại thời điểm hiện tại.

null
Có thể hiểu, niềm hạnh phúc là điều thiết yếu khi kinh doanh ở mảng ngành dịch vụ, nên việc SouthWest Airlines theo đuổi triết lý hạnh phúc là lẽ đương nhiên (Ảnh: Internet).

2. Zappos - Văn hóa “Làm cho mọi người hạnh phúc”

Zappos ước tính có 20 triệu khách hàng, nhận 5.000 cuộc gọi, 6-7.000 emails/tháng, với 1.000 thương hiệu sản phẩm được giới thiệu trên website công ty.

Tony Hsieh, cựu CEO của Zappos, chia sẻ cách ông xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên niềm tin “động lực nội tại”, được xem là kim chỉ nam để xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp tại Zappos.

Những động lực nội tại (như công việc tạo cơ hội học hỏi và phát triển) sẽ giúp nhân viên nhận thức được việc mình làm có ý nghĩa và cam kết làm việc lâu dài hơn so với những động lực bên ngoài (như tiền thưởng, thăng tiến…).

null
Công ty này nổi tiếng với với mô hình quản trị Holacracy (Mô hình Quản trị không cần sếp) (Ảnh: Internet).

Môi trường làm việc tốt, đem lại nhiều lợi ích cho nhân viên, luôn làm nhân viên thỏa mãn và hạnh phúc là cách tiếp cận của Zappos trong quá trình xây dựng văn hóa công ty.

null
Thay vì quan điểm công việc - đời sống tách biệt, Zappos nhắm đến mục tiêu công việc - đời sống cá nhân hòa hợp (Nguồn: Zappos.com).

Nhờ vậy, việc tiếp cận khách hàng qua mạng xã hội trở nên dễ dàng và tự nhiên hơn.

Minh chứng bằng con số, Zappos có tỷ lệ nhân viên nghỉ việc 5% và số khách hàng quay lại mua hàng lên tới 75%.

Xem thêm tại: 8 phong cách văn hóa doanh nghiệp, văn hoá quan tâm và học hỏi ngày càng chiếm xu thế hơn văn hoá quyền lực, kỷ luật

Trong khi SouthWest Airlines và Zappos là những “tượng đài" về văn hoá doanh nghiệp theo đuổi giá trị hạnh phúc cũng như có bản sắc thương hiệu ấn tượng trên toàn thế giới thì tại Việt Nam một vài “tấm gương" điển hình đã đạt được thành công đáng kể nhờ tiên phong ứng dụng triết lý này.

3. Morico - Tạo cơ hội phát triển năng lực cho nhân viên, là “Nơi nuôi dưỡng đời sống tinh thần cho nhân viên và khách hàng

Morico là thương hiệu tiên phong tạo văn hoá ăn ngọt, ăn tráng miệng tại thị trường Việt Nam, cũng là thương hiệu đầu tiên mang Matcha đến thị trường Việt và phục vụ những món liên quan đến Matcha chất lượng.

Trong kinh doanh, Morico luôn tạo cơ hội phát triển năng lực và tài chính cho tất cả nhân viên, đối tác, góp phần vào sự tiến bộ của cộng đồng thông qua nỗ lực phát triển chung của công ty.

null
Morico tâm niệm trở thành “Nơi nuôi dưỡng đời sống tinh thần” cho khách hàng (Ảnh: Morico).

Khi đến với ngôi nhà Morico, bạn chính là người thân của chúng tôi, nên Morico sẽ dùng cả tấm lòng để mang đến niềm vui, sự thoải mái và tin cậy cho bạn.

null
“Bạn” ở đây vừa hướng tới khách hàng, vừa hướng tới chính tập thể nhân viên (Ảnh: Morico).

Ở Morico, một tập thể thành công là nơi có những nhân viên hạnh phúc với lối sống cân bằng, có định hướng, tìm thấy niềm vui trong công việc, có mục tiêu thực tế và kiên định hoàn thành.

Morico là thương hiệu ẩm thực đầu tiên áp dụng hệ thống vận hành theo mô hình quản trị Amoeba.

Tất cả nhân viên đều có thể tham gia vào việc quản lý, bên cạnh các phòng ban bộ phận, công ty còn có thêm các nhóm Task Forces - phân chia trên cơ sở nhiệm vụ riêng của mỗi nhóm.

null
Đơn cử như phân nhóm chuyên phát triển ý tưởng để nâng cao tinh thần Omotenashi trong dịch vụ khách hàng (Ảnh: CafeF).

Nhóm có từ 3-5 thành viên, từ trưởng các bộ phận cho đến trưởng ca, nhân viên phục vụ, nhân viên chế biến … đều có thể tham gia đóng góp ý tưởng và lên kế hoạch thực hiện.

Những nhóm này được xem như là một doanh nghiệp nhỏ, từ đó nâng cao tính chủ động cùng tư duy sáng tạo cho các thành viên trong nhóm.

Theo cách này, cấu trúc Amoeba thúc đẩy người ta phải tăng cường kiến thức chuyên sâu và yêu cầu đầu óc kiểu khởi nghiệp rất lớn.

null
Mọi người đều phải chịu trách nhiệm cao với thành quả, và chiến đấu hết cỡ vào mọi lúc để thích nghi liên tục với thị trường (Ảnh: CafeF).

Toàn bộ Amoebas chỉ tập trung vào đúng 1 chỉ số chính là "hiệu quả theo giờ – hourly efficiency".

"Nhờ hệ thống vận hành này, Morico có thể quản lý chất lượng đồng đều từ dịch vụ đến hàng trăm dòng sản phẩm trải dài từ món tráng miệng, kem, bánh, thức uống đến món mặn đa dạng từ món sống Sushi, Sashimi đến các món A La Carte, Set Lunch, Dinner,…" - bà Hằng Trần, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Kamo, đơn vị sở hữu chuỗi Nhà hàng Cafe mang phong cách Nhật Bản đương đại Morico chia sẻ.

Quan điểm trái chiều giữa “áp lực tạo kim cương" và “thong dong đong hạnh phúc" đến nay dường như vẫn chưa có hồi kết.

Tuy nhiên, sau đại dịch sự dịch chuyển giữa các dòng tư tưởng đã có phần thay đổi đáng kể.

Khi sự “vô thường" đã bước ra khỏi trang sách để đi vào đời sống hiện thực thì đôi khi “kim cương” đã không còn quan trọng và quý giá như trước đây.

Giả định rằng, Elon Musk đang phải đối mặt với một chủng loại virus mới, đồng nghĩa với sự sống mong manh, biết đâu tỉ phú này sẽ phải thay đổi lại suy nghĩ của mình.

Người lao động và các chủ doanh nghiệp đương nhiên, cũng sẽ như vậy!