Các startup quảng cáo vũ trụ ảo cho phép người chơi kiếm sống từ mô hình play-to-earn
Ví dụ người chơi mới sẽ phải bỏ một khoản tiền 1.000 USD để nhận được token (tài sản kỹ thuật số) từ game hay mua token dưới dạng NFT (mã xác thực quyền sở hữu của hình ảnh).
Họ có thể bán token lấy tiền thật hoặc giữ để đổi tiền kỹ thuật số sau này.
Thế nhưng, người chơi không hề biết mình đang bỏ tiền mua token các dự án game đang trong thời kỳ chịu quy luật đào thải.
Những dự án phát triển bền vững sẽ ở lại thị trường còn những dự án kém cỏi hoặc lừa đảo sẽ ra đi.
Ngay cả nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm cũng không thoát khỏi cơn lốc này.
Điển hình là những nhà đầu tư đang tố dự án CrytoBike lừa đảo đã được truyền thông đưa tin.
Người chơi lâu dài cũng đã nhận ra các góc khuất. Họ phải bỏ rất nhiều thời gian trong game, có thể đến 20 giờ/ngày để kiếm tiền.
Đích đến của họ là bán lại các NFT cho người chơi sau với giá cao, nhưng người bán nhiều hơn người mua, người đến mua sau lại bị thiệt vì giá cứ bị đẩy lên cao.
Và mọi công sức và tiền bạc có thể trở thành công cốc nếu người chơi mới không muốn bỏ tiền ra mua.
Chưa kể trong tương lai, luật cấm thương mại tiền kỹ thuật số ra đời thì vốn của họ sẽ mãi chôn trong game.
Ngay cả nhà phát triển game cũng sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn do mình tạo ra vì dòng tiền không lối thoát.
Làm sao để hướng thành công cụ phục vụ con người và kinh tế trong tương lai đang là câu hỏi của nhiều nhà phát triển công nghệ.
Tương lai của nền kinh tế số ở “vũ trụ ảo”
Theo ông Yann, Chính phủ có thể phát triển công nghệ theo hướng tích cực hơn.
Công nghệ để tạo nên metaverse đã có sẵn trong nhiều ứng dụng nên bỏ qua sẽ là một điều đáng tiếc, trong khi có nhiều lĩnh vực đang cần áp dụng.
Thực tế, một số nhãn hàng nổi tiếng đang chịu thiệt vì hàng giả khắp nơi ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu các nhãn hàng.
Vì vậy, các công ty NFT cũng phải tạo dựng uy tín bằng cách minh bạch và tạo lợi nhuận hợp pháp cho sản phẩm vật chất đến thương mại trong game.
"Trong tương lai, công nghệ này còn có nhiều tác dụng khác trong ngành nghệ thuật, bất động sản, đặc biệt là các ngành có mối tương trợ giữa tài sản trí tuệ và tài sản hữu hình. Khung pháp lý sẽ rất cần trong lộ trình phát triển này", Ông Yann cho biết.
Ông Yann cũng cho biết thêm “Phát triển hệ thống công chứng và giấy phép trong hệ thống phi tập trung như thế nào? Còn trường hợp kinh doanh trong vũ trụ ảo, pháp lý dành cho các sản phẩm số tương đương tiền ảo sẽ rất phức tạp.”
Nếu pháp luật chậm chân hơn công nghệ sẽ gây lãng phí tài sản số cũng như khó lường trước được các hoạt động phi pháp có thể diễn ra.
Trung Quốc đã khu trú việc kinh doanh số trong quốc gia của mình, tuy nhiên, không phải nước nào cũng đủ nguồn lực như vậy.
Bà Sasha Mai cho rằng, cần có luật định rõ ràng hơn để bảo vệ người dùng và nền kinh tế số phát triển lành mạnh hơn từ tiền kỹ thuật số.
Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục mà và công ty công nghệ đều phải cung cấp kiến thức cho người dùng thế hệ mới.
Thế hệ nhân lực mới để phát triển công nghệ tương thích với thế giới cũng là điều Việt Nam nên chuẩn bị.
Không thể không nhắc tới DeFi (decentralized finance - tài chính phi tập trung) mà NFT chỉ là một phần trong đó.
Thủ tướng đã giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu thí điểm tiền ảo thương hiệu Việt để đẩy mạnh mục tiêu thanh toán số.
Ông Robert Vong - Đồng sáng lập BlockFin Asia chia sẻ, nếu tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương được sử dụng như đồng tiền ổn định thì sẽ không ảnh hưởng đến tiền kỹ thuật số đã có mặt trên thị trường.
Tuy nhiên, ông Robert Vong đưa ra lời khuyên cho các startup là nên tránh tạo ra sản phẩm DeFi hay tiền kỹ thuật số liên quan đến ngân hàng, tài chính hay công cụ đầu tư vì hiện nay tài sản số vẫn nằm trong vùng xám chưa rõ rệt trong luật.
Dù chưa được công nhận rõ nét nhưng Việt Nam không thể đơn độc né tránh sự phát triển của DeFi vì đang có mối quan hệ giao thương với các nước, theo ông Yann.
Điều này gây áp lực trong ASEAN trong việc ứng dụng kinh tế số để kết nối trong khu vực.
Ở vị thế của Việt Nam, ông Yann nhận định rằng nên phát triển công nghệ DeFi tương thích với hệ thống ASEAN và các nền kinh tế lớn mạnh trên thế giới để giao dịch xuất nhập khẩu dễ dàng hơn.
Máy móc vận hành công nghệ sẽ chiếm nhiều năng lượng điện sản xuất từ than trong nước sẽ gây thêm ô nhiễm.
Vì vậy, việc trước tiên Việt Nam phải làm là cải tiến hệ thống năng lượng.
Theo VnEconomy