Việt Nam trên con đường theo đuổi mục tiêu xanh  

Việt Nam đã cho thế giới thấy khả năng thúc đẩy các giải pháp năng lượng sạch, với công suất lắp đặt điện Mặt Trời cao nhất Đông Nam Á, cam kết của chính phủ về thúc đẩy cung cấp năng lượng và nhu cầu mạnh mẽ về chất lượng không khí.

Là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, Việt Nam đã chứng tỏ sự nghiêm túc theo đuổi quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, đặc biệt là khi áp dụng điện Mặt Trời.

Thế giới đang phát triển năng lượng tái tạo với tốc độ chưa từng có, và năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng dẫn đầu. Thế giới đang phát triển năng lượng tái tạo với tốc độ chưa từng có, và năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng dẫn đầu.

Xét đến tiềm năng điện Mặt Trời và các mục tiêu năng lượng xanh đến năm 2050, Việt Nam có đủ điều kiện để trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực và thế giới về năng lượng tái tạo.

Về các dự án điện gió, Việt Nam có một trong những nguồn tài nguyên gió tốt nhất ở Đông Nam Á, với tiềm năng ước tính là 311 GW.

Các chuyên gia thị trường dự đoán nếu tiếp tục duy trì tốc độ mở rộng năng lượng tái tạo nhanh như 2 năm qua, Việt Nam sẽ tiếp tục vươn cao hơn nữa trong bảng xếp hạng, có khả năng vượt qua các quốc gia như Australia và Italia về phát triển năng lượng tái tạo và các giải pháp năng lượng sáng tạo.

Việt Nam lọt top dẫn đầu thế giới về công suất năng lượng mặt trời. Việt Nam lọt top dẫn đầu thế giới về công suất năng lượng mặt trời.

Đứng thứ 4 về công suất năng lượng mặt trời

Mặc dù nhu cầu năng lượng toàn cầu đã giảm 4,5% tới vào năm 2020, các công nghệ năng lượng tái tạo vẫn cho thấy những tiến bộ đầy hứa hẹn. 

Trong khi năng lượng tái tạo tăng trưởng mạnh mẽ trên mọi phương diện, điện mặt trời dẫn đầu với 127 gigawatt được lắp đặt vào năm 2020, mức mở rộng công suất hàng năm lớn nhất từ ​​trước đến nay.

Từ châu Mỹ đến châu Đại Dương, các quốc gia ở hầu hết mọi lục địa (trừ Nam Cực) đã phát triển nhiều năng lượng mặt trời hơn trong năm vừa qua. 

Trung Quốc chắc chắn là nền kinh tế dẫn đầu về lắp đặt năng lượng mặt trời, chiếm hơn 35% công suất toàn cầu. Hơn nữa, tăng trưởng điện mặt trời tại đây không hề có dấu hiệu chậm lại. 

Dự án năng lượng mặt trời và gió lớn nhất thế giới đang được triển khai ở đây, có thể làm tăng thêm 400.000MW công suất năng lượng sạch của Trung Quốc.

Sau Trung Quốc là Mỹ, mới đây công suất điện mặt trời tại Mỹ đã vượt 100.000MW. Hàng năm, tăng trưởng năng lượng mặt trời tại Mỹ đạt mức ấn tượng, trung bình 42% trong thập kỷ qua. 

Các chính sách như ưu đãi thuế đầu tư năng lượng mặt trời, ưu đãi thuế 26% đối với các hệ thống năng lượng mặt trời thương mại và dân cư, đã giúp thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển.

Ở châu Á, Việt Nam đứng thứ 4 về công suất năng lượng mặt trời, chỉ sau Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Rộng hơn, Việt Nam đứng thứ 8 trên thế giới về công suất, với 16.504MW.

Ở châu Á, Việt Nam đứng thứ 4 về công suất năng lượng mặt trời, chỉ sau Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Ở châu Á, Việt Nam đứng thứ 4 về công suất năng lượng mặt trời, chỉ sau Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Mặc dù chỉ Australia có công suất năng lượng mặt trời chỉ bằng một phần nhỏ của Trung Quốc, nhưng nước này lại đứng đầu bảng về công suất năng lượng mặt trời bình quân đầu người do dân số tương đối thấp, chỉ 26 triệu người. 

Châu Úc nhận được lượng bức xạ mặt trời cao hơn bất kỳ lục địa nào trên trái đất và hơn 30% số hộ gia đình Úc hiện có hệ thống điện mặt trời trên mái nhà.

Năm 2020, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Quốc đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060 và quốc gia này đang nỗ lực để đạt được điều đó.

Nguồn sản xuất năng lượng mới rẻ nhất

Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong ngành năng lượng mặt trời và dường như đã mở đường cho toàn bộ chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời. 

Vào năm 2019, các công ty Trung Quốc sản xuất tới 66% polysilicon trên thế giới để sản xuất pin quang điện (PV) dựa trên silicon. Hơn nữa, hơn 3/4 pin mặt trời, cùng với 72 % tấm pin PV trên thế giới được sản xuất tại Trung Quốc.

Không có gì ngạc nhiên khi 5 trong số 10 dự án năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới đều ở Trung Quốc và họ có thể sẽ tiếp tục xây dựng nhiều hơn nữa. 

Sự tăng trưởng đột biến của năng lượng mặt trời một phần là do nó loại năng lượng này ngày càng rẻ hơn theo thời gian.

Chi phí năng lượng mặt trời đã giảm theo cấp số nhân trong thập kỷ qua và hiện đây là nguồn sản xuất năng lượng mới rẻ nhất.

Kể từ năm 2010, giá điện mặt trời đã giảm 85%, từ 0,28 USD xuống còn 0,04 USD/kWh. 

Theo các nhà nghiên cứu của MIT, lợi thế theo quy mô là nhân tố lớn nhất trong việc tiếp tục giảm chi phí năng lượng mặt trời trong thập kỷ qua.

Nói cách khác, khi thế giới lắp đặt và sản xuất nhiều tấm pin mặt trời hơn, việc sản xuất trở nên rẻ hơn và hiệu quả hơn.

Biểu đồ công suất năng lượng mặt trời tích lũy toàn cầu giai đoạn 2016 - 2020 và dự báo giai đoạn 2021 - 2025. Biểu đồ công suất năng lượng mặt trời tích lũy toàn cầu giai đoạn 2016 - 2020 và dự báo giai đoạn 2021 - 2025.

Không may, năm nay, chi phí năng lượng mặt trời lại tăng do các vấn đề về chuỗi cung ứng, nhưng sự gia tăng này có thể chỉ là tạm thời khi các nút thắt được giải quyết.

Riêng với Việt Nam, được dự báo sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu điện trầm trọng từ năm 2021 trở đi khi nhu cầu điện vượt quá nguồn cung, ngành điện nói chung đang trở thành lĩnh vực thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. 

Trong những năm gần đây, biểu giá điện tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời tại Việt Nam rất hấp dẫn. So với các dự án năng lượng mặt trời khác trong khu vực, biểu giá trong cả hai giai đoạn FIT đều cao, cho phép thu được lợi nhuận tương đối cao.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư