Mô hình kinh tế truyền thống bị thách thức bởi nền kinh số
Kỷ nguyên kinh tế số đã và đang tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng về phương thức sản xuất và cách sống.
Với hình thức kinh doanh truyền thống, việc đầu tư tiền vốn vào việc thuê mặt bằng, thuê nhân viên hay mở cửa hàng để buôn bán là các hoạt động phổ biến và chiếm phần lớn trong vốn đầu tư.
Mặt khác, khi nói về khả năng mở rộng thị trường, xuất nhập khẩu hay thương mại quốc tế thì mô hình kinh doanh cũ không thể nào tối ưu hoá được chi phí và nguồn nhân lực nếu không có sự can thiệp của công nghệ.
Với một địa điểm kinh doanh cố định, phương thức thanh toán lỗi thời, đặc biệt là rất nhiều hàng hoá đa dạng khác nhau với số lượng lớn sẽ gây nhiều phiền toái khi giao dịch giữa hai bên buôn bán.
Bên cạnh đó, một trong những nhược điểm lớn của mô hình kinh doanh cũ chính là khả năng tiếp cận và thu hút khách hàng trên toàn cầu.
Ngược lại, trong nền kinh tế số khi khái niệm tài sản số được hình thành đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả sản xuất và giá trị thị trường của các công ty và cả nền kinh tế.
Điển hình như công nghệ blockchain, với tính minh bạch cao, khả năng loại bỏ trung gian và xác nhận giao dịch cận thời gian thực.
Blockchain còn hình thành các mô hình, cấu phần nền kinh tế mới như Defi, Trao đổi vạn vật (exchange of things), mã hoá tài sản,…
Từ đó hình thành một hình thái sản xuất mới và quan trọng hơn sẽ kéo theo kết cấu xã hội, cách con người tương tác với nhau hay con người tương tác với vạn vật.
Một công nghệ rất đáng chú ý nữa chính là hình thức thanh toán trực tuyến, đóng vai trò xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu đến toàn cầu thông qua hình thức thanh toán điện tử.
Đây rõ ràng là một bước đi tiên tiến góp phần xây dựng nền kinh tế số bền vững thay thế nền kinh tế truyền thống vốn đã không còn phù hợp với giai đoạn toàn cầu hóa như hiện nay.
Gần đây nhất là cuộc khủng hoảng COVID-19 đã củng cố hơn nữa vị thế của một số doanh nghiệp có hoạt động trực tuyến, trong khi khiến nhiều doanh nghiệp hoạt động qua các cửa hàng gặp khó khăn.
Điều này cho thấy các doanh nghiệp và người tiêu dùng phụ thuộc nhiều hơn vào các nền tảng và các dịch vụ kỹ thuật số trong bối cảnh đại dịch.
Đại dịch COVID-19 là cơn “ác mộng” đối với nhiều lĩnh vực kinh tế trên toàn thế giới, nhưng dường như lại là “vận may” của các trang web thương mại điện tử.
Nhu cầu mua sắm hàng “nước ngoài” tăng mạnh hậu đại dịch
Một thực trạng dễ nhận thấy hậu đại dịch chính là đa số mọi người đều mong muốn mua sắm online nhiều hơn thay vì bỏ ra hàng giờ ở trong cửa hàng truyền thống.
Khảo sát cho thấy nhưng hầu hết (73%) trong số họ không muốn ở lâu trong cửa hàng và 65% người mua tham gia khảo sát vẫn còn lo lắng về việc tiếp xúc với người khác.
Một số người mua thậm chí còn không muốn vào cửa hàng để mua hàng.
Thay vào đó là thói quen mua sắm trực tuyến dần hình thành, với sự xuất hiện của hàng loạt các trang web và ứng dụng sàn thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới, nơi khách hàng có thể dễ dàng mua sắm mọi thứ.
Đặc biệt là hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội.
Thương mại điện tử xuyên biên giới đang nhanh chóng trở thành nhân tố cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu và là xu hướng tất yếu mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc.
Chắc chắn đây là cơ hội thành công trên thị trường này nếu tiếp cận một cách bài bản và xây dựng một chiến lược dài hạn.
Muốn nắm bắt được xu thế mới này, nhiều doanh nghiệp phải phát triển thêm nhiều mạng lưới “xuyên biên giới” (Borderless Business), vượt qua khoảng cách địa lý giữa các lãnh thổ hướng để đến những thị trường tiềm năng khác.
Điều này gia tăng lưu lượng truy cập và khả năng tiếp cận khách hàng, liên minh với các đối tác kinh tế địa phương nhằm thúc đẩy tăng trưởng bằng cách tiếp cận người mua toàn cầu.
Thích ứng với người dùng “toàn cầu”
Sự thay đổi đáng kể trong hành vi mua sắm của khách hàng, với 65% người mua toàn cầu hiện nay tìm đối tác thông qua thương mại điện tử.
Người tiêu dùng thông qua Internet để mua sắm tại các thị trường quốc tế và trở thành “người tiêu dùng toàn cầu”.
Công nghệ 4.0 giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng hơn khi giới thiệu và giao sản phẩm của mình đến tay khách hàng quốc tế.
Đây chính là áp lực khiến các mô hình kinh doanh truyền thống phải thay đổi để phát triển.
Biên giới cần được xóa nhòa không chỉ giữa các quốc gia mà còn giữa doanh nghiệp và những cơ hội kinh doanh và toàn cầu.
Doanh nghiệp tìm đường len lỏi vào thị trường xuất khẩu “khó tính”
Nếu như trước đây, khi mua hàng hóa ngoại nhập, người tiêu dùng luôn phải chờ đợi đến khi có doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối lại hoặc phải trực tiếp ra nước ngoài để tìm kiếm và đặt hàng.
Còn hiện nay, với sự xuất hiện của Borderless Business (Kinh doanh không biên giới), bất kì ai cũng có thể tiếp cận với hàng tỷ sản phẩm từ vô số nhà cung cấp trên toàn thế giới.
Về góc nhìn của doanh nghiệp, Borderless Business là cách nhanh nhất để kết nối với khách hàng, tìm thị trường và gia tăng doanh thu xuất khẩu.
Nhiều khảo sát cho thấy chi phí kinh doanh quốc tế có thể giảm một phần nhờ nỗ lực phối hợp của các doanh nghiệp và chính phủ phát triển một cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu vững mạnh hơn.
“Xuyên biên giới” cũng là cơ hội để doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể len vào các thị trường khó tính, nơi tồn tại rất nhiều rào cản và tốn nhiều chi phí nếu giao thương theo cách truyền thống.
Trên thực tế, Thương mại thế giới được dự đoán sẽ tăng trưởng 86% trong 15 năm tới.
Tại Vương quốc Anh, Bộ trưởng Doanh nghiệp và Doanh nghiệp của chính phủ Michael Fallon gần đây đã tuyên bố rằng "nhắm mục tiêu vào các thị trường xuất khẩu mới" là một trong ba vấn đề hàng đầu mà khu vực kinh doanh quy mô vừa quan trọng phải đối mặt.
Trong hai thập kỷ qua, B2B đã được chuyển đổi nhờ công nghệ internet và di động, đặc biệt giúp các doanh nghiệp B2B trở nên "Không biên giới" và tiếp cận thị trường và người mua mới dễ dàng hơn.
Không thể phủ nhận rằng những công nghệ tiên tiến chính là cầu nối quan trọng kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng trong khu vực và thậm chí là toàn cầu.
Và là nền tảng đưa Borderless Business (Kinh doanh không biên giới) có nhiều tiềm năng phát triển trong thời đại hội nhập quốc tế.
Doanh nghiệp không biên giới có thể hiện diện ở quy mô toàn cầu ngay từ khi thành lập và mở rộng thị trường thông qua kỹ thuật số.
Họ cung cấp dịch vụ trực tiếp đến nhà và văn phòng của người mua.
Điều gắn kết họ với nhau là văn hóa và mạng lưới chứ không phải địa chỉ bưu điện văn phòng.
Netflix là một ví dụ điển hình về doanh nghiệp không biên giới bởi vì "thay vì cố gắng bán các ý tưởng của Mỹ cho khán giả nước ngoài, họ đang hướng tới việc bán các ý tưởng quốc tế cho khán giả toàn cầu."
Kinh tế xuyên biên giới trong tương lai
Trong tương lai nền kinh tế “xuyên biên giới” được dự đoán sẽ là xu hướng mới và vươn xa mạnh mẽ ra nhiều khu vực, với sự kết hợp bởi nhiều công nghệ hiện đại như blockchain, AR/VR, Fintech…
Đặc biệt hơn là người dùng có thể ở một chỗ nhưng vẫn có thể trao đổi, mua bán tài sản từ khắp nơi mà không cần bỏ ra một đồng cho việc di chuyển.
Nền kinh tế này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều trải nghiệm thú vị kết nối cả doanh nghiệp và người tiêu dùng một cách thông minh và tiện lợi.
Khi mọi “biên giới” thương mại dần được rút ngắn và sự hỗ trợ từ công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp nội địa tiến xa hơn ở các thị trường quốc tế đầy tiềm năng và thách thức.
Như Ý - Trends Việt Nam