AWS là gì?

Amazon Web Services (AWS) là nền tảng đám mây toàn diện và được sử dụng rộng rãi nhất, cung cấp trên 200 dịch vụ đầy đủ tính năng từ các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới.

null

Hàng triệu khách hàng - bao gồm các công ty khởi nghiệp tăng trưởng nhanh nhất, các tập đoàn lớn nhất cũng như các cơ quan hàng đầu của chính phủ đều tin tưởng vào AWS để giảm chi phí, trở nên linh hoạt hơn và đổi mới nhanh hơn.

Các công ty khởi nghiệp (Startup) nổi tiếng trên thế giới đều sử dụng nền tảng AWS như:

Netflix, Stripe, AirBnB; hay trong khu vực ASEAN có Grab của Singapore, Tokopedia của Indonesia, Carsome của Malaysia và những Startup mới như Bizzi của Việt Nam…

Các công ty này đều sử dụng AWS cho những hành trình xây dựng văn hóa khởi nghiệp, cùng sáng tạo và trao đổi kinh nghiệp mô hình hoạt động lẫn nhau… Từ đó tạo nên nền văn hóa khởi nghiệp AWS.

Amazon và bốn trụ cột làm nên văn hoá khởi nghiệp sáng tạo

Theo bà Priya Lakshmi, có 4 trụ cột chính làm nên tinh thần khởi nghiệp sáng tạo. Đó là:

Văn hoá, tổ chức, kiến trúc và cơ chế.

Văn hoá (Culture):

Ngoài nỗi ám ảnh khách hàng, thì Amazon còn chú trọng đến các nguyên tắc lãnh đạo (16 nguyên tắc), với triết lý:

"Tất cả mọi người đều là lãnh đạo trong những nhiệm vụ".

Amazon đảm bảo tất cả nhân viên đều có thể hiểu và thực hiện được các nguyên tắc này.

Tổ chức (Organization):

Amazon thuê những người biết xây dựng, biết phát triển và để cho họ phát triển.

Tức là 1 đội nhóm ít hơn 10 người nhằm ra quyết định nhanh chóng.

Khi nhu cầu các sản phẩm dịch vụ gia tăng thì không cần bổ sung thêm người vào nhóm, thay vào đó sẽ bổ sung thêm các đội nhóm có quy mô tương tự.

Kiến trúc (Architecture):

Ở Amazon có hơn 200 dịch vụ khác nhau và được kết hợp lại bằng sự kết hợp khác nhau.

Theo bà Priya, trước đây, khi có ý tưởng nào đó, chúng ta sẽ cần phải cần phần cứng và phần mềm, nhưng với Cloud thì chỉ mất vài phút.

Nhờ Cloud, chúng ta có thể mở rộng quy mô thử nghiệm rất nhanh chóng, giảm chi phí thử/sai.

Cơ chế (Mechanisms):

Bất cứ quy trình làm việc ngược nào cũng đều có 5 câu hỏi tập trung vào khách hàng.

Ai là khách hàng?

Vấn đề của họ hay cơ hội của họ là gì?

Các ý tưởng này có quan trọng với lợi ích của khách hàng hay không?

Họ có muốn làm các dịch vụ này hay không?

Trải nghiệm của khách hàng sẽ như thế nào?

Văn hóa khởi nghiệp nổi bật của Amazon

Lấy khách hàng làm trung tâm – đó cũng chính là triết lý hàng đầu, xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh và sáng tạo của Amazon.

Nguyên tắc của Amazon là xác định nhu cầu, khó khăn của khách hàng trước, sau đó triển khai ngược lại để tạo ra những giải pháp giải quyết bài toán đó cho khách hàng.

1. Quy trình ngược, lấy khách hàng làm trung tâm

null
Bà Priya Lakshmi, Trưởng phòng kinh doanh khởi nghiệp, AWS khu vực ASEAN.

Bà Priya Lakshmi, Trưởng phòng kinh doanh khởi nghiệp, AWS khu vực ASEAN đã có những chia sẻ:

Khi nhắc đến Amazon nhiều người sẽ nhớ ngay đến một công ty khởi nghiệp với việc bán sách online.

Rồi Amazon phát triển thêm rất nhiều mặt hàng theo nhu cầu của người mua toàn cầu.

Sau đó Amazon triển khai điện toán đám mây đồng thời phát triển thêm các sản phẩm như Kindle và Echo.

null
Các sản phẩm Kindle và Echo của Amazon.

Đặc biệt cùng với những hoạt động kinh doanh online Amazon đã triển khai những cửa hàng offline như Amazon Book hay Amazon Go để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

null
Amazon Go – Cửa hàng tiện lợi không có nhân viên (Ảnh: Internet).

Amazon luôn làm việc với khách hàng theo quy trình ngược. Từ nhu cầu của khách hàng để xây dựng những sản phẩm phục vụ cho họ.

Đây là văn hoá sáng tạo tại Amazon cũng như AWS.

“Một ví dụ cho việc chúng tôi luôn nhìn vào nhu cầu của khách hàng và sau đó hoàn tất dịch vụ đó là Amazon Go.

null
Amazon Go ra đời không đơn thuần là cửa hàng vật lý mà nó giải quyết ám ảnh của khách hàng khi phải xếp hàng quá lâu ở các cửa hàng bán lẻ thông thường.

Amazon luôn chọn tập trung vào khách hàng và điều này được gọi là ám ảnh khách hàng.

Khi suy nghĩ tới nhu cầu và khó khăn của khách cũng là khi chúng ta sáng tạo ra những giải pháp phù hợp với khách hàng nhất” bà Priya nói.

“Tại Amazon, khi chúng tôi nâng cấp hoặc giới thiệu một sản phẩm, dịch vụ nào đó chúng tôi bao giờ cũng phải nghĩ tới câu hỏi đầu tiên là lợi ích mang lại cho khách hàng là gì.

null
Ở Amazon lợi ích của khách hàng được coi là trọng tâm.

Khi trả lời được chúng tôi mới tiếp tục làm những công việc khác” bà Priya nhấn mạnh.

Với riêng AWS, hiện hơn 90% dịch vụ được thiết kế dựa trên những phản hồi của khách hàng, 10% còn lại AWS nhìn vào khách hàng muốn điều gì trong tương lai, kể cả là họ chưa nhìn thấy hay chưa hiểu nhu cầu đó là gì trong tương lai.

2. Mô hình “two pizza” team

Có một câu nói rất quen thuộc là muốn đi nhanh thì đi một mình nhưng muốn đi xa thì đi cùng nhau.

Để đi cùng nhau phải có nền tảng hợp tác về tổ chức.

null
Cách tổ chức đội nhóm cũng là một trong những đặc trưng văn hoá của AWS.

“Chúng tôi hiểu rằng khi hình thành những đội nhóm lớn sẽ giảm khả năng ra quyết định vì thế khái niệm đội nhóm “two pizza” được hình thành ở Amazon.

Về cơ bản, một chiếc pizza được sẻ ra tối ưu là cho 8 người ăn và không bao giờ đủ cho 10 người.
Nghĩa là mỗi yêu cầu công việc khi đưa ra để thành lập các nhóm hành động (taskforce) thì đều không quá con số này.

Việc duy trì số lượng này vừa giúp nhóm linh hoạt trong trao đổi, ra các quyết định nhanh và phối hợp nhịp nhàng trong triển khai công việc.

Trong trường hợp công ty phát triển thay vì thêm thành viên thì Amazon theo hướng thành lập nhóm thứ hai.

Việc duy trì số lượng người phù hợp sẽ giúp nhóm tiệm cận gần hơn nhu cầu và hiểu khách hàng tốt hơn, đưa ra quyết định nhanh hơn.

null
“Two pizza” được hiểu là đội nhóm đủ lớn để chia 2 cái bánh pizza, tức là dưới 10 người.
Đội nhóm này có thể tiếp cận khách hàng nhanh, hiểu khách hàng hơn và đưa ra những quyết định nhanh, chính xác.

Chúng tôi tin rằng đội nhóm “two pizza” sẽ làm giảm nguy cơ thất bại” bà Priya Lakshmi cho biết.

Đáng lưu ý khi nhu cầu sản phẩm dịch vụ gia tăng thì cái quan trọng không phải bổ sung thêm người vào đội nhóm mà là bổ sung thêm các đội nhóm có quy mô nhỏ tương tự.

Tất nhiên, với đội nhóm chỉ nhỏ bằng 2 cái bánh pizza không phải là 1 sự đảm bảo cho thành công, chúng ta biết rằng sáng tạo luôn đi kèm với thất bại.

Thất bại là một phần của thành công.
“Ở Amazon chúng tôi không trừng phạt ai đó vì thất bại mà luôn học hỏi từ thất bại đó để thành công”.

Tại Amazon có 250 dịch vụ khác nhau và mỗi 1 dịch vụ sẽ có 1 đội nhóm mà quy mô chỉ bằng “two pizza” team để phụ trách.

null
Còn ở AWS cũng có hơn 200 dịch vụ hiện tại, và với mỗi 1 dịch vụ như vậy cũng có 1 đội nhóm quy mô 2 bánh pizza phụ trách.

Bizzi, startup Việt được truyền cảm hứng và thành công từ văn hóa Amazon

null
Công ty Bizzi.

Thành lập năm 2019 giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 bùng, startup Bizzi đã chứng minh mình là một ngôi sao sáng giá.

Bizzi đã giúp nhiều doanh nghiệp giải quyết bài toán khó khăn về xử lý hóa đơn tự động trên thị trường Việt Nam.

Chưa dừng lại ở đó, 10/2021, Bizzi đã huy động thành công vòng gọi vốn Pre-Series A trị giá 3 triệu USD do công ty FinTech/SaaS hàng đầu Nhật Bản Money Forward dẫn đầu.

Trước khi nhận đầu tư 3 triệu USD từ Money Forward, Do Ventures và Qualgro, 5/2020 Bizzi cũng từng được 500 Startups Vietnam rót vốn với sứ mệnh hỗ trợ các nhà sáng lập tiềm năng trên toàn thế giới.

null
Nguyễn Bảo Nguyên (trái), Đồng sáng lập kiêm Giám đốc công nghệ Bizzi.

Những thành công ban đầu có được này, theo ông Nguyễn Bảo Nguyên, sáng lập kiêm CTO của Bizzi cho hay:

“Là một doanh nghiệp sử dụng dịch vụ AWS của Amazon chúng tôi được Amazon hỗ trợ về mặt công nghệ, chi phí trong giai đoạn đầu còn nhiều khó khăn.

Bizzi còn học hỏi được nhiều điểm trong văn hoá của Amazon.

Cụ thể như chúng tôi có một điểm tương đồng rất rõ rệt với Amazon là luôn lấy khách hàng làm trọng tâm.

Tất cả những kế hoạch, sản phẩm và quyết định của Bizzi đều dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng”.

Một ví dụ dễ nhìn thấy nhất, Bizzi là sản phẩm hỗ trợ cho bộ phận tài chính, kế toán của doanh nghiệp.

null
Bizzi là sản phẩm hỗ trợ cho bộ phận tài chính, kế toán của doanh nghiệp.

“Trước khi mang đến giải pháp chúng tôi đã tìm hiểu khó khăn của bộ phận này để giúp họ có những giải pháp phù hợp nhất.”

Đó chính là quy trình làm việc ngược, lấy khách hàng làm trung tâm.

Cùng với nó thì Bizzi cũng học hỏi mô hình đội nhóm “two pizza” của Amazon.

Tại Bizzi cũng có một mô hình tương tự, gọi là “Squad”.

Trong 1 Squad có tối đa 8 người làm chung 1 dự án, mục đích và mỗi người sẽ thuộc các phòng ban khác nhau nhằm cung cấp giải pháp và sản phẩm đến khách hàng nhanh nhất có thể.

AWS và các chương trình đồng hành cùng startup

Tại buổi chia sẻ, bà Priya Lakshmi cho biết, trong những giai đoạn đầu của một công ty khởi nghiệp, chương trình AWS Activate sẽ cung cấp cho những startup đạt tiêu chuẩn một loạt những lợi ích:

AWS credits, hỗ trợ kỹ thuật và cả đào tạo.

null
AWS Activate hỗ trợ cho các startup về tài chính, kỹ thuật và cả đào tạo.

Từ năm 2013, chương trình AWS Activate đã cung cấp cho hàng trăm ngàn startup với những lợi ích này.

Trong suốt hai năm vừa qua, AWS đã dành tới hơn 2 tỷ đô bằng Activate credits để giúp những startup ở giai đoạn đầu phát triển khởi động kinh doanh và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.

Với sự trợ giúp này, nhiều startup đang sử dụng các dịch vụ đám mây có độ khả mở, đáng tin cậy và an toàn cao như:

Năng lực tính toán, lưu trữ, cơ sở dữ liệu, phân tích, Internet Vạn Vật, Máy học và nhiều dịch vụ khác từ AWS.

Các trợ giúp đã giúp các startup mở rộng quy mô doanh nghiệp của họ.

null
Jio Health đang hưởng những hỗ trợ lớn từ AWS Activate.

Thông qua chương trình này, AWS cũng cung cấp bảng điều khiển Activate Console, được thiết kế để hỗ trợ những người sáng lập qua mọi giai đoạn trong hành trình khởi nghiệp của họ:

 AWS cũng cung cấp từ ý tưởng ban đầu, đến xây dựng MVP (minimum viable product), đến có được khách hàng đầu tiên, và mở rộng quy mô kinh doanh trên AWS và hơn thế nữa.

Bảng Activate Console cung cấp cho người sáng lập các đề xuất được cá nhân hóa về nhiều chủ đề đào tạo đáng lưu ý dựa trên cách sử dụng AWS của họ, đồng thời theo dõi và giám sát các khoản credit và chi phí AWS của người dùng.

Gần đây nhất, AWS cũng đã ra mắt bộ “Build On AWS”.

“Build On AWS” là một bộ sưu tập các mẫu cơ sở hạ tầng sẵn sàng cho sản xuất cùng nhiều kiến trúc tham chiếu bao gồm nhiều giải pháp được phát triển đặc biệt cho các startup.

null

“Build on AWS” Được thiết kế để giúp các startup xây dựng trong vài phút, các giải pháp này do các chuyên gia tại AWS tạo ra, dựa trên các phương pháp tốt nhất của AWS.

“Build on AWS” đã đơn giản hóa các bước đầu tiên của việc khởi động một cơ sở hạ tầng mở rộng, đáng tin cậy, an toàn và được tối ưu hóa phù hợp với ngành hoặc trường hợp cụ thể của một startup.