Metaverse tiếp tục cho thấy khả năng ứng dụng rộng rãi.
Ban đầu, Metaverse chỉ được coi là một thế giới ảo để làm việc từ xa và dần dần được tích hợp trong trò chơi điện tử.
Nhận thấy ý nghĩa của Metaverse, các ngành nghề khác cũng đang hướng tới việc đưa vũ trụ ảo vào hoạt động.
Ngành bất động sản và thời trang đã và đang xem xét cách tiếp thị và bán sản phẩm của mình trong Metaverse.
Một số thương hiệu quần áo thậm chí bán quần áo ảo và người dùng có thể mua để làm hình đại diện của họ.
Theo một báo cáo của McKinsey, tính đến năm 2022, hơn 120 tỷ USD đã được đầu tư vào Metaverse.
Vũ trụ ảo cũng có tiềm năng tạo ra giá trị 5 nghìn tỷ USD vào năm 2030.
Trên thực tế, có tới hơn 50% ngân hàng tại Mỹ hướng tới hoạt động giao dịch trên Metaverse.
Tài chính – Ngân hàng được xem là một chương mới của Metaverse.
Chỉ trong vài tháng đầu năm, thế giới chứng kiến làn sóng đổ bộ lên vũ trụ ảo của hàng loạt ‘ông lớn’ trong ngành ngân hàng.
Người tiêu dùng thế hệ Z hoàn toàn xem việc sử dụng kỹ thuật số-trực tuyến như tùy chọn mặc định khi họ tìm kiếm các sản phẩm hay dịch vụ.
Một trong những ứng dụng rõ ràng nhất của Metaverse, đối với các ngân hàng là tạo ra các “chi nhánh ảo”.
Nơi họ có thể bán các sản phẩm ngân hàng cho nhóm người tiêu dùng thế hệ Z hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng của họ.
Hàng loạt phòng giao dịch của các ngân hàng lớn được xây dựng trên Metaverse hứa hẹn góp phần hoàn thiện nền kinh tế trong vũ trụ ảo
Metaverse được tạo thành không phải từ một mà là nhiều thế giới ảo khác nhau.
Những thế giới ảo phổ biến là Decentraland dựa trên trình duyệt.
Sandbox, thuộc sở hữu của Animoca Brands Hồng Kông.
Và Roblox được trẻ em và thanh thiếu niên ưa chuộng.
Người dùng sử dụng hình đại diện kỹ thuật số để khám phá những vùng đất ảo này.
Nơi họ có thể giao lưu, chơi trò chơi, mua bất động sản, duyệt nghệ thuật hoặc đi mua sắm.
Chỉ trong vài tháng đầu năm, ngành tài chính thế giới chứng kiến làn sóng đổ bộ Metaverse (vũ trụ ảo) của hàng loạt “ông lớn” ngân hàng.
Trong số những người đầu tiên thiết lập cửa hàng ảo có HSBC, công ty đã mua đất ở The Sandbox vào đầu năm nay.
Ngân hàng HSBC mua đất trong The Sandbox (SAND), tiến thẳng vào cuộc chơi Metaverse
Vào ngày 16 tháng 3, Animoca Brands – công ty mẹ đứng sau xây dựng.
Đồng thời chịu trách nhiệm phát triển The Sandbox và ngân hàng HSBC đã thông báo rằng cả hai bên đã ký một thỏa thuận hợp tác.
Trong đó HSBC sẽ tham gia trực tiếp với các nhà cung cấp tài chính và cộng đồng thể thao khác trong không gian Metaverse trên The Sandbox.
Giám đốc tiếp thị tại HSBC Châu Á – Thái Bình Dương, Suresh Balaji, cho biết.
“Tại HSBC, chúng tôi nhận thấy tiềm năng to lớn trong việc tạo ra những trải nghiệm mới thông qua các nền tảng mới nổi”.
Đồng thời mở ra cơ hội cho khách hàng hiện tại và tương lai cũng như cho cộng đồng mà chúng tôi phục vụ.
Sau thông báo hợp tác với HSBC, SAND đã tăng từ 0,18% lên hơn 17% trong 24 giờ khi bối cảnh thị trường chung vẫn vô cùng trì trệ và khó đoán.
JPMorgan Chase là một gã ngân hàng khổng lồ toàn cầu khác thiết lập cửa hàng trên nền tảng Decentraland.
“Ông lớn” ngân hàng phố Wall mở văn phòng hoạt động trong thế giới ảo Metaverse
Ngân hàng lớn nhất ở Hoa Kỳ – JPMorgan, cho biết họ là ngân hàng đầu tiên tham gia vào Metaverse.
Với việc mở một văn phòng đại diện trên Decentraland, một nền tảng thực tế ảo được phát triển trên hệ thống Blockchain.
Trước khi vào văn phòng này, bạn sẽ được chào đón bởi một con hổ và hình đại diện kỹ thuật số (avatar) là Giám đốc điều hành Jamie Dimon của JP Morgan.
Ngân hàng đã tiết lộ thế giới ảo của mình được gọi là Onyx Lounge.
JPMorgan cũng đã phát hành một bài báo cáo nói về cách các doanh nghiệp có thể tìm kiếm cơ hội trong Metaverse.
Chirstine Moy, người đứng đầu bộ phận tiền điện tử và Metaverse của JPMorgan cho biết.
Có rất nhiều khách hàng quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về Metaverse.
“Chúng tôi đã đưa ra danh mục của mình để giúp khách hàng có thông tin tổng quan về công nghệ, mốc thời gian phát triển và lộ trình sắp tới, cơ sở hạ tầng thương mại, quyền riêng tư/danh tính, đội ngũ phát triển,… để tối đa hóa tiềm năng của chúng tôi đối với Metaverse”.
Báo cáo do ngân hàng phát hành còn chỉ ra rằng.
JP Morgan có thể hoạt động như một ngân hàng trong thế giới ảo giống như trong thế giới thực.
Bởi vì thế giới ảo trong Metaverse có dân số, GDP và tiền tệ riêng.
Tương tự như vai trò của một ngân hàng, họ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản thanh toán xuyên biên giới, ngoại hối, tạo tài sản tài chính, giao dịch và bảo mật tài chính an toàn.
JPMorgan dự đoán rằng, một số cá nhân sẽ trở thành "con ong chăm chỉ" của Metaverse, kiếm thu nhập bằng cách cung cấp dịch vụ trong thế giới ảo.
Ngân hàng cho biết các cơ hội trong thế giới ảo như Metaverse dường như "vô hạn".
JP Morgan còn cho biết họ có kế hoạch "đóng một vai trò quan trọng trong Metaverse".
Đồng thời họ có thể giúp giải quyết các vấn đề trong thế giới ảo hiện đang được xử lý trong cuộc sống thực.
Chẳng hạn như xác thực tài khoản và ngăn chặn tình trạng gian lận.
Chúng ta có thể nhìn thấy một nền kinh tế đang bùng nổ trong không gian vũ trụ ảo (Metaverse) với khả năng tạo nên một sân chơi mới trị giá hàng nghìn tỷ USD.
Thu hẹp khoảng cách giữa nền kinh tế thực và nền kinh tế ảo
Với chi tiêu trong Metaverse dự kiến đạt 5 nghìn tỷ đô la vào năm 2030.
Đây là hoạt động kinh doanh lớn và các ngân hàng đã suy nghĩ về số lợi nhuận này.
Bằng cách chuyển tiền và tài sản khác giữa thế giới kỹ thuật số và thế giới thực.
Trong nền kinh tế Metaverse, thế hệ các nhà đầu tư tiếp theo là các nhà đầu tư trực tuyến.
Thay vì tập trung vào các khoản đầu tư truyền thống.
Hợp nhất ngân hàng trong thế giới thực với một ngân hàng Metaverse
Nhiều nhà đầu tư thế hệ Millennials và Gen Z, từ thanh thiếu niên đến những người ở độ tuổi đầu 20.
Họ đang quan tâm đến tiền mật mã và công nghệ liên quan cùng với các loại tài sản số khác.
Các khoản đầu tư bao gồm tiền số và Blockchain, như Bitcoin và Ethereum.
Tiền meme, như dogecoin; NFT; và DeFi, hoặc tài chính phi tập trung.
Để đảm bảo trải nghiệm nhập vai liền mạch cho ngân hàng trong Metaverse.
Khâu thiết kế và triển khai ý tưởng sẽ cần ứng dụng công nghệ tiên tiến.
Vì thế, các ngân hàng cần làm việc với bên cung cấp công nghệ để hỗ trợ tối đa.
Mới đây, nền tảng KiyaVerse của Kiya.ai cho phép các ngân hàng sở hữu nền tảng Metaverse cá nhân hóa tương tác với khách hàng.
Những người sử dụng KiyaVerse có thể hợp nhất ngân hàng trong thế giới thực với một ngân hàng Metaverse thông qua hình đại diện.
Người dùng Việt đã có thể mở thẻ thực trong thế giới ảo
Ngân hàng Quốc Tế (VIB) vừa thông báo mở rộng hệ sinh thái mở thẻ trên môi trường thực tế ảo Bizverse World.
Điều này mang đến cho người dùng Việt trải nghiệm mở thẻ tín dụng thực trong một thế giới ảo,
Điều mà mọi người thường thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng.
“Người dùng Việt dễ dàng mở thẻ tín dụng VIB từ bất cứ đâu, bất cứ trên nền tảng nào vào bất cứ khi nào có nhu cầu”, bà Trần Thu Hương - Giám đốc Chiến lược kiêm giám đốc Khối Ngân hàng Bán lẻ VIB cho biết.
Với việc mở rộng hệ sinh thái mở thẻ trên môi trường thực tế ảo lần này.
VIB là đơn vị đầu tiên xây dựng ngân hàng trên Bizverse World.
Đây là nền tảng Metaverse cho doanh nghiệp với mục tiêu xây dựng một vũ trụ ảo.
Nơi doanh nghiệp dễ dàng đưa mô hình kinh doanh lên môi trường mạng và tối đa hóa hiệu quả kinh doanh.
Trước Bizverse, VIB vừa hợp tác Fiza để cung cấp giải pháp mở thẻ dựa vào công nghệ eKYC cho người dùng Việt hiện đang sử dụng nền tảng Zalo.
Hợp tác với Fiza, VIB mang đến một trải nghiệm dịch vụ tốt hơn, thông minh, và tiện lợi hơn.
Cho khách hàng trong nước khi họ có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tiếp trên Zalo.
Nhưng, có phải ngân hàng trong Metaverse chỉ là mốt “tạm thời”?
Xu hướng này sẽ biến mất khi người tiêu dùng mất hứng thú với các tiện nghi đang tận hưởng.
Tương lai của ngân hàng như thế nào khi có sự “can thiệp” của Metaverse?
Với hiện thực các chi nhánh ngân hàng “thực” đóng cửa với tốc độ chưa từng thấy.
Có nghĩa là các tổ chức tài chính đang tìm đến thế giới ảo như một nơi để kết nối với khách hàng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cơ bản.
Rõ ràng, nền kinh tế ảo và thương mại hóa, dịch vụ ảo sẽ phát triển.
Khi thế hệ người tiêu dùng trẻ ngày nay muốn gửi ngân hàng và tham gia các dịch vụ tài chính.
Thì họ sẽ lựa chọn sử dụng trong môi trường “ảo” với nền tảng quen thuộc.
Mặc dù vẫn chưa thể xác định “Metaverse sẽ là gì” trong 5 hay 10 năm nữa.
Nhưng tại thời điểm hiện tại, ngân hàng và tài chính cho rằng Metaverse là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Đồng thời Metaverse cũng muốn chúng ta là một phần của nó.