Trong nghiên cứu về kim tự tháp học tập của tác giả Edgar Dalem đã chỉ ra rằng, người nghe chỉ có thể nhớ từ 25% đến 50% những gì nghe được.

Điều này có nghĩa là trong quá trình giao tiếp, con người có thể nhớ khoảng 25% đến 50% cuộc trò chuyện,

Vậy liệu có cách nào giúp con người gia tăng hiệu quả hơn trong việc lắng nghe và ghi nhớ các cuộc giao tiếp thường ngày hay không?

Lắng nghe chủ động (active listening) là gì?

Giống như tên gọi, lắng nghe chủ động nghĩa là chúng ta cần lắng nghe một cách chủ động, hoàn toàn tập trung vào những gì người đối diện đang nói, lắng nghe với sự tham gia của các giác quan vào cuộc trò chuyện.

Tuy nhiên “Active listening” là một kỹ năng cần có sự rèn luyện, không phải là khả năng bẩm sinh.

Để trở thành một người giỏi kỹ năng lắng nghe chủ động đòi hỏi khá nhiều thời gian và sự kiên nhẫn.

Sự chú tâm của người nghe có thể được thể hiện cả ở các cử chỉ và lời nói.

Chẳng hạn, giao tiếp bằng mắt, gật đầu, mỉm cười, đồng ý bằng việc nói “có” hay đơn giản chỉ là “ừm” để khuyến khích người đối diện tiếp tục nói.

Bằng cách cung cấp các “phản hồi”, người nói sẽ cảm thấy thoải mái hơn và tiếp tục câu chuyện một cách dễ dàng, cởi mở và chân thành hơn.

null
Active listening được thể hiện ở cả cử chỉ và lời nói của người nghe.

Người nghe cần duy trì trạng thái trung lập, không phán xét, không lựa chọn “phe phái” hay hình thành quan điểm, đặc biệt khi câu chuyện mới bắt đầu.

Lắng nghe chủ động cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn – việc người nói tạm dừng và những khoảng im lặng ngắn cần được chấp nhận.

Người nghe không vội vàng đặt câu hỏi hay đưa ra bình luận mỗi lần người nói dừng lại một vài giây.

Thay vì thế, họ cho phép người nói có thời gian để đào sâu suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Những “mẹo” giúp rèn luyện kỹ năng lắng nghe chủ động

    1. Nắm bắt ý chính của câu chuyện

Trong khi truyền đạt thông tin, người lắng nghe cần nắm bắt ý chính mà người đối diện muốn truyền đạt.

Sau khi nghe, người nghe có thể phản hồi ngắn bằng cách tóm tắt ngắn gọn nội dung mà mình vừa nghe.

Khi diễn giải lại đồng nghĩa với việc chúng ta cũng đưa ra cùng một nội dung với người nói nhưng theo cách khác.

Điều này giúp bạn hiểu được cuộc trò chuyện này gồm những nội dung nào.

Trong khi đó, người nói cũng có thể có cơ hội làm sáng tỏ vấn đề khi thấy người nghe không hiểu rõ vấn đề gì đó.

null

Để tránh phải chạy đua theo người nói, nắm bắt các ý chính sẽ giúp người nghe dễ tập trung hơn.

Cách này khiến đối phương cảm thấy được lắng nghe và giúp người nghe dễ dàng tập trung để theo kịp nội dung cuộc trò chuyện đang diễn ra.

    2. Đưa ra phản hồi

Việc đưa ra phản hồi đúng và đủ còn là một bước quan trọng đóng vai trò đảm bảo các chi tiết quan trọng của cuộc trò chuyện không bị bỏ qua.

Nếu người người nói gặp khó khăn trong việc diễn giải rõ ý mà mình muốn đề cập đến, hãy hỏi những câu hỏi mở thay vì đưa ra câu kết luận, để giúp họ hoàn thành câu chuyện của mình.

Chẳng hạn, “Có phải ý bạn là…?”, “Bạn đang đề cập đến…”.

Bằng cách đặt câu hỏi, người nói sẽ thấy được rằng người nghe đang thực sự quan tâm và tập trung đến những điều mà mình đang chia sẻ trong cuộc trò chuyện.

Việc tạo ra sự trao đổi trong và sau quá trình giao tiếp vừa giúp người nói cảm thấy được lắng nghe sâu, vừa đảm bảo rằng người nghe hiểu được đầy đủ và trọn vẹn thông điệp đối phương muốn truyền đạt.

Việc đặt câu hỏi đúng và đủ còn là một bước quan trọng đóng vai trò đảm bảo các chi tiết quan trọng của cuộc trò chuyện không bị bỏ qua.

    3. Dùng ngôn ngữ cơ thể

Với cương vị là một người nghe, ngôn ngữ cơ thể không kém phần quan trọng trong cuộc đối thoại.

Một người lắng nghe chủ động sẽ có những hành động như: gật đầu thể hiện sự tán thành, luôn hướng mặt đối diện với đối phương, duy trì cơ thể ở trạng thái thoải mái và tự nhiên nhất.

Hầu như nhiều người thường bị phân tán sự chú ý bởi các yếu tố xung quanh hoặc thông báo trên điện thoại, theo thói quen họ sẽ mở điện thoại ra xem và điều này sẽ khiến người nói bị “tụt mood”.

Ngoài ra, kiểm soát những biểu cảm trên gương mặt, tránh thể hiện thái quá, thể hiện sự tức giận,...

Những biểu cảm tiêu cực này khiến cuộc nói chuyện trở nên không thoải mái.

Trong quá trình lắng nghe, nếu người nghe cảm thấy xúc động thì hãy chủ động làm chậm nhịp độ của cuộc trò chuyện, kiểm soát ánh mắt và biểu cảm trên gương mặt .

Để tránh rơi vào tình trạng thể hiện thái độ quá rõ ràng với điều mình không muốn nghe hay có cử chỉ né tránh hoặc thậm chí là buột miệng tranh cãi về chủ đề đang được đề cập.

null

Cơ thể và biểu cảm gương mặt “nói lên” người nghe có đang thực sự chú tâm vào cuộc trò chuyện hay không.

Vì thế, việc quản trị cảm xúc và cử chỉ của mình trong quá trình lắng nghe là một bước quan trọng giúp bạn chinh phục kỹ năng này một cách hiệu quả.

    4. Thể hiện sự đồng cảm

Trong cuộc trò chuyện sẽ có đa dạng các chủ đề được đề cập, sẽ có chủ đề tích cực, tiêu cực, đồng tình, không tán thành, xúc động,...

Hãy nhớ rằng kỹ năng lắng nghe chủ động có nghĩa là người nghe cần chú ý đến cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng các ẩn ý mà người nói đang muốn đề cập đến.

Các tín hiệu phi ngôn ngữ quan trọng của người nói như giọng nói, tông giọng, nét mặt hay ngôn ngữ cơ thể thường chính là nơi thể hiện rõ nét nhất động cơ lẫn cảm xúc ẩn sâu.

Khi có những phán xét hay tiêu cực từ người nói, người nghe không nên vội đưa ra kết luận đúng/sai hay đặt câu hỏi cho người nói.

Người nghe hãy cố gắng suy nghĩ theo nhiều hướng khác nhau và đặt vị trí của mình là họ để hiểu được vì sao đối phương lại có những cảm xúc này.

    5. Tránh phán xét ý kiến của người khác

Nhiệm vụ của người nghe là lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng góc nhìn của người nói.

Đừng ngắt lời khi người khác đang nói, đừng cố gắng bày tỏ quan điểm/ý kiến riêng của mình khi người khác đang trình bày.

Chen ngang lời người khác như thể đang chống lại họ, sẽ lãng phí thời gian, đồng thời giới hạn khả năng bạn có thể hiểu được toàn bộ thông điệp.

Vì thế, cần lưu ý

  • Để cho người nói kết thúc từng vấn đề trước khi đặt câu hỏi.
  • Đừng ngắt lời người khác bằng những phản biện của bạn.
null
Lắng nghe chủ động hiệu quả, không nên vội phán xét hay phản biện khi người khác đang nói.

    6. Hạn chế đưa ra lời khuyên khi chưa “chín muồi”

Đưa ra lời khuyên sẽ rất ý nghĩa khi người người lắng nghe chọn đúng thời điểm thích hợp để đưa ra giải pháp cho người đối diện.

Cố gắng lắng nghe người nói bày tỏ tất cả những điều họ muốn truyền tải để người nghe có thể hiểu rõ câu chuyện.

Nếu đưa ra lời khuyên quá sớm sẽ bị phản tác dụng, cùng với đó sẽ làm gián đoạn câu chuyện.

Thay vào đó, hãy tạm dừng một chút sau khi họ nói xong để tổng hợp và phân tích các suy nghĩ của bạn.

Hãy kiên nhẫn tận dụng ưu điểm này để lắng nghe một cách chủ động, hiệu quả và tiếp nhận nhiều thông tin hữu ích nhất có thể.

    7. Đánh giá cuộc trò chuyện

Sau khi cuộc trò chuyện kết thúc, người nghe cần đánh giá lại cuộc trò chuyện vừa diễn ra xem đã có những sai sót nào, có những thông điệp nào trong câu chuyện.

Có những cuộc trò chuyện mang đến vô vàn kiến thức mới, những thông điệp tích cực và giúp tăng sự kết nối với nhau.

Thông qua sự đánh giá lại cuộc trò chuyện, người nghe học hỏi thêm các kỹ năng cần thiết khác trong giao tiếp, ví dụ: ứng xử, cách diễn giải, cách đặt câu hỏi,...

null
Sau khi cuộc trò chuyện kết thúc, hãy dành thời gian suy ngẫm.

    8. Lắng nghe thôi đã đủ rồi

Đôi lúc người nói chỉ cần một người có thể lắng nghe họ.

Với những người thân quen, người nghe sẽ có xu hướng cố gắng giúp họ đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề hay những lời nói tốt nhất dành cho họ.

Nhưng nếu tâm trí bận rộn với dòng suy nghĩ đang chảy trong đầu để cố gắng đưa ra câu trả lời tốt nhất, chúng ta sẽ thất bại trong việc là người “lắng nghe chủ động”.

Kết luận

Sở hữu kỹ năng lắng nghe chủ động sẽ là nền tảng giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, không chỉ với gia đình mà còn cả bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai khi sinh ra đã sở hữu ngay kỹ năng này. Mỗi người cần tự mình trau dồi hàng ngày.