Kinixti, một học giả người Mỹ cho biết:
"Sự thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng ứng xử của người đó”.
Ngay cả người làm kỹ thuật như lập trình viên máy tính cũng dành 75% thời gian của họ để tương tác với mọi người.
Những thành công lớn trong cuộc sống đều xuất phát từ kỹ năng giao tiếp tốt.
Khi các Giám đốc điều hành hàng đầu được phỏng vấn về thành công của họ, họ đều nói đến kỹ năng giao tiếp.
Họ đều có khả năng giao tiếp tốt với người khác.
Kỹ năng đó mang đến sự thành công của họ hơn bất cứ điều gì.
Giao tiếp là kỹ năng có thể tự học.
Bằng cách học từ những người giao tiếp giỏi nhất.
Và thực hành cho đến khi nó trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của bạn.
Mảnh ghép 1: Ba phần thiết yếu trong bất kỳ cuộc trò chuyện nào
Thế kỷ 21, nơi máy móc và tự động hóa đang dần vượt mặt con người ở nhiều khía cạnh lao động sản xuất.
Khả năng giao tiếp và thuyết phục trở thành điểm sáng duy nhất giúp chúng ta gia tăng lợi thế cạnh tranh kinh tế cho bản thân.
Warren Buffett, tỷ phú nắm quyền lực cao nhất tại tập đoàn Berkshire Hathaway cho rằng:
Sinh viên chỉ cần có kỹ năng giao tiếp và thuyết phục tốt thì đã có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng hiệu quả hơn tới 50% so với phần còn lại.
Tuy nhiên, rất nhiều người đang đi tìm một lời giải hoàn mỹ để có thể nâng cao khả năng thuyết phục của mình.
Hầu hết kết quả cuối cùng họ nhận được chỉ là một con số 0 tròn trĩnh.
Nghệ thuật thuyết phục trong cuốn sách “Rhetoric” (Thuật Hùng biện) của triết gia Aristotle có lẽ chính là đáp án lý tưởng cho bài toán hóc búa này.
2000 năm nghệ thuật thuyết phục vẫn “chạy” tốt, Warren Buffett cũng phải học tập theo
Aristotle (384 – 322 TCN) là một nhà triết học và bác học lỗi lạc thời Hy Lạp cổ đại.
Trong cuốn sách “Rhetoric” ra đời cách đây hơn 2000 năm của mình.
Ông đã di bút lại những nguyên tắc đơn giản, nhưng vô cùng hiệu quả giúp truyền tải ý tưởng của mình và thuyết phục người nghe tin tưởng vào chúng.
Song, những nguyên tắc này đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi và được tôn vinh bởi không ít những cá nhân có khả năng hùng biện xuất xắc.
1. Ethos (Tính tin cậy)
Mọi thứ liên quan đến các đặc điểm bên trong cá nhân và mức độ đáng tin cậy, đáng tín nhiệm bạn thể hiện.
Một người có đức tính cao có thể ít nói và có sức ảnh hưởng lớn.
Một người như Mẹ Teresa có thể chỉ nói một vài từ nhưng đã làm thay đổi cuộc đời của rất nhiều người.
Trong bài thuyết trình TED talk gần đây của Luật sư Nhân quyền Bryan Stevenson về việc cải cách hệ thống tư pháp hình sự tại Mỹ.
Thay vì việc xây dựng căn cứ hùng biện bằng những chứng nhận bằng cấp và thành tích sáo rỗng.
Stevenson đưa người nghe vào bối cảnh câu chuyện có liên hệ mật thiết tới bài thuyết trình của mình.
Nhờ đó, ông có thể tạo ra cảm giác tin tưởng cho khán giả, cũng như vun vén tính đúng đắn của những luận điểm được truyền tải trong bài nói.
Khi đã xây dựng được tính tin cậy cho bản thân.
Bước tiếp theo, hãy đưa ra những lý luận hấp dẫn để lôi kéo người nghe, hướng sự hứng thú của họ tới vấn đề mà bạn đang muốn thuyết phục.
2. Logos (Tính lý luận)
Mọi thứ liên quan đến cảm xúc và hình ảnh bạn tạo ra trong tâm trí khán giả.
Ví dụ, trong trường hợp, bạn muốn thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình vì chúng tiết kiệm hơn so với đối thủ.
Hãy đưa ra những lý luận cho người nghe về việc họ có thể tiết kiệm được bao nhiêu và như thế nào.
Tương tự như trường hợp bạn muốn gọi vốn từ các nhà đầu tư.
Hãy đặt ra câu hỏi:
“Nếu rót tiền vào công ty của bạn, nhà đầu tư sẽ nhận được những lợi ích gì?” và trả lời chúng để xây dựng lập luận cho mình.
Trong thời đại data-driven như hiện nay, bất chấp việc lý luận có sắc bén tới đâu, việc thiếu đi số liệu cụ thể dường như cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới quyết định của mỗi cá nhân.
Bên cạnh đó, con người thường dễ dàng đưa ra những quyết định cảm tính khi lý trí bị lay động.
3. Pathos (Tính xúc cảm)
Theo Aristotle, trong bất cứ hoạt động thuyết phục nào, cảm xúc vẫn là yếu tố quan trọng nhất.
Ông tin rằng phương thức tốt nhất để truyền tải cảm xúc giữa người với người là bằng cách kể chuyện (storytelling).
Trong 500 bài thuyết trình TED Talk nổi tiếng nhất, có tới 65% được truyền tải dưới dạng câu chuyện.
Việc lồng ghép những ý tưởng vĩ đại vào trong một câu chuyện nhỏ bé và thân thuộc dường như là công thức thành công của mọi diễn giả, nhà hùng biện hàng đầu.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa các thông điệp trong giao tiếp được thể hiện qua công thức 7% - 38% - 55%.
Mảnh ghép 2: Quy luật 7% - 38% - 55% trong giao tiếp
Cựu giáo sư tâm lý học của trường Đại học UCLA là Albert Mehrabian được coi là người tìm ra quy luật 7% - 38% - 55%.
Quy luật này nói rằng:
55% quá trình giao tiếp không liên quan đến việc sử dụng từ ngữ, mà liên quan đến ngôn ngữ cơ thể, vẻ mặt khi nói chuyện.
38% liên quan đến ngữ điệu, chẳng hạn âm lượng, giọng nói, sự diễn cảm trong cách diễn đạt.
Chỉ có 7% liên quan đến ngôn từ.
Đó là lý do tại sao mọi người hầu hết sẽ quên những gì bạn nói, nhưng họ sẽ nhớ cách bạn nói.
Chẳng hạn, khi xuất hiện một “mâu thuẫn trong giao tiếp”: khi nét mặt và giọng điệu của ta không đi đôi với lời ta nói.
Đối tác giao tiếp nói với ta “Tôi đang lắng nghe anh nói đây”.
Nhưng mắt anh ta liên tục nhìn vào đồng hồ đeo tay và liếc ra ngoài cửa.
Trong tình huống đó, C cho thấy người nhận thông tin giao tiếp sẽ chấp nhận các hình thức chủ yếu của giao tiếp không lời (38% + 55%) chứ không phải nghĩa đen của từ (7%).
Do đó sẽ tin vào những cử chỉ không lời của anh ta và tin rằng, anh ta đang không thực sự lắng nghe chúng ta nói.
Mô hình của Mehrabian khẳng định rằng:
Điều quan trọng trong khi giao tiếp là chúng ta cần phải tạo nên sự thống nhất.
Đó là ngôn ngữ cơ thể phải phù hợp với nội dung lời nói mà chúng ta sử dụng.
Nếu không hiệu quả giao tiếp sẽ không được như chúng ta mong muốn.
Ngoài ra, giao tiếp hiệu quả với người khác phụ thuộc vào việc có thể xác định phong cách hành vi của đối phương và sau đó phản ứng phù hợp với nó.
Mảnh ghép 3: Phong cách ứng xử
Mỗi người đều có một phong cách giao tiếp quyết định cách bạn thể hiện bản thân với người khác và cách bạn được người khác nhìn nhận.
Một cách nhìn khác để nói rằng 75% dân số có phong cách khác với bạn - không tốt hơn, không tệ hơn, chỉ khác.
Mỗi chúng ta đều có trong mình bốn phong cách ứng xử này.
1. Người hỗ trợ (Supporter)
Người hỗ hộ có một phong cách gián tiếp hoặc dè dặt.
Họ sẵn sàng tuân theo các quy tắc và vui vẻ hoạt động sau hậu trường.
Mà không cần ánh đèn hào quang của sân khấu.
Một số đặc điểm của người hỗ trợ.
Trầm lặng.
Luôn hết lòng hỗ trợ.
Nhạy cảm.
Có định hướng vững chắc.
Nếu bạn đang giao tiếp với những người hỗ trợ.
Nếu bạn đang giao tiếp với những người hỗ trợ.
Bạn phải kiên nhẫn, không tự đề cao.
Mối quan tâm hàng đầu của họ là cuộc sống hòa hợp.
“Tất cả chúng ta hãy hòa thuận”.
Bởi vì họ thực sự nhạy cảm nếu có bất kỳ xích mích nào giữa mọi người.
2. Người phân tích (Analytical)
Người phân tích là người gián tiếp, sống khép kín nhưng rất hướng tới công việc.
Đây là kiểu người không dễ bị ảnh hưởng đến ý kiến của người khác mà dựa trên quyết định cá nhân.
Nhưng họ rất quan tâm công việc và không bị sao nhãng từ người khác.
Một số đặc điểm của người phân tích.
Có phương pháp.
Kiên trì.
Độc lập.
Dè dặt.
Tận tâm.
Tính toán.
Những người phân tích thường bị thu hút bởi những lĩnh vực có con số tỉ mỉ.
3. Giám đốc (Director)
Giám đốc là người hướng ngoại, chỉ đạo và định hướng nhiệm vụ.
Những cá nhân này đưa ra quyết định dựa trên thực tế hơn là ý kiến hoặc cảm xúc của người khác.
Một số đặc điểm của Giám đốc.
Nhịp độ nhanh / thiếu kiên nhẫn.
Độc lập.
Cạnh tranh.
Kẻ mạo hiểm.
Kiên quyết.
Thực tế, để có thể giao tiếp với nhóm Giám đốc.
Bạn tránh lãng phí thời gian và hãy đi thẳng vào vấn đề.
Chỉ là họ không đủ kiên nhẫn nghe bạn trình bày dài dòng.
4. Người giao tiếp xã hội (Socializer)
Họ là người hướng ngoại, bộc trực, dễ bay bổng và có định hướng.
Giống như người hỗ trợ, mọi người là ưu tiên của họ.
Họ thích sự đồng hành cùng người khác và có xu hướng đưa ra quyết định dựa trên yếu tố con người hơn là sự nghiêm ngặt.
Một số đặc điểm của người giao tiếp xã hội.
Tương tác.
Nói trước với ý kiến của bạn.
Tự phát.
Đôi khi họ được gọi là Giám đốc bởi vì họ tập trung vào thành tích và hoàn thành công việc.
Mỗi người đều ở một trong những góc phần tư này.
Cho dù bạn là người như thế nào thì ¾ số người bạn gặp đều là những người khác.
Công việc của bạn là tìm ra phong cách của họ và tìm cách thích ứng linh hoạt để có thể hòa hợp với nhiều kiểu người khác nhau.
Hơn hết, người đặt câu hỏi luôn là người làm chủ cuộc trò chuyện.
Mảnh ghép 4: Đặt câu hỏi là chìa khóa tạo ra sức mạnh truyền thông
Kỹ năng đặt câu hỏi là cách dẫn dắt, định hướng cuộc trò chuyện theo mạch câu chuyện như dự kiến.
1. Đặt những câu hỏi mở
Những câu hỏi bắt đầu bằng đại từ: cái gì, ở đâu, khi nào, như thế nào, tại sao.
Bạn đang làm gì bây giờ?
Bạn bắt đầu điều đó khi nào?
Nó bắt đầu từ đâu?
Nó hoạt động như thế nào?
Làm thế nào nó xảy ra?
Với một câu hỏi có kết thúc mở, họ không thể trả lời “Có” hoặc “Không”.
2. Đặt những câu hỏi đóng
Đây là câu hỏi sử dụng để kết thúc cuộc trò chuyện.
Những câu hỏi này bắt đầu bằng động từ.
Bạn đã sẵn sàng để đưa ra quyết định?
Đây có phải là những gì bạn muốn?
Những câu hỏi này yêu cầu một kết luận cuối cùng.
3. Câu hỏi ưu tiên
Đây là loại câu hỏi mà bạn cho người đó lựa chọn.
Mọi người đều thích sự lựa chọn.
Bạn thích cái này hay cái kia?
Cái nào trong số này sẽ tốt hơn cho bạn?
Mọi người không muốn chỉ có một sự lựa chọn.
Vậy nên, khi bạn chỉ có một sự lựa chọn, bạn có thể đặt câu hỏi:
Khi nào bạn muốn nó, bây giờ hoặc tuần tới?
Bạn muốn nó được gửi đến địa chỉ nhà của bạn hoặc địa chỉ văn phòng của bạn?
Bạn muốn thanh toán bằng tiền mặt, thẻ tín dụng hay thanh toán có kỳ hạn?
Nói cách khác, cố gắng cung cấp cho mọi người sự lựa chọn giúp họ mua hoặc đồng hành dễ dàng hơn nhiều.
Chìa khóa tiếp theo trong giao tiếp là sự cân bằng.
Mảnh ghép 5: Nghệ thuật cân bằng cuộc trò chuyện
Trong cuộc trò chuyện có những lúc lên xuống như thủy triều.
Nếu mọi người ở bên nhau trong 10 phút hoặc 10 giờ, cuộc trò chuyện sẽ lặp đi lặp lại.
Trong một cuộc trò chuyện lý tưởng, mỗi người sẽ có cơ hội nói chuyện với mỗi người sẽ có cơ hội lắng nghe.
Mọi người đều có nhu cầu nói chuyện và lắng nghe như nhu cầu về vitamin và khoáng chất.
Mỗi người có 70% họ cần để nói chuyện với đối phương và người còn lại cũng vậy.
Tuy nhiên khi cả hai người đều cố gắng nói ra thì sẽ xảy ra cuộc xung đột.
Đây không phải dấu hiệu tốt cho cuộc trò chuyện lý tưởng.
Ngoài ra, cuộc trò chuyện tốt, sự thừa nhận và đồng ý luôn gấp đôi bình thường.
Mảnh ghép 6: Thừa nhận và đồng ý
Những người giỏi đàm thoại là những người chủ động đưa ra những lời đồng tình như đúng rồi, điều đó tốt quá.
Họ không ngồi một cách thụ động như những hàng rào.
Họ thực sự ở trong cuộc trò chuyện và lắng nghe tích cực.
Mảnh ghép 7: Kỹ năng lắng nghe tốt
Lắng nghe là một trong những kỹ năng cần có của giao tiếp.
Lắng nghe là việc chú ý để có được thông tin, hiểu, cảm nhận và tìm hiểu sâu sắc hơn.
Đặt câu hỏi cho đối phương và lắng nghe câu trả lời một cách cẩn thận.
Khi bạn về nhà vào buổi tối, đừng nói về ngày của bạn.
Thay vào đó, hãy hỏi thành viên trong gia đình về những ngày của họ và lắng nghe kỹ câu trả lời của họ.
Hãy đối xử với các thành viên trong gia đình như cách bạn đối xử với khách hàng của mình, đặc biệt là những khách hàng tốt nhất của bạn.
Đặc biệt hơn hết là kỹ năng chăm chú lắng nghe.
Phụ nữ là những người giao tiếp tốt.
Họ là những người lắng nghe tuyệt vời.
Đàn ông có khả năng ngắt lời phụ nữ cao hơn 95% so với phụ nữ làm gián đoạn lời nói của đàn ông.
Việc chăm chú lắng nghe người khác trình bày cũng là cách thể hiện sự tôn trọng với người nói.
Sum Up:
Dưới đây là 7 mảnh ghép giúp bạn trở thành một người giao tiếp tốt.
Mảnh ghép 1: Ba phần thiết yếu trong cuộc trò chuyện.
Mảnh ghép 2: Quy luật 7% - 38% - 55% trong giao tiếp.
Mảnh ghép 3: 4 phong cách ứng xử.
Mảnh ghép 4: Đặt câu hỏi trong giao tiếp.
Mảnh ghép 5: Cân bằng giữa nói chuyện và lắng nghe trong giao tiếp.
Mảnh ghép 6: Người giỏi đàm thoại là người chủ động đưa ra những lời đồng tình.
Mảnh ghép 7: Kỹ năng lắng nghe tốt.
Không ai sinh ra đã sở hữu kỹ năng giao tiếp hoàn hảo.
Nhưng nếu kiên trì học tập và rèn luyện bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm và sở hữu kỹ năng giao tiếp thuần thục hơn người.