Xu hướng Kinh doanh Đặc sản địa phương - Ý tưởng cũ bất ngờ bùng nổ

Đặc sản có thể được hiểu là những sản phẩm, sản vật, hàng hóa có xuất xứ và mang dấu ấn riêng biệt, đặc trưng của vùng miền, địa phương. 

Đây là một mặt hàng truyền thống đã có từ rất lâu nhưng chỉ mới thật sự bùng nổ, trở thành xu hướng kinh doanh đột phá trong những năm gần đây.

Kinh doanh đặc sản vùng miền đang dần trở thành xu hướng (Ảnh: Internet).
Kinh doanh đặc sản vùng miền đang dần trở thành xu hướng (Ảnh: Internet).

Không chỉ du khách muốn mua đặc sản mang về để ăn hoặc làm quà tặng, nhiều khách hàng sành ăn tại các thành phố lớn cũng muốn thưởng thức hương vị vùng miền ngay tại nhà mà không cần phải đi du lịch. 

Do đó, việc kinh doanh đặc sản địa phương là một ý tưởng tuyệt vời cho những cá nhân, doanh nghiệp muốn khởi nghiệp với số vốn ít. 

Đây cũng là xu hướng kinh doanh được rất nhiều cá nhân, Startup theo đuổi. 

Tây Bắc - Xu hướng kinh doanh đặc sản mang đậm bản sắc văn hóa 

Tây Bắc cũng giống như mọi miền của tổ quốc, đều có một nét đẹp văn hóa riêng của những dân tộc. 

Những năm trở lại đây, Tây Bắc luôn được xem như một biểu tượng của văn hóa “phượt” cũng như “tượng đài” của những món ăn dân dã, bình dị nhưng lại vô cùng tươi mới và bổ dưỡng. 

Măng khô Tây Bắc (Ảnh: Internet).
Măng khô Tây Bắc (Ảnh: Internet).

Trong đó có nét đặc trưng về văn hóa ẩm thực có thể nói là nét đẹp đặc trưng nhất của đồng bào dân tộc nơi đây. 

Đến với Tây Bắc bạn sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản của các dân tộc Thái, Tày, Nùng, Giao, H’Mông…

Mỗi dân tộc lại có một món ăn đặc trưng của mình như: Thịt gác bếp, lạp sườn, gạo nếp, chẳm chéo, măng khô, các loại rượu,...

Thịt trâu gác bếp (Ảnh: Internet).
Thịt trâu gác bếp (Ảnh: Internet).

Đó chính là Đặc sản Tây Bắc mà ai ai cũng muốn thưởng thức, muốn khám phá.

Và đây cũng là thị trường đang được nhiều doanh nghiệp, cá nhân hướng tới hiện nay.

Trường Foods - Mang xu hướng kinh doanh đặc sản Tây Bắc đến với Shark Tank mùa 5

Vừa qua, nữ doanh nhân người Mường cùng công ty Trường Foods chuyên sản xuất và phân phối thịt chua - đặc sản của mảnh đất Phú Thọ, đã giành vé vàng của Shark Bình và Shark Hùng Anh tại mùa 5.

Cùng với mong muốn lan tỏa được đặc sản địa phương và mang đặc sản thịt chua đến mọi miền Tổ quốc, chị đã tìm tòi học hỏi và tạo ra được công thức sản xuất thịt chua hàng loạt nhưng vẫn giữ nguyên được hương vị đặc trưng. 

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa tại Shark Tank mùa 5 (Ảnh: Shark Tank).
Chị Nguyễn Thị Thu Hoa tại Shark Tank mùa 5 (Ảnh: Shark Tank).

Bên cạnh đó chị, tập trung phát triển kênh phân phối và đến hiện tại thì đã có gần 5.000 điểm bán, chiếm 40% thị phần thịt chua tại tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận. 

Lợi nhuận của doanh nghiệp Trường Foods được tiết lộ là 13%/năm. 

Mục tiêu của công ty là nếu có thêm nguồn lực của các Shark, đến năm 2024 sẽ bắt đầu triển khai sản xuất thêm các mặt hàng từ thịt lợn hoặc cùng ngành kênh phân phối hiện tại đang làm. 

Sản phẩm đặc biệt cùng chất lượng đã tạo nên một thương hiệu uy tín cho Trường Foods (Ảnh: Trường Foods).
Sản phẩm đặc biệt cùng chất lượng đã tạo nên một thương hiệu uy tín cho Trường Foods (Ảnh: Trường Foods).

Vì là khởi nghiệp nên nguồn lực công ty chưa nhiều, vì vậy nên Thu Hoa tập trung nguồn lực miền Bắc trước, sau đó sẽ lan tỏa vào miền Trung và miền Nam.

Startup này đã khiến Shark Hùng Anh và Shark Bình phải dùng đến vé vàng để giành quyền đàm phán.

Sau quá trình thương thảo "giằng co", Shark Bình đồng ý 15 tỷ cho 20% cổ phần kèm theo điều kiện là Startup sẽ phải đạt được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận giống như đã nói.
Không chỉ gọi vốn thành công, doanh nghiệp còn thu hút được sự đầu tư của cả hai Shark (Ảnh: Shark Tank).
Không chỉ gọi vốn thành công, doanh nghiệp còn thu hút được sự đầu tư của cả hai Shark (Ảnh: Shark Tank).

Lê Bích Phượng - Nghỉ việc lương cao để kinh doanh đặc sản Tây Bắc

Gắn bó với núi rừng Điện Biên từ nhỏ, Lê Bích Phượng (sinh năm 1991) có niềm đam mê với đặc sản vùng Tây Bắc. 

Sau nhiều năm làm việc ở phố với mức lương cao, 9X vẫn quyết tâm từ bỏ tất cả để nuôi dưỡng đam mê (Ảnh: Internet).
Sau nhiều năm làm việc ở phố với mức lương cao, 9X vẫn quyết tâm từ bỏ tất cả để nuôi dưỡng đam mê (Ảnh: Internet).
Khi đã tích cóp được cho mình những kinh nghiệm nhất định, cô bắt đầu "mở shop online" mang tên "Đặc sản Tây Bắc sạch". 

Mật ong rừng Pa Khoang hoang dã 100%, món Thịt lợn bản, rượu ngâm sẵn từ thảo dược, miến dong,... là những mặt hàng cô đang kinh doanh.

Ban đầu, Phượng thực hiện nhiều chương trình tặng khách hàng dùng thử sản phẩm, các chương trình giới thiệu qua nhiều kênh, để dần dần lượng khách hàng tăng lên mỗi ngày. 

Khi ấy, thế mạnh duy nhất của Phượng là nguồn hàng ngon, sạch, đảm bảo an toàn, đa dạng, đặc sắc... (Ảnh: Internet).
Khi ấy, thế mạnh duy nhất của Phượng là nguồn hàng ngon, sạch, đảm bảo an toàn, đa dạng, đặc sắc... (Ảnh: Internet).

Cô tự tin chinh phục từng khách hàng cho đến khi trở thành địa chỉ thân thiết của nhiều khách hàng thường xuyên ghé thăm.  

Bên cạnh việc bán hàng chất lượng thì chính sách hậu mãi sau bán hàng cũng rất tốt, luôn có tinh thần cầu thị, lắng nghe ý kiến đóng góp và phản hồi của khách hàng. 

Sau 7 năm kinh doanh online, đến nay Phượng đã có lượng khách quen đáng kể, đủ mọi yếu tố về nhân lực và vật lực để mở cửa hàng tại Hà Nội, mang đúng tên thương hiệu "Phượng Tây Bắc" mà cô gây dựng bấy lâu nay. 

Cửa hàng tại Hà Nội là minh chứng cho sự nỗ lực và định hướng kinh doanh đúng đắn của cô (Ảnh: Internet).
Cửa hàng tại Hà Nội là minh chứng cho sự nỗ lực và định hướng kinh doanh đúng đắn của cô (Ảnh: Internet).

Lời kết

Thị trường kinh doanh đặc sản vùng miền đang dần nở rộ và mang lại nhiều hệ quả tích cực nhất định, đặc biệt là các sản phẩm núi rừng Tây Bắc.

Đây sẽ là một lựa chọn của các cá nhân, tổ chức muốn lan tỏa giá trị văn hóa vùng miền cũng như chọn một mặt hàng chủ chốt cho khởi nghiệp.