Xu hướng tiêu dùng hiện đại làm thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp trong tình hình mới

Có 3 động lực chính dẫn tới sự bùng phát ấn tượng này.

Một là xu hướng thích ứng, tức người dân tìm thấy tính an toàn, tiện ích từ việc mua bán trực tuyến trong hoàn cảnh diễn biến của dịch bệnh. Hai là xu hướng tăng trưởng chi tiêu số, tức người dùng Internet (cũ) tiếp tục duy trì, mở rộng chi tiêu trên nền tảng dịch vụ số.

Trong xu hướng bình thường mới, người dân sau khi tìm thấy sự hài lòng, tin cậy vào mua sắm trực tuyến đã dần tự thay đổi hành vi, hình thành thói quen sử dụng dịch vụ số.

Người tiêu dùng dần quen với việc mua hàng online. Người tiêu dùng dần quen với việc mua hàng online.

Theo báo cáo về chỉ số giá thực phẩm trên thế giới của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc - FAO, chỉ số giá các mặt hàng thực phẩm trong tháng 5/2021 cao hơn 4,8% so với tháng 4/2021 và 39,7% so với cùng kỳ năm ngoái do giá dầu, đường và ngũ cốc cùng với giá thịt và sữa tiếp tục tăng cao.

Người tiêu dùng có thể tối đa hóa thời gian, tăng tính linh hoạt, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông qua truy cập từ nhà. Do đó, “tiện” đã trở thành một trong những tiêu chí tiêu dùng trong xã hội trong bối cảnh “bình thường mới” hiện nay.

Nền kinh tế số Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Việt Nam nằm trong số các quốc gia có sức tăng trưởng mạnh và bền vững về kinh tế số.

Thị trường có đến xấp xỉ 100 triệu dân này đã ghi nhận 99% khách hàng số mới cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ số. Người dân đồng thuận, hợp tác với Chính phủ và chính quyền các cấp trong các biện pháp ứng phó với đại dịch.

Do đó họ cũng nhanh chóng thích ứng một cách linh hoạt, an toàn với trạng thái xã hội bình thường mới.

Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết họ nhận thấy đại dịch đã thúc đẩy quá trình số hóa và tăng cường áp dụng công nghệ tại Việt Nam nhanh hơn gấp nhiều lần so với trước đây và vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong vài năm tới.

Kinh tế số Việt Nam được dự báo là tăng trưởng mạnh mẽ nhất ASEAN. Ảnh: VTV Kinh tế số Việt Nam được dự báo là tăng trưởng mạnh mẽ nhất ASEAN. Ảnh: VTV

Một trong những biểu hiện đó chính là đến quý 1-2021, Việt Nam có thêm 8 triệu khách hàng số mới. Khoảng 55% trong số này đến từ khu vực không phải thành thị. Trung bình, khách hàng số Việt Nam sử dụng 8,5 dịch vụ số vào năm 2021, tăng 4 dịch vụ so với trước đại dịch.

Báo cáo của “gã khổng lồ công nghệ” cũng chỉ ra Việt Nam có giá trị giao dịch hàng hóa dự kiến tăng từ 21 tỷ USD (năm 2021) lên 57 tỷ USD (năm 2025) và 220 tỷ USD (năm 2030), tức tăng gấp 11 lần.

Từ nền kinh tế có giá trị thương mại ở mức trung bình Đông Nam Á về giá trị giao dịch hàng hóa, Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế số có giá trị lớn thứ 2 Đông Nam Á vào năm 2030, chỉ xếp sau Indonesia.

Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong: Nền kinh tế số Việt Nam, cùng Indonesia, đang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng trong khu vực Đông Nam Á với trung bình 38%/năm. Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong: Nền kinh tế số Việt Nam, cùng Indonesia, đang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng trong khu vực Đông Nam Á với trung bình 38%/năm.

Vì vậy VNDirect đánh giá nền kinh tế số của Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng bình quân 29% mỗi năm giai đoạn 2020 - 2025 để đạt mức 52 tỉ USD vào năm 2025. Bên cạnh đó, Chính phủ đang đặt mục tiêu thúc đẩy vai trò nền kinh tế số trong 5 năm tới.

Chính phủ đã phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" vào tháng 6/2020.  Đặt mục tiêu mở rộng nền kinh tế số từ mức chiếm 8,2% GDP như hiện nay lên 25% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.

Trong chính sách công nghiệp quốc gia, các nhà chức trách cũng có kế hoạch tăng cường sản xuất công nghệ cao và áp dụng các công nghệ thông minh trên cơ sở Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong những năm tới.

Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng đang hội đủ các lợi thế từ “cú kích hoạt” miễn cưỡng này. Từ những “mạch nước ngầm, âm ỉ” nay trở thành “dòng chủ lưu” khi các điều kiện và yếu tố đảm bảo sự bùng nổ của các ngành dịch vụ và kinh doanh dựa trên nền tảng số đang hội tụ.

Đi xa tới đâu, mức độ bền vững như thế nào, và sự lan tỏa mạnh mẽ khắp xã hội ra sao đòi hỏi sự phối hợp, chia sẻ trách nhiệm, từ việc hình thành các thiết kế tổng thể, đến vạch ra chương trình hành động chi tiết của những người trong cuộc.

Đó không chỉ là nhà hoạch định chính sách, mà còn là các chủ thể doanh nghiệp, công ty khởi nghiệp, và từng công dân đang trải nghiệm xu thế diễn ra mỗi ngày của thành phố.

Tổng hợp, nguồn: Nhịp Cầu Đầu Tư, Sài Gòn Giải Phóng