Hãy cùng điểm lại những hoạt động kinh doanh trong năm nay đã có những biến động và sự chuyển mình mạnh mẽ nào tác động tích cực đến thị trường.
1. Đẩy mạnh các hoạt động mang tính bền vững trong kinh doanh
Năm 2022 được coi là một năm tiếp tục đi lên của xu hướng kinh doanh bền vững (ESG) trên toàn thế giới.
Giống như cách công nghệ ngày càng phát triển, mối quan tâm về môi trường và tài nguyên cũng ngày càng được các doanh nghiệp mọi lĩnh vực quan tâm.
Bởi vì hầu hết các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đều ít nhiều liên quan tới tài nguyên trong khi thế giới đang cạn kiệt tài nguyên.
Điều này đã thúc đẩy mọi doanh nghiệp trên toàn cầu bắt đầu hướng đến việc kinh doanh và hoạt động bền vững hơn.
Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư nhận ra giá trị của mô hình "Net Zero" (Không phát thải ròng).
Theo TS Jens Dinkel, PwC Đức, tính bền vững cho phép chuỗi cung ứng hoạt động ổn định hơn để đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu, các chiến lược chuỗi cung ứng phải tính đến mối quan tâm về sinh thái và xã hội.
Ngoài các lợi ích xã hội như cải thiện môi trường và nâng cao nhu cầu của con người, tính bền vững còn mang lại các lợi ích về tài chính cho các doanh nghiệp thực hiện thành công các chiến lược phát triển bền vững.
Các ngân hàng lớn bao gồm bao gồm Bank of America và JPMorgan Chase đã cam kết đầu tư hàng nghìn tỷ USD cho hoạt động giảm biến đổi khí hậu.
Sử dụng tài nguyên một cách bền vững có thể cải thiện khả năng tồn tại lâu dài của một của doanh nghiệp, hay việc cắt giảm chất thải và ô nhiễm cũng có thể giúp một doanh nghiệp tiết kiệm không ít ngân sách chi tiêu.
Ngoài ra, tại một số quốc gia Chính phủ cũng bắt đầu có các ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp áp dụng các hành động bền vững cụ thể.
Thêm vào đó, khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các thương hiệu bền vững và họ có xu hướng ưu tiên mua sắm các thương hiệu xanh.
2. Sự kết hợp linh hoạt giữa Con người và Robot
Robot đã từ lâu là một khía cạnh của Khoa học viễn tưởng, thế nhưng giờ đây chúng ta hiện đang sống trong thế giới này.
Hiện nay, thế giới đã bắt đầu làm việc với Robot hỗ trợ AI nhiều hơn và những cỗ máy như vậy đã được triển khai trong nhiều lĩnh vực bao gồm y học, tiếp thị và sản xuất.
Chẳng hạn, Robot hỗ trợ trí tuệ nhân tạo có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như Chat GPT (công cụ chatbox AI).
Giờ đây, chúng ta ngày càng có nhiều Robot và hệ thống trí tuệ nhân tạo có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ phức tạp hoặc lặp đi lặp lại của con người.
Điều này đặt ra cho các nhà tuyển dụng một số câu hỏi là làm thế nào để chúng ta tìm thấy sự cân bằng giữa máy móc thông minh và trí thông minh của con người?
Tự động hóa sẽ ảnh hưởng đến mọi ngành, vì vậy các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải chuẩn bị cho tổ chức của mình trước sự thay đổi của bản chất công việc.
Khi Robot lần đầu tiên đến nơi làm việc, các nhân viên đã không hài lòng.
Lực lượng lao động toàn cầu cho rằng điều này sẽ làm thay thế công việc của họ, nhưng điều đó đã không xảy ra.
Thay vào đó, sự phát triển của AI và Machine Learning đã cho phép nhân viên cùng tồn tại với Robot một cách hài hòa.
Ngày nay, Robot có thể được tự động hóa để xử lý các công việc đơn giản trong và ngoài môi trường làm việc hiện đại.
Điều này giúp tiết kiệm nhiều thời gian quý báu của nhân viên và cho phép họ tập trung vào những công việc nâng cao và làm việc hiệu quả hơn.
3. Xu hướng làm việc linh hoạt cho phép lực lượng lao động có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Kể từ khi đại dịch COVID-109 bùng phát, mọi người bắt đầu nhận thấy lợi ích của việc có thời gian làm việc linh hoạt.
Kết quả là một thế hệ lực lượng lao động mới không muốn làm việc theo lịch trình cố định từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
Với việc các nhân viên hiện đại hướng tới khả năng làm việc mọi lúc, mọi nơi thì thời gian làm việc truyền thống này đang đối mặt với nguy cơ bị xóa sổ.
Bên cạnh đó, cuộc sống của nhân viên ngày càng trở nên bận rộn hơn và môi trường làm việc cũng trở nên toàn cầu hóa.
Điều này cũng phù hợp với các thiết lập làm việc tại nhà do các yêu cầu hạn chế đi lại trong giai đoạn diễn ra dịch COVID-19.
Trên thực tế, ngày nay người lao động đã phát triển nhu cầu về giờ giấc làm việc linh hoạt.
Từ đó, chúng ta có thể thấy lý do tại sao ngày càng có nhiều người chọn làm việc từ xa và giờ làm việc linh hoạt.
Theo nghiên cứu của Nicolas Bloom & James Liang, các nhân viên làm việc từ xa còn hạnh phúc hơn, ít có khả năng nghỉ việc hơn và năng suất làm việc cao hơn so với các nhân viên làm việc tại văn phòng.
Lý do là bởi chế độ làm việc linh hoạt này tạo sự tự do, thoải mái cho người lao động.
Điều này làm tăng sự hài lòng của họ với công việc, nhờ đó giúp tăng năng suất làm việc và khả năng sáng tạo của nhân viên.
Trong một thế giới kinh doanh thu hút ngày càng nhiều nhân viên trẻ tuổi thế hệ Millennials và thế hệ gen Z thì nhu cầu làm việc linh hoạt lớn hơn bao giờ hết.
Dữ liệu từ LinkedIn's Global Talent Trends cho thấy trong vòng 3 năm trở lại đây, số lượng tin tuyển dụng trên LinkedIn có đề cập đến tính linh hoạt trong công việc tăng tới 78%.
4. Năm buồn của thị trường tiền điện tử
Kể từ khi Bitcoin được chú ý và trở nên phổ biến, tiền điện tử đã không ngừng tăng lên, đồng thời các lựa chọn thay thế Bitcoin như ETH Coin cũng liên tục gia tăng.
Tuy nhiên, năm 2022 chúng ta đã chứng kiến sự sụt giảm lớn về giá trị trên thị trường tiền điện tử,
Bitcoin và ETH là những tên tuổi lớn trong lĩnh vực tiền điện tử và cả hai đều có sự sụt giảm đáng kể về giá trị của chúng.
Từ tháng 11/2021 đến tháng 11/2022, giá trị của Bitcoin đã giảm từ khoảng 7 triệu xuống chỉ còn hơn 2 triệu.
Tương tự, giá trị của Ethereum đã giảm từ mức đỉnh 500.000 đô la Mỹ vào tháng 11/2021 xuống còn hơn 150.000 vào tháng 11/2022.
Theo Bloomberg, một số sự kiện nổi bật của thị trường tiền điện tử bao gồm:
Giá của Bitcoin - Token lớn nhất tính theo giá trị thị trường, đã giảm hơn 60%, dẫn đến sự sụt giảm của tài sản kỹ thuật số và khiến tổng giá trị thị trường mất khoảng 2.000 tỷ USD so với mức cao đạt được vào tháng 11/2021.
Một báo cáo của công ty phân tích chuỗi khối Glassnode cho thấy 2022 là chu kỳ tồi tệ nhất trên thị trường tiền điện tử từ trước tới nay.
Theo Glassnode, yếu tố đã góp phần khiến thị trường tiền điện tử trở nên ảm đạm như vậy là vì lạm phát và thanh khoản thắt chặt gây áp lực cực lớn lên hệ sinh thái tiền điện tử
Do đó, hầu hết những người giao dịch Bitcoin đều thiệt hại và tiếp tục bán lỗ.
5. Xu hướng tiếp thị đa kênh trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng
Tiếp thị đa kênh là một trong những xu hướng kinh doanh hàng đầu hiện nay, xu hướng này đã mất nhiều năm để phát triển và đột nhiên bùng phát trong năm 2022.
Tiếp thị đa kênh được ví như hướng đi thông minh nhất của các nhà tiếp thị trong thời đại số.
Khi mà khách hàng dường như bị ngộp trong một thế giới với quá nhiều thông tin gây nhiễu, dẫn đến việc tập trung sự chú ý vào một sản phẩm hay thương hiệu nhất định là điều cực kỳ khó khăn.
Hình thức Marketing đa kênh giúp các doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trong bối cảnh người tiêu dùng yêu thích các hoạt động ở nhiều nền tảng khác nhau.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực Marketing, trung bình một khách hàng kể từ lần đầu nhìn thấy thương hiệu đến lúc mua hàng, thương hiệu sẽ phải xuất hiện ít nhất 21 lần.
Đó là lý do vì sao mà các doanh nghiệp ngày nay càng phải gia tăng điểm tiếp xúc với khách hàng bằng tiếp thị đa kênh.
Với sự gia tăng của tiếp thị kỹ thuật số, khách hàng có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với quyết định mua hàng của họ.
Và đối với nhiều người, họ muốn tham khảo nhiều kênh trước khi đi đến quyết định mua hàng cuối cùng.
Do đó, thông qua Marketing đa kênh, doanh nghiệp có thể tăng khả năng, cơ hội tiếp xúc với khách hàng, từ đó dần tạo thói quen tiêu dùng của khách hàng.
Ngoài ra, các nền tảng bán hàng đa kênh phải có sự kết hợp xuyên suốt và đồng nhất giữa các kênh và tập trung vào trải nghiệm mua sắm hơn là chỉ bán được hàng.
6. Sử dụng hỗ trợ khách hàng ảo trong trải nghiệm khách hàng
Chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật số nơi tiếp thị truyền thông xã hội và tiếp thị truyền thông kỹ thuật số đã chiếm lĩnh thị trường kinh doanh.
Trí tuệ nhân tạo có thể hỗ trợ các chiến dịch tiếp thị như nhận được ưu đãi phù hợp cho khách hàng vào đúng thời điểm hoặc cung cấp dịch vụ hậu mãi tuyệt vời.
Điều này nhằm cải thiện trải nghiệm của khách hàng tốt hơn.
Hai chiến thuật nổi bật trong báo cáo của Deloitte: Chào hàng kịp thời và dịch vụ khách hàng hiểu biết.
Trên thực tế, trên tám lĩnh vực, những người được hỏi thường nhắc đến "lời đề nghị kịp thời", với "dịch vụ khách hàng hiểu biết" là lựa chọn hữu ích thứ hai trong sáu loại.
Hai chiến thuật này thường xuyên vượt trội so với các đề xuất tùy chỉnh, bản dùng thử và mẫu miễn phí, chính sách hủy và trả hàng không phức tạp cũng như công nghệ tăng cường (chẳng hạn như phòng trưng bày ảo).
Các chuyên gia Marketing trên toàn cầu tin rằng câu trả lời là tối ưu hóa trí tuệ nhân tạo trong trải nghiệm của khách hàng nhằm đạt được sự hài hòa giữa nhiệm vụ của con người và khả năng của máy móc.
Và khi AI được nhúng có mục đích và lập kế hoạch vào các phần quan trọng của toàn bộ trải nghiệm sẽ tạo ra các ưu đãi kịp thời và cung cấp thông tin chi tiết phù hợp để có thể tạo ra một giải pháp dịch vụ khách hàng toàn diện hơn.
Bill Beck, CMO của Công ty Bảo hiểm Sức khỏe Anthem, giải thích:
"Chúng tôi đang sử dụng AI để hiểu lý do tại sao một khách có khả năng gọi cho chúng tôi và làm thế nào chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ cho họ khi họ gọi đến”.
Kết luận
Trong xu hướng kinh doanh của năm 2022, hầu hết các doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn đến tính bền vững trong các hoạt động sản xuất của mình.
Sau giai đoạn bình thường mới, các doanh nghiệp cũng đã thay đổi trong cách thức hoạt động để tạo ra một môi trường làm việc tốt nhất và tăng cường trải nghiệm trong mua sắm của khách hàng.
Thị trường tiền điện tử đã trải qua một năm với nhiều biến động, vì thế chúng ta có thể hi vọng rằng trong những năm tiếp theo thị trường tiền điện tử sẽ có sự phục hồi tốt hơn.