Theo báo cáo từ Purpose Disruptors, Internet chiếm khoảng 4% lượng khí thải carbon trên toàn cầu và quảng cáo kỹ thuật số là một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này.

Một chiến dịch quảng cáo trực tuyến có thể thải ra môi trường đến 5,4 tấn carbon dioxide.

Do đó, các thương hiệu lớn hiện đang tập trung giảm thiểu tác động của phương tiện kỹ thuật số đối với môi trường.

1. Toyota và nỗ lực cắt giảm lượng khí thải quảng cáo kỹ thuật số

Vào năm 2020, Toyota đã chi gần 1,4 tỷ USD cho quảng cáo trên các phương tiện truyền thông vào năm 2020 (theo thống kê từ Statista).

Là một trong những thương hiệu chi tiêu nhiều vào quảng cáo trực tuyến, Toyota đã hợp tác cùng Công ty Đầu tư Truyền thông Quảng cáo GroupM và Công ty Công nghệ SeenThis nhằm cắt giảm lượng khí thải quảng cáo kỹ thuật số.

null

SeenThis đã áp dụng công nghệ phát trực tuyến thích ứng cho các quảng cáo trực tuyến của Toyota.

Công nghệ này cho phép đăng tải quảng cáo trực tiếp lên màn hình, cắt giảm thời gian tải dành cho hình ảnh và video.

Thông qua việc giảm lượng dữ liệu cần thiết để phát quảng cáo, thương hiệu có thể giảm lượng khí thải carbon ra môi trường, đồng thời tạo ra nhiều lượt xem quảng cáo hơn cho mỗi lần hiển thị.

Ông Jonas Viksten, Giám đốc Điều hành của Xaxis Group thuộc GroupM cho biết:

"Phát trực tuyến thích ứng không chỉ cải thiện hiệu suất quảng cáo và trải nghiệm của khách hàng mà nó còn là một công nghệ quảng cáo thân thiện với môi trường. Đối với các chiến dịch chạy quảng cáo thông qua SeenThis, chúng tôi đã đo lường được mức sử dụng dữ liệu giảm rõ rệt (dữ liệu được truyền ít hơn đến 64%). Điều này đã trực tiếp dẫn đến lượng khí thải ít hơn."

Jan Casserlöv, Giám đốc Tiếp thị & CEX tại Toyota cũng chia sẻ:

"GroupM và SeenThis cung cấp cho chúng tôi các giải pháp kỹ thuật số vừa đạt được mục tiêu kinh doanh, vừa giúp giảm lượng CO2 ra môi trường. Chúng tôi tin rằng tính bền vững và hiệu suất là những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các chiến lược quảng cáo kỹ thuật số."

2. Johnson & Johnson với những ý tưởng sáng tạo trong công cuộc CSR

Một ví dụ điển hình về CSR ở các doanh nghiệp tuyến đầu là hãng dược phẩm Johnson & Johnson.

Johnson & Johnson đã cho tiến hành các sáng kiến từ việc tận dụng sức mạnh của gió để cung cấp nguồn nước an toàn cho cộng đồng trên toàn thế giới đến mua một nhà cung cấp năng lượng thuộc sở hữu tư nhân ở Texas Panhandle cho phép công ty giảm thiểu ô nhiễm, đồng thời cung cấp một giải pháp thay thế kinh tế, tái tạo cho điện.

null
Johnson & Johnson cung cấp nguồn nước an toàn cho cộng đồng.

Hãng dược phẩm này đã luôn tập trung vào việc giảm tác động gây hại của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường trong ba thập kỷ qua.

Johnson & Johnson đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ sử dụng 100% năng lượng đến từ các giải pháp năng lượng tái tạo.

null
Tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch thay thế là mục tiêu hàng đầu của Johnson & Johnson.

3. Google giảm thiểu năng lượng từ trung tâm xử lý dữ liệu

Google được tin cậy không chỉ vì các sáng kiến ​​thân thiện với môi trường mà còn do Giám đốc điều hành thẳng thắn của Google, Sundar Pichai.

null

Vào năm 2018, Google đã giành được điểm CSR cao nhất theo đánh giá từ RepTrak do các trung tâm dữ liệu của Google sử dụng ít năng lượng hơn 50% so với các trung tâm khác trên thế giới.

Bên cạnh đó, Google cũng đã cam kết hơn 1 tỷ đô la cho các dự án năng lượng tái tạo và cho phép các doanh nghiệp khác giảm tác động đến môi trường thông qua các dịch vụ như Gmail.

4. Coca-Cola tích cực xây dựng các giá trị bền vững.

Coca-Cola hiện đang tập trung vào việc phát triển tính bền vững trong mô hình kinh doanh CSR.

Các lĩnh vực chính mà thương hiệu này hướng đến là khí hậu, đóng gói và nông nghiệp cùng với quản lý nước và chất lượng sản phẩm.
Thông điệp của Coca-Cola muốn gửi đến với cộng đồng là : “một thế giới không có rác thải”.

null

Mục tiêu của Coca-Cola là thu thập những vỏ chai, vỏ lon đã qua sử dụng, sau đó xử lý và sử dụng chúng làm nguyên liệu tái chế 100% cho các mẫu bao bì của mình.

null
Vỏ chai được làm từ nguyên liệu tái tạo của Coca-Cola.

Ngoài ra, hãng còn nỗ lực đưa tất cả nước được sử dụng để tạo ra đồ uống của hãng trở lại môi trường để đảm bảo an ninh nguồn nước.

Coca-Cola đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm thiểu 25% lượng khí thải carbon.

5. Hãng xe hơi Ford và những mục tiêu tham vọng trong CSR

Ford đang đặt ra những kế hoạch lớn cho các chiến dịch CSR trong tương lai.

Nhiệm vụ của Ford đề ra là “xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, nơi mọi người được tự do di chuyển và theo đuổi ước mơ của mình.”

null
Ford và báo cáo về kế hoạch phát triển bền vững.

Ford đã cho tăng quỹ đầu tư vào điện khí hóa lên đến 22 tỷ đô la (ngân sách đầu tư ban đầu là 11 tỷ đô la) và đặt mục tiêu các phương tiện của họ phải trung hòa carbon (carbon neutrality) vào năm 2050.

null
Mục tiêu đạt được “carbon neutrality” vào năm 2050 của Ford.

Bob Holycross, Phó Giám đốc Bền vững, Môi trường & An toàn của Ford cho biết:

“Ford cam kết đảm bảo tính trung lập của carbon”.

“Đó là điều thiết thực cho khách hàng, cho hành tinh và cả Ford. 95% khí thải carbon ngày nay đến từ khí thải phương tiện, phương thức vận hành và các chuỗi cung ứng. Hiện tại Ford đang tiến hành khẩn trương giải quyết tất cả ba lĩnh vực với một tinh thần lạc quan. ”

Bên cạnh giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Ford cũng đang tập trung vào việc trả lương công bằng cho nhân viên của mình.

Ford đang tiến hành kiểm toán tính đa dạng, công bằng và hòa nhập đồng thời đưa ra tỷ lệ trả lương theo mức lương toàn cầu (bao gồm cả giới tính) để cân bằng thu nhập cho tất cả nhân viên.

6. Spotify và Netflix đặc biệt nâng cao chế độ đãi ngộ nhân viên

Từ góc độ xã hội, các công ty giải trí lớn như Netflix và Spotify cung cấp các lợi ích để hỗ trợ nhân viên và gia đình của họ.

Netflix cho phép nhân viên có 52 tuần nghỉ phép có lương đối với nghỉ phép để chăm con.

null

Điều này có thể được thực hiện bất cứ lúc nào dù đó là năm đầu đời của trẻ hay thời điểm khác phù hợp với nhu cầu của trẻ.

Con số này so với mức trung bình là 18 tuần tại các công ty công nghệ lớn khác.

Spotify cũng cung cấp một chương trình tương tự, mặc dù trong thời gian ngắn hơn là 24 tuần nghỉ phép có lương.

null

Ngoài ra khi nói đến các yếu tố CSR trong hoạt động kinh doanh, Netflix và Spotify sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để thể hiện sự ủng hộ đối với các phong trào như Tháng tự hào, tính bền vững về môi trường và Black Lives Matter.

null
Spotify thay đổi logo ủng hộ Pride Month.

null
Netflix với chiến dịch Net Zero giảm thiểu khí carbon nâng cao tính bền vững.