Trong tháng 1/2023, Google Trends ghi nhận ChatGPT đã vượt qua Bitcoin về số lượt tìm kiếm.

Tuy nhiên, các chuyên gia ngày càng lo ngại về khả năng ChatGPT có thể tạo ra nhiều nguy hiểm nếu con người lạm dụng nó quá mức.

Những quan ngại đó đến từ gian lận thi cử, đạo văn đến vấn đề an ninh mạng và các nguy cơ tiềm ẩn khác.

Mira Murati, Giám đốc công nghệ (CTO) của OpenAI nhấn mạnh:

“Còn nhiều câu hỏi về tác động xã hội, đạo đức và triết học của ChatGPT cần được xem xét. Do đó, rất cần sự lên tiếng, góp ý từ các nhà triết học, nhà khoa học xã hội, nghệ sĩ và người dân”.

Khả năng sản xuất nội dung văn bản chỉ trong vài giây

Từ khi ra mắt, ChatGPT thường được dùng để viết luận, viết truyện, sáng tác thơ, hay thậm chí cả lời nhạc với mức độ đạo nhái bằng 0.

Với khả năng sản xuất các đoạn văn bản chi tiết và rành mạch, nhiều sinh viên và cả giảng viên đã tìm đến ChatGPT như sự trợ giúp và để có thêm nguồn tham khảo tài liệu.

ChatGPT có dữ liệu dạng văn bản lên đến 570GB, được tập hợp từ hàng loạt bài viết trên Internet, báo, sách online cho đến tài liệu học thuật được nghiên cứu có chiều sâu.

Đây chính là đầu não hoạt động chủ chốt của ChatGPT.

Henry Williams, một nhà báo tự do ở London, nhập câu lệnh "Viết một bài về cổng thanh toán là gì?" vào ChatGPT, sau khi nhận được câu trả lời và chỉnh sửa một chút, anh nhận được 615 USD cho bài viết này.

"Chúng đủ sức thuyết phục khách hàng, chất lượng không hề thua kém sản phẩm của tôi. Bài viết được tạo ra với từng luận điểm, luận cứ, ngữ pháp và cú pháp đều chỉn chu - vốn mất hàng giờ để hoàn thiện", Williams nói trên tờ Guardian.
null
Điểm thú vị của ChatGPT chính là có thể sản xuất nội dung văn bản một cách tự nhiên.

Lo ngại vấn đề lạm dụng ChatGPT trong học tập

Sở giáo dục thành phố New York (Mỹ) đã chính thức cấm ChatGPT trong mạng lưới trường học tại đây bởi những quan ngại về tác động tiêu cực lên quá trình học tập của sinh viên.

“Dù công cụ này có thể mang lại những câu trả lời nhanh và dễ dàng cho nhiều câu hỏi, nó không giúp xây dựng kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề", theo Jenna Lyle, chuyên viên sở của bộ cho biết.

Thế nhưng nhà nghiên cứu Olivier Ertzscheid từ Đại học Nantes cho rằng, giáo viên nên tập trung vào những điều tích cực.

“Dù thế nào đi nữa, học sinh sinh viên cũng đã dùng ChatGPT rồi, và mọi nỗ lực cấm đoán nó chỉ khiến học sinh ngày càng tò mò về nó mà thôi”.

Theo bà, thay vào đó giáo viên nên thử nghiệm các giới hạn của các công cụ AI, bằng cách tự tạo văn bản và phân tích kết quả với học sinh của họ.

Nhiều trường học công tại Mỹ đã ra lệnh cấm ChatGPT tại trường học để các học sinh không lợi dụng AI làm giúp bài tập.

null
Nền giáo dục lo ngại về vấn nạn lạm dụng ChatGPT trong học tập

Gấp rút đưa ra giải pháp để đối phó với sự bùng nổ của ChatGPT

   1. OpenAI ra mắt AI Text Classifier (Trình phân loại văn bản AI) để chống lại “con cưng” ChatGPT

OpenAI, công ty tạo ra ChatGPT, đã cho ra mắt công cụ AI Text Classifier để xác định đoạn văn bản viết bởi AI hay con người.

AI Text Classifier là một công cụ ngôn ngữ được đào tạo trên tập dữ liệu - đã được đối chứng giữa văn bản do con người viết và AI viết về cùng một chủ đề với độ chính xác 26%.

Theo đại diện của OpenAI, công cụ này sẽ giúp phân biệt sự khác nhau giữa nội dung do con người viết ra và nội dung do AI tạo ra, công cụ này có thể hữu ích trong việc giúp ngăn chặn việc lạm dụng trình tạo văn bản AI.

OpenAI cũng lưu ý rằng công cụ này có thể vô tình phân loại sai do sự phổ biến về nội dung do AI tạo ra trên Internet.

AI Text Classifier cũng có thể hiểu sai văn bản do trẻ em viết hoặc các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh do bộ dữ liệu chuyển tiếp tiếng Anh chưa cập nhật đầy đủ.

   2. GPTZero do lập trình viên nghiệp dư viết ra

Edward Tian, 22 tuổi, sinh viên năm cuối 2 ngành khoa học máy tính và báo chí tại Đại học Princeton (Mỹ) đã viết ra GPTZero, ứng dụng phát hiện nội dung văn bản được viết bằng chatbot ChatGPT.

Phần mềm này sẽ kiểm tra xem văn bản không có hay có sự tham gia quá nhiều của hệ thống AI.

Nếu văn bản quen thuộc và đã có trong cơ sở dữ liệu, hệ thống sẽ xác định nó được tạo bởi AI.

Sau khi ra mắt ngày 3-1 tới nay, ứng dụng GPTZero đã vượt qua mốc 80.000 người truy cập và ứng dụng này hoàn toàn miễn phí cho người dùng.

Chương trình Sau đại học Trực tuyến 100% của Đại học Taylor - Giải pháp đối phó với sự ra đời của Chat GPT

Sự ra đời của ChatGPT không chỉ là mối đe dọa cho Google mà còn đe dọa nhiều người lao động có nguy cơ sẽ bị mất việc làm trong tương lai gần.

Điều này đã thúc đẩy trường Đại học Taylor’s thiết kế chương trình học cho lực lượng lao động nhằm trang bị những kỹ năng cần thiết cho tương lai.

Đáp ứng các nhu cầu nâng cấp kỹ năng của mỗi cá nhân, Chương trình Sau đại học Trực tuyến 100% của Taylor được thiết kế như một giải pháp cho vấn đề này.

Taylor’s - ngôi trường được Tập đoàn Kinh tế kỹ thuật số Malaysia (MDEC) công nhận là Premier Digital Tech IHL (sự công nhận dành cho các trường đại học tập trung vào công nghệ kỹ thuật số hàng đầu của Malaysia).

Đại học Taylor đã dành một khoản đầu tư hơn 5 triệu RM (tương đương 27,5 tỷ VND) để thành lập Taylor's Digital nhằm xây dựng các chương trình giảng dạy hoàn toàn trực tuyến.

null
Chương trình trực tuyến được thiết kế linh hoạt, sinh viên có thể truy cập tài liệu khóa học và bài tập bất cứ lúc nào.

Về sự xuất hiện của ChatGPT, tại Đại học Taylor’s không có lệnh cấm sử dụng ChatGPT trong quá trình học tập của sinh viên.

Đại diện trường cho rằng nếu sinh viên sử dụng ChatGPT một cách hợp lý thì đây có thể được xem là kết quả của đổi mới sáng tạo hữu hiệu dành cho con người.

Tuy nhiên, phòng trường hợp lạm dụng Trí tuệ nhân tạo của sinh viên, Đại học Taylor’s đã chuẩn bị ChatZero hay ChatGPTZero để phát hiện trường hợp đạo văn từ ChatGPT trong học tập.

Ông Pradeep Nair, Phó hiệu trưởng đại học Taylor's cho rằng:

Sức mạnh của giáo dục là giáo dục cho sinh viên hiểu được giá trị riêng biệt của bản thân, kết quả của sự sáng tạo sẽ có giá trị khi chính bản thân chúng ta tạo ra.

Với việc sở hữu đội ngũ lập trình viên giàu kinh nghiệm và hệ thống âm thanh hình ảnh chất lượng.

Điều này đã giúp tạo ra một mô hình giáo dục cho phép người học theo đuổi việc học ở bất cứ đâu.

Trường tập trung đầu tư vào việc thiết kế bài giảng nhằm đảm bảo cho người học tiếp thu đầy đủ lượng kiến thức dù có bị giới hạn về mặt thời gian.

Chẳng hạn, phương pháp học Nano Learning, chương trình cung cấp các nội dung có kích thước vừa phải và mang tính tương tác, đảm bảo độ linh hoạt và mang lại hiệu quả cao trong học tập.

Đặt câu hỏi với người học, tạo sự tương tác nhiều nhất có thể và đào sâu những nội dung quan trọng nhằm đảm bảo người học có thể áp dụng ngay sau khóa học là trọng tâm của Chương trình Sau đại học Trực tuyến 100%.

Chương trình học được thiết kế với mô hình học tập không đồng bộ (Asynchronous Learning) kết hợp với mô hình học tập theo chủ đề (Nano Learning), nhằm giúp người học nâng cao kỹ năng và trau dồi bản thân mọi lúc, mọi nơi.

Người học có thể tiếp cận với các phương pháp trải nghiệm giáo dục chất lượng thông qua các hình thức như:

Thảo luận bàn tròn, diễn đàn và hệ thống hỗ trợ chuyên dụng để tương tác với các bạn học và giảng viên, cũng như có được các phiên kết nối độc quyền với các nhà lãnh đạo trong ngành.
“Các khóa học Taylor được xây dựng dựa trên quan điểm: Không bao giờ là quá muộn để học các kỹ năng mới”, lãnh đạo Taylor’s nói.

Các Chương trình Sau đại học Trực tuyến 100% của Taylor mang đến cho mọi người cơ hội nâng cao trình độ học vấn với nội dung bài học có mức độ vừa phải, linh hoạt trong mọi không gian với một môi trường học tập lành mạnh.

Tất cả đều hướng đến nâng cấp kỹ năng, tìm ra giá trị riêng biệt của mỗi cá nhân, cùng phát triển với những tiến bộ của công nghệ.

Kết luận

Theo cha đẻ của ChatGPT, AI ra đời nhằm phục vụ cho nhân loại.

Khi con người sử dụng công nghệ đúng cách, chúng sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực, ngược lại con người sẽ thấy đây là một mối đe dọa tiềm ẩn.