Tuy số tiền không quá lớn so với bối cảnh chung nhưng điều đáng nói, hành trình để đạt được kết quả này về góc độ quản trị doanh nghiệp lại mang nhiều ý nghĩa.
Có thể nói, chiến dịch “trợ giá mùa dịch" của YODY có thể được xem là một chương trình CSR (viết tắt của cụm từ Corporate Social Responsibility - trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững - PV) tổng lực, mang tới những giá trị thiết thực cả về mặt vật chất lẫn tinh thần cho cộng đồng.
Chiến lược “thích ứng linh hoạt’’
Thực tế cho thấy, khi thông tin về dịch bệnh liên tục được bàn tán sẽ dễ dẫn đến tình trạng giảm năng lượng tinh thần của mọi người, với doanh nghiệp thì đó là lãnh đạo và nhân viên.
Mặt khác, tâm lý chung của các doanh nghiệp hiện nay thường sẽ dễ đi đến các phương án mang tính "hòa hoãn" hoặc "ngủ động" (bị động) như đóng cửa hàng, cắt giảm nhân sự hoặc cắt giảm chi phí.
Ban lãnh đạo YODY đã nhận ra được "điểm chí tử" này và cố gắng thoát khỏi lối mòn trong tư duy cũ với chiến lược thích ứng mới:
Chuyển từ trạng thái bị động sang chủ động, sáng tạo ra những cái phương pháp mới/giải pháp đột phá mang tính "chiến đấu", "truyền lửa" cho mọi người, từ nhân viên, khách hàng và rộng hơn là thị trường.
Bàn về các xu thế mới của CSR, bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh, chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc Dale Carnegie, tổ chức giáo dục nhượng quyền toàn cầu cho rằng CSR giúp doanh nghiệp chuyển đổi mô hình.
Bà cho rằng, xu hướng chuyển đổi doanh nghiệp trên thế giới trong những năm gần đây đang dần chuyển từ Doanh nghiệp Kinh doanh (Business enterprise) sang Doanh nghiệp Xã hội (Social enterprise).
Khái niệm Doanh nghiệp Xã hội không phải là doanh nghiệp làm công tác xã hội như truyền thống trước đây.
Doanh nghiệp Xã hội hướng đến việc tạo ra giá trị cho tất cả những bên có liên quan trong hệ sinh thái mà họ đang hoạt động bên cạnh cổ đông hay nhà đầu tư, điển hình như người lao động, đối tác, nhà cung cấp cộng đồng, xã hội.
Lợi ích kép từ một chương trình xã hội
Ngoài ý nghĩa về mặt xã hội, dự án “trợ giá mùa dịch" của YODY còn mang nhiều giá trị khác về mặt kinh doanh.
Đối với người tiêu dùng, “trợ giá mùa dịch” của YODY là cơ hội để nhãn hàng này tri ân và gửi đến cơ hội mua sắm tốt cho cộng đồng khách hàng ngay giữa thời điểm dịch bệnh khó khăn, nhu cầu thắt chặt chi tiêu khiến sức mua chịu nhiều ảnh hưởng.
Lời tri ân được thể hiện ở hai khía cạnh: lựa chọn những sản phẩm tốt nhất với chất liệu và mẫu mã ''đỉnh" nhưng vẫn ''trợ giá'' yêu thương.
Cụ thể, YODY đã thực hiện chính sách giảm giá các mặt hàng “best-seller" như áo phông, áo polo, áo chống nắng, chân váy, đầm với mức giảm lớn từ 30-40% (mức thường chỉ áp dụng cho những kỳ ưu đãi lớn trong năm).
Nói cách khác, người mua hàng vừa được hưởng các quyền lợi về mua sắm, vừa là cách đóng góp vào một hoạt động thiết thực để chống dịch - lợi ích kép này tương tự như một hình thức kích cầu, giúp khách hàng dễ “mở lòng” hơn khi chọn mua sản phẩm.
Còn đối với nội bộ công ty, dự án “trợ giá mùa dịch" lại có vai trò như một chất xúc tác giúp gắn kết đội ngũ và trợ lực cho tinh thần làm việc của công ty.
Để dự án “trợ giá mùa dịch" thành công đồng nghĩa với doanh số đạt mục tiêu trong thời hạn (ngắn) đề ra, các bộ phận phải làm việc với cường độ tương tự giai đoạn trước thời điểm dịch bệnh.
Bên cạnh đó, tinh thần làm việc này còn được trợ lực từ ý nghĩa nhân văn của dự án nên không mang tính áp đặt mà có thiên hướng tự nguyện, tự thân.
Tinh thần ''làm gương'' của người lãnh đạo
Tiêu biểu và mở màn chiến dịch là sự kiện Livestream "tự thân" của gia đình CEO YODY, anh Nguyễn Việt Hòa.
Thành công vang dội không chỉ về mặt kinh doanh với 1021 đơn hàng được bán ra, thu về 500 triệu đồng chỉ trong 90 phút Livestream mà còn là một cách ''làm gương'' truyền lửa một cách mạnh mẽ tới 3000 nhân viên để họ hưởng ứng và noi theo.
Vì thế, trong suốt chiến dịch nhiều nhân viên đã tự nguyện chia sẻ thông tin trên kênh facebook cá nhân, thay ảnh đại diện. Các thông tin về số tiền ''biến động'' ra sao cũng được đăng tải liên tục, duy trì sự theo dõi và củng cố tinh thần của cả nhân viên và khách hàng trong suốt chiến dịch.
Các kênh truyền thông cho chiến dịch cũng được đầu tư bài bản như kho hình ảnh và video truyền thông dự án, xây dựng landing page, trưng bày nhận diện tại cửa hàng, “gieo bài” trên hơn 100 trang Facebook của YODY, thư cảm ơn riêng cho khách mua hàng…
Nhân viên được “hâm nóng" sức bật, lại được đóng góp vào một sứ mệnh nhân văn của công ty, vừa cảm nhận được tính nhân văn ở các công việc mình làm - đây chính là chìa khóa giúp YODY tái thiết sự gắn kết của đội ngũ thông qua dự án “Trợ giá mùa dịch”.
"Thành quả này đã một lần nữa khẳng định sự đồng lòng, đoàn kết và tinh thần ‘’phục vụ’’ mạnh mẽ đến từ toàn bộ nhân viện công ty và cộng đồng khách hàng của YODY" - CEO hãng thời trang nội địa YODY chia sẻ thêm.
Được biết, kết quả kinh doanh trong thời gian thực hiện dự án “trợ giá mùa dịch" nhờ những nỗ lực trên đã có tín hiệu tích cực với doanh số bán hàng tăng trưởng đến 17%.