Levi’s cho ra mắt BST Xuân Hè

Mới đây Levi's ra mặt 3 bộ sưu tập Xuân Hè ba bộ sưu tập độc đáo mùa Xuân Hè 2022 gồm: Levi's® 501®, Levi’s® X The Simpsons và Levi’s® The Poster Logo dành cho giới trẻ thành thị.
Đáng chú ý là bộ sưu tập Levi’s® The Poster Logo được lấy ý tưởng từ chính logo của nhãn hàng.

Có thể nói, đây là cách sử dụng phương pháp Visual Branding và chắc hẳn nó không chỉ đơn thuần là một cơ hội phô diễn Visual dù điều này vốn là sức hút mạnh mẽ nhất trong thời trang.
Bài viết sẽ giới thiệu một lần nữa Visual Branding, sự khác nhau cơ bản giữa Visual Branding, Visual Advertising, Visual Content.
Tiếp theo là những yếu tố làm nên thành công khi ứng dụng Visual Branding. Và với bộ sưu tập trên, Levi’s đã tận dụng tối ưu cách thức này như thế nào để gia tăng độ nhận diện thương hiệu và khắc sâu hình ảnh, định vị vào tâm trí khách hàng.

Visual Branding là gì?

Đầu tiên chúng ta cùng điểm qua một số đặc điểm về Visual Branding.
Visual Branding là phương pháp sử dụng tất cả những yếu tố màu sắc, hình ảnh để làm nổi bật, định hình hay biểu đạt rõ nét tính cách, nét đặc trưng bản sắc thương hiệu.
Về cơ bản, Visual Branding sẽ được phát triển khá cởi mở và đa dạng nhưng không thể đi chệch hướng so với tiêu chuẩn gốc của bộ nhận diện thương hiệu (CI) mà các nhãn hàng chuyên nghiệp luôn luôn bảo vệ.
Visual Branding là những gì bạn thấy và nhận được khi nói đến thương hiệu một cách trực quan.
Sức mạnh của hình ảnh, màu sắc sẽ được tận dụng tối đa nhằm đẩy mạnh hiệu ứng truyền thông của thương hiệu.
Khi khách hàng bắt gặp những hình ảnh liên quan tới thương hiệu nào đó, họ sẽ ngay lập tức liên tưởng và kết nối với những trải nghiệm về thương hiệu hoặc doanh nghiệp đó.
Việc tạo ra ấn tượng đầu tiên tuyệt vời trong tâm trí khách hàng cần đến một hình ảnh thương hiệu ấn tượng.
Bộ nhận dạng thương hiệu là công cụ truyền tải nhanh những gì bạn muốn người tiêu dùng biết về doanh nghiệp của mình.

Nhưng về lâu dài, như một thiết kế thời trang nếu chỉ đóng khung trong một tiêu chuẩn nhất định sẽ tạo ra sự nhàm chán vì thế Visual Branding cần nhiều “đất diễn” hơn nữa.
Tuy nhiên, một chiến dịch Visual Branding chỉ có thể thành công nếu truyền tải được thông điệp có ý nghĩa và được người tiêu dùng đón nhận cách tích cực.
Đặc biệt, với thương hiệu có lịch sử lâu đời và trải qua nhiều thăng trầm như Levi’s, điều này còn góp phần tạo sự kết nối với trải nghiệm và gắn kết sâu sắc với khách hàng, nâng cao độ uy tín của thương hiệu và củng cố “brand love”.
Hình ảnh, màu sắc, các dấu hiệu mỹ thuật đặc trưng khơi gợi ký ức, khẳng định sự trường tồn của thương hiệu.
Những điều đã khắc sâu vào tâm trí khách hàng qua nhiều thế hệ như sự phóng khoáng, tự do, trẻ trung của giới trẻ mọi thời đại.
Một ví dụ khác cho việc áp dụng Logo làm concept sáng tạo, Dale Carnegie - thương hiệu giáo dục sử dụng hình ảnh bướm trố trong hầu hết trong concept của lễ kỷ niệm 10 năm.
Thoát ra khỏi phạm vi của một sự kiện nội bộ, sự kiện kỷ niệm 10 năm của Dale Carnegie Việt Nam có lẽ đã hoàn thành được cả mục tiêu truyền thông khi vừa định vị thương hiệu rõ ràng và lan tỏa độ phủ truyền thông đến đối tượng mục tiêu nhờ vào 3 yếu tố: ý tưởng sáng tạo (creativity), sự xuyên suốt (penetration), sự liên quan (relevance).

Tại sao Visual Branding lại quan trọng?

Khi khách hàng mua sắm những gì liên quan đến doanh nghiệp, họ thực sự đánh giá một sản phẩm, dịch vụ qua hình ảnh hoặc các trải nghiệm tiếp xúc.
Nói cách khác, họ đang đánh giá doanh nghiệp của bạn dựa trên những yếu tố trực quan nhất.
Visual Branding gắn với yếu tố về Branding như là Logo hay là các Identity trong Branding. Thông qua những yếu tố đó các nhà tiếp thị cố gắng truyền đạt được tính cách thương hiệu và tạo ấn tượng cảm xúc mạnh mẽ cho người dùng.
Lý do cho việc rất ít thương hiệu chọn Logo làm ý tưởng sáng tạo trong các chiến dịch Marketing, truyền thông như Levi’s hoặc Dale Carnegie đó là phải đảm bảo tính lịch sử lâu đời của thương hiệu.
Một thương hiệu phải ghi dấu ấn trên thị trường đủ lớn và lâu dài, tức phải đủ để khách hàng yêu mến tin tưởng thì mới hi vọng có được sự chào đón khi xuất hiện.
Yếu tố thương hiệu có thể đã xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác như sản phẩm Levi’s xuất hiện trên màn ảnh.
Những điều này đảm bảo cho việc khách hàng nhận diện nhanh chóng Levi's so với vô số nhãn hiệu thời trang khác trên thị trường.

Visual Branding khác và giống với Visual Marketing hay Visual Advertising, Visual Content là gì?

Sự giống nhau ở đây là cả ba phương pháp đều sử dụng Visual và khai thác sức mạnh của Visual để đạt mục tiêu truyền thông.

Sự khác nhau nằm ở mục đích của mỗi phương pháp và mục tiêu của từng chiến dịch.

Visual Content khiến cho nội dung trở nên trực quan, dễ tác động đến khách hàng thông qua video, infographic, memes nhằm truyền tải thông điệp đến khách hàng.
Visual Advertising là nghệ thuật dùng hình ảnh, video để mô tả sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp lôi cuốn và thúc đẩy người xem quan tâm và kêu gọi hành động.
Trong khi đó Visual Branding lại tập trung khắc sâu hình ảnh, tính cách của thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Tức phương pháp này đề cao yếu tố định vị thương hiệu hơn là các mục đích, mục tiêu thương mại.

Visual Branding có những thành phần quan trọng nào?

Logo

Logo là một thuật ngữ mô tả tất cả các yếu tố hay thành phần đồ hoạ được sử dụng để xác định hoặc đại diện cho một thương hiệu.
Logo được xem là bộ mặt thương hiệu, là một dấu hiệu duy nhất giới thiệu hoặc củng cố tên doanh nghiệp và tính cách thương hiệu của bạn.
Khi nghĩ về cách thể hiện thương hiệu một cách trực quan, có một số loại yếu tố biểu trưng khác nhau mà doanh nghiệp có thể sử dụng.
Hãy cùng xem cách Levi’s đem logo thành biểu tượng dễ nhận biết như ngày nay.
Logo Levi's là một huyền thoại thân thiện trên các phương tiện xã hội, nền tảng kỹ thuật số, hàng hóa và cửa hàng in ấn.

Jill Guenza, Phó Chủ tịch Thiết kế Trang phục cho phái nữ của Levi Strauss & Co. chia sẻ: “Chúng tôi yêu thích logo này bởi nó gợi lên sự rung cảm khi hồi tưởng về những năm 70 nhưng vẫn mang màu sắc hiện đại và tươi mới. Cảm giác đó thú vị giống như khi bạn đi mua sắm trong cửa hàng tiết kiệm vào những năm 1990 thì bất ngờ phát hiện ra một trang phục với thiết kế độc đáo, không đụng hàng từ thập niên 70.”
Trong hơn 15 thập kỷ, nhãn hiệu luôn được đón nhận bởi chất lượng luôn đi đôi với độ bền, phong cách và thời trang của thương hiệu.

“The Two Horse® Brand (thương hiệu hai con ngựa)” thể hiện sức mạnh của Levi “The Two Horse® Brand (thương hiệu hai con ngựa)” thể hiện sức mạnh của Levi's".
Mỗi logo của Levi's đều đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp phát triển của thương hiệu.

Bài viết này sẽ đi sâu phân tích về ba biểu tượng The Two Horse® Brand, Red Tab và Batwing của Levi's và cách chúng trở thành biểu tượng dễ nhận diện như ngày nay.

Levi Levi's mong khách hàng của họ có thể bước vào cửa hàng và chỉ cần yêu cầu với nhân viên “chiếc quần có hình hai con ngựa" là sẽ nhận được chiếc quần jean Levi’s®.

Logo Two Horse - biểu tượng cho sức mạnh và chất lượng của Levi’s

Logo đầu tiên là The Two Horse® Brand mô tả hai con ngựa đang cố gắng trong vô vọng để xé chiếc quần jeans Levi’s® thể hiện sinh động cho sự vững chắc của chiếc quần có gắn nút đinh tán.

Jonathan Chung, người đứng đầu thiết kế của Levi's giải thích trước khi trở thành là Levi's, thương hiệu được gọi là “The Two Horse® Brand (thương hiệu hai con ngựa)” thể hiện sức mạnh của Levi's.

Logo này được tái hiện gần đây vào năm 2020 trên các thiết kế áo trong bộ sưu tập Thu - Đông. Logo này được tái hiện gần đây vào năm 2020 trên các thiết kế áo trong bộ sưu tập Thu - Đông.

Vì sao lại là hình ảnh con ngựa?

Mục đích chính của Logo này là thể hiện cho chất lượng và sức mạnh của Levi's. Nhưng đó không phải là lý do duy nhất.

Levi's hiểu rằng không phải tất cả người tiêu dùng của họ đều có khả năng hiểu Tiếng Anh.

Với hình ảnh đáng nhớ để hướng dẫn người dùng, Levi's mong khách hàng của họ có thể bước vào cửa hàng và chỉ cần yêu cầu với nhân viên “chiếc quần có hình hai con ngựa" là sẽ nhận được chiếc quần jean Levi’s®.
Levi’s đã sử dụng thiết kế này - trong hoạt động tiếp thị và trên sản phẩm - liên tục kể từ năm 1886.
Logo này được tái hiện gần đây vào năm 2020 trên các thiết kế áo trong bộ sưu tập Thu - Đông.
Đó là một logo tuyệt vời, truyền tải thông điệp đơn giản và quan trọng.

Red tab là một trong những biểu tượng được biết đến nhiều nhất trên thị trường hiện tại. Red tab là một trong những biểu tượng được biết đến nhiều nhất trên thị trường hiện tại.
Red tab - phản chiếu hình dạng trên túi sau của Jean Levi’s.

Thương hiệu đã quyết định may một chút Red Tab vào đường may túi sau để phân biệt chúng với hàng nhái. Thương hiệu đã quyết định may một chút Red Tab vào đường may túi sau để phân biệt chúng với hàng nhái.

Được thiết kế bởi Walter Landor & Associates, logo này phản chiếu hình dạng của đường khâu Arcuate trên túi sau của quần jean và khi thương hiệu mở rộng hơn nữa sang lĩnh vực thời trang, trang trí cho tất cả các loại hàng may mặc.

Landor cũng gợi ý thương hiệu nên có quyết định táo bạo khi thay đổi logo hoàn toàn bằng chữ hoa để có chữ “e” viết thường, điều mà hãng đã làm năm 1971.

Được thiết kế bởi Walter Landor & Associates, logo này phản chiếu hình dạng của đường khâu Arcuate trên túi sau của quần jean. Được thiết kế bởi Walter Landor & Associates, logo này phản chiếu hình dạng của đường khâu Arcuate trên túi sau của quần jean.
Red tab là một trong những biểu tượng được biết đến nhiều nhất trên thị trường hiện tại.

Batwing Logo - lấy cảm hứng từ đường khâu vòng cung ở túi quần sau

Logo mang tính biểu tượng của Levi’s được lấy cảm hứng từ biểu tượng người dơi. Logo mang tính biểu tượng của Levi’s được lấy cảm hứng từ đường khâu vòng cung ở túi quần sau.

Biểu tượng này của Levi's đã đi vào tiềm thức của những tín đồ thời trang, và trở thành biểu tượng huyền thoại của Levi's.
Logo mang tính biểu tượng của Levi’s trông giống như đôi cánh xòe ra. Hình dạng lấy cảm hứng từ đường khâu vòng cung xuất hiện ở túi sau của quần jean.

Hình dạng thiết kế cổ điển màu đỏ với dòng chữ “Levi’s®” tạo nên cảm giác “trẻ trung nhưng vượt thời gian”. Hình dạng thiết kế cổ điển màu đỏ với dòng chữ “Levi’s®” tối giản nhưng đậm dấu ấn tạo nên cảm giác “trẻ trung nhưng vượt thời gian”.
Được phát triển vào năm 1967 vào thời điểm thương hiệu đang làm mới hình ảnh của mình, hình dạng thiết kế cổ điển màu đỏ với dòng chữ “Levi’s®” tạo nên cảm giác “trẻ trung nhưng vượt thời gian”, theo nhà sử học Tracey Panek của Levi Strauss & Co.
Kể từ đó, hình ảnh Batwing in trên mẫu áo thun của Levi's luôn là mẫu áo đặc trưng của thương hiệu này.
Các thương hiệu có nhiều di sản như Levi's hay Dale Carnegie thường xem logo của họ là những chiếc vũ khí thần thánh và luôn tìm cách tận dụng tối đa nhất.
Họ coi logo như một biểu tượng văn hóa, và càng sử dụng nhiều càng đi sâu vào tiềm thức người dùng và có thể phát triển mạnh mẽ theo thời gian.

Typography

Thập niên 1970 đánh dấu sự thống trị của font chữ Sans-Serif (phông không chân) without serif trong nền văn hóa đại chúng.
Trong khi font serif có chân được sử dụng nhiều trong các văn bản mang tính trang trọng, thì sans-serif là phiên bản nâng cấp và trẻ trung hơn, dùng cho thiết kế sáng tạo, vui tươi hoặc văn bản thiết kế cho trẻ em.
Levi’s sử dụng phông chữ không chân để nhấn mạnh sự phóng khoáng, trẻ trung và hiện đại trong các thiết kế của mình.

Bảng màu

Bảng màu mà doanh nghiệp chọn cho Logo và nội dung trực quan khác sẽ gợi lên phản ứng cảm xúc, phẩm chất và đặc điểm nhất định về thương hiệu của doanh nghiệp.
Trong ngôn ngữ của màu sắc, màu xanh lá cây xanh tươi có thể đại diện cho sự cân bằng và tự nhiên, màu xanh lam mát mẻ gợi lên cảm giác yên bình và màu vàng nắng gợi sự ấm áp và lạc quan.
Màu sắc bạn sử dụng và cách bạn kết hợp chúng sẽ thực sự tạo nên tâm trạng.
Bảng màu cốt lõi có thể chỉ bao gồm một màu chính và phụ hoặc một số màu khác nhau.
Hãng hàng không British Airways sử dụng các sắc thái cụ thể là xanh lam, trắng và đỏ như một sự đồng tình với Union Jack.

Các yếu tố đồ họa khác cũng góp phần định vị thương hiệu của Levi’s

Với hình dạng phông áo cơ bản, dễ phối với nhiều item khác. Hoa văn chấm phá hiện đại, màu trơn cơ bản hoặc họa tiết caro là đặc điểm nhận dạng của Levi’s.
Trên biểu tượng của thương hiệu Levi's có hình hai con ngựa xé chiếc quần. Hình ảnh này, được sử dụng lần đầu tiên năm 1886, biểu tượng cho tính bền chắc của quần bò Levi's.

Đến năm 1936, các đối thủ cạnh tranh bắt đầu bắt chước quần jean Levi's và đường khâu Arcuate mang tính biểu tượng của họ.

Vì vậy, thương hiệu đã quyết định may một chút Red Tab vào đường may túi sau để phân biệt chúng với hàng nhái.
Cũng chính chiếc Pantone này sau ba mươi năm đã xuất hiện lại trong biểu tượng Cánh dơi.

Phần hình ảnh được chăm chút kỹ lưỡng

Mọi hình ảnh xuất hiện trên các sản phẩm của Levi’s được chăm chút kỹ lưỡng và có sự kế thừa.
Đồng thời có sự thay đổi liên tục từ những người đã biến Levi’s trở thành biểu tượng thời trang những thập niên trước.
Trong đó, 2 đường chỉ may ở túi quần (arcuate), cúc đồng (rivet), biểu tượng của thương hiệu với nhãn bằng da in hình 2 con ngựa (two horse patch) với con số “huyền thoại” 501® được thêm vào từ năm 1890, và nhãn đỏ (red tab) nằm ở túi sau bên phải, được giới thiệu kể từ năm 1936.
Mỗi hình ảnh, biểu tượng nói lên một nghìn từ - Levi’s đã khẳng định và “giao tiếp” với người sử dụng trang phục của mình về giá trị của sự tự do, cái tôi đích thực và sự trường tồn qua thời gian.

Kết luận

Có thể thấy, chỉ bằng cách nhấn mạnh vào logo, BST Xuân hè 2022 đã khơi lại sự hoài niệm và những giá trị cũ làm nên thương hiệu Levi’s.
Logo xuất hiện dày đặc trong các mẫu áo phông, phụ kiện,...
Phông chữ San Serif kinh điển vẫn không làm mất đi sự tự do phóng khoáng trong các thiết kế của nhà Levi’s trong bộ sưu tập Levi’s The Poster Logo.
Sự khai thác khéo léo Visual Branding đã không chỉ giúp Levi’s đẩy mạnh việc thương mại mà còn định vị được thương hiệu của mình.
Sự nhắc lại lịch sử Logo như một cách kể lại câu chuyện hình thành và phát triển của một thương hiệu gắn liền với nhiều tầng lớp dân cư nước Mỹ.
Và ngày nay, câu chuyện đó đã vượt thời gian và không gian để đến với thị trường thời trang khắp thế giới.

Tú Khuyên - Trends Việt Nam