Mô hình kinh doanh là một trong những điều kiện quan trọng mang đến sự thành công cho doanh nghiệp.

Việc doanh nghiệp lựa chọn mô hình kinh doanh nào sẽ quyết định đến những giá trị dài hạn và bền vững sau này.

Thiết lập mô hình kinh doanh đúng cách vừa giúp gia tăng lợi nhuận, giảm chi phí, vừa giúp doanh nghiệp phát triển một cách toàn diện. Thiết lập mô hình kinh doanh đúng cách vừa giúp gia tăng lợi nhuận, giảm chi phí, vừa giúp doanh nghiệp phát triển một cách toàn diện.

Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh với sự phát triển của doanh nghiệp

Mô hình kinh doanh định hướng con đường phát triển của doanh nghiệp hiện tại trong tương lai, định vị và khái quát về doanh nghiệp.

Mô hình kinh doanh giống như một bản kế hoạch chi tiết thể hiện lộ trình và bước đi của doanh nghiệp.

Mô hình đó cũng cho chúng ta thấy các quyết định và quy trình vận hành cũng như lộ trình phát triển của doanh nghiệp.

Đó chính là cách thức doanh nghiệp tạo ra giá trị và nắm bắt chúng. Đó chính là cách thức doanh nghiệp tạo ra giá trị và nắm bắt chúng.

Nếu doanh nghiệp của bạn muốn phát triển và đứng vững trên thị trường thì cách tốt nhất là xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả và mang tính cạnh tranh.

Sản phẩm, dịch vụ có thể dễ dàng bị đối thủ sao chép nhưng mô hình kinh doanh thì khó có thể sao chép được.

“Học tập" các ông lớn tạo dựng mô hình giúp doanh nghiệp thu lại lợi nhuận tỷ đô

Kinh doanh kiểu evergreen - không bao giờ “lỗi mốt"

1. Bán hàng trực tiếp - Mô hình kinh doanh truyền thống

Trong mô hình này, các sản phẩm được bán trực tiếp cho khách hàng tại các địa điểm kinh doanh trực tiếp ở ngoài.

Nhân viên bán hàng nhận được hoa hồng nhỏ từ mỗi đơn hàng.

Mặc dù công nghệ đang dần thay thế phương thức bán hàng truyền thống nhưng vẫn có nhiều công ty mong muốn mang đến trải nghiệm phục vụ trực tiếp cho khách hàng của mình.

Các nhà hàng, cửa hàng Spa, quán cafe, nhà hàng buffet hải sản,... là những ví dụ cho mô hình kinh doanh trực tiếp, khi trải nghiệm khách hàng cần phải thực tế chứ không thể qua tương tác trực tuyến.

Mô hình spa cần phải mang đến trải nghiệm trực tiếp đến với khách hàng. Mô hình spa cần phải mang đến trải nghiệm trực tiếp đến với khách hàng.

2. Tư vấn mô hình kinh doanh - Kinh doanh không cần vốn

Các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn bằng cách thuê những người có kinh nghiệm và giao cho họ các dự án của khách hàng theo mô hình kinh doanh tư vấn.

Các công ty này có xu hướng tính phí theo giờ hoặc chia phần trăm dựa trên việc hoàn thành dự án thành công. Các công ty này có xu hướng tính phí theo giờ hoặc chia phần trăm dựa trên việc hoàn thành dự án thành công.

Điển hình như Deloitte, Mckinsey, BCG, các công ty phát triển phần mềm hoặc trang web hay các công ty bất động sản…

3. Theo chu kỳ chuyển đổi tiền mặt - hướng đi cho các công ty lợi nhuận thấp

Mô hình này có tên tiếng anh là Cash conversion cycle (CCC).

Về cơ bản, nó có nghĩa là một công ty chuyển đổi tiền mặt thành hàng hóa và dịch vụ nhanh chóng, sau đó lại chuyển thành tiền mặt.

Mô hình này được thấy nhiều ở các công ty người làm margin - lợi nhuận thấp nhưng tồn tại trên thị trường với vị trí top đầu.

Giống như Amazon tạo ra một lượng lớn tiền mặt từ cửa hàng trực tuyến của mình trước khi trả cho các nhà cung cấp.

Amazon là sự kết hợp của nhiều loại mô hình kinh doanh. Amazon là sự kết hợp của nhiều loại mô hình kinh doanh.

Kinh doanh trên mạng xã hội: khi công nghệ “nâng tầm" doanh nghiệp

4. Kinh doanh trên nền tảng đa diện - thương mại xã hội

Bất kỳ công ty nào cung cấp dịch vụ cho cả hai bên kinh doanh đều thực hiện mô hình kinh doanh nền tảng nhiều mặt.

Chẳng hạn, LinkedIn cung cấp dịch vụ đăng ký cho mọi người để có thể tìm những công việc mong muốn.

Và LinkedIn cũng cho phép các nhà quản lý nhân sự tìm kiếm ứng viên cho vị trí tuyển dụng của họ.

Đây là loại mô hình kinh doanh ít được thấy ở Việt Nam. Đây là loại mô hình kinh doanh ít được thấy ở Việt Nam.

5. Mô hình Thương mại điện tử - quyền năng của chuyển đổi số

Một mô hình kinh doanh đơn giản nhưng đầy hứa hẹn nhất, thương mại điện tử cho phép người mua và người bán kết nối và giao dịch bằng nền tảng trực tuyến (cửa hàng trực tuyến).

Mô hình này đã khai thác những lợi thế của mạng Internet. Mô hình này đã khai thác những lợi thế của mạng Internet.

Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể bán hàng và thu lợi nhuận từ việc kinh doanh trên mạng.

Có một số loại mô hình thương mại điện tử, bao gồm Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B), Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C), Khách hàng với Khách hàng (C2C) và Khách hàng đến Doanh nghiệp (C2B).

Tại Việt Nam hiện nay cũng có một số trang thương mại điện tử thành công với mô hình này như Tiki, Sendo, Shopee, Lazada,…. Tại Việt Nam hiện nay cũng có một số trang thương mại điện tử thành công với mô hình này như Tiki, Sendo, Shopee, Lazada,….

Ưu điểm của kinh doanh thương mại điện tử là chi phí xây dựng website không quá tốn kém.

Tuy nhiên lại có thể tiếp cận với nguồn khách hàng lớn và đa dạng.

Vì thế ngày càng nhiều công ty tham gia vào thị trường này.

6. Mô hình kinh doanh nội dung do người dùng sáng tạo (User-generated content)

Đây là mô hình cho phép người dùng tạo nội dung chất lượng miễn phí trên các trang web để trả lời các câu hỏi của người dùng khác và cung cấp đánh giá.

Mô hình kinh doanh này mới nhưng đang phát triển nhanh chóng. Mô hình kinh doanh này mới nhưng đang phát triển nhanh chóng.

Mô hình này được thúc đẩy bởi nhiều sản phẩm kỹ thuật số, từ video đến các bài đánh giá, hình ảnh, bài blog,....

Nó cũng có thể truy cập thông qua phương tiện truyền thông xã hội.

Điển hình, Youtube kiếm tiền ẩn và kinh doanh nội dung từ chính người dùng sáng tạo. Điển hình, Youtube kiếm tiền ẩn và kinh doanh nội dung từ chính người dùng sáng tạo.

7. Mô hình tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) - kiếm tiền qua 1 “click"

Mô hình kinh doanh này có liên quan đến mô hình kinh doanh quảng cáo, nhưng nó không quảng cáo trực quan mà dùng các liên kết được nhúng trong nội dung.

Mô hình liên kết giúp bạn kiếm tiền mà chi phí bỏ ra  rất ít. Mô hình liên kết giúp bạn kiếm tiền mà chi phí bỏ ra rất ít.

Kể từ năm 2017 đến này thì việc kiếm tiền với tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) tại Việt Nam nhận được rất nhiều sự quan tâm.

Trong rất nhiều hình thức kiếm tiền trên mạng thì có lẽ tiếp thị liên kết vẫn là “ông vua” bởi vì sự bền vững và tạo ra thu nhập ổn định, thụ động nhất.

Lấy ví dụ như ACCESSTRADE - một nền tảng trung gian kết nối các công ty thương mại và dịch vụ trực tuyến về thương mại điện tử, bán lẻ, ngân hàng và tài chính và đặt chỗ trực tuyến với các đối tác truyền thông như trang web hoặc blog để quảng bá sản phẩm tới người dùng thông qua hình thức Affiliate Marketing.

Năm 2015, ACCESSTRADE chính thức mở rộng và đi vào hoạt động tại Việt Nam. Mô hình hoạt động của ACCESSTRADE dựa theo hình thức CPA (Cost per Action).

Năm 2015, ACCESSTRADE chính thức mở rộng và đi vào hoạt động tại Việt Nam. Mô hình hoạt động của ACCESSTRADE dựa theo hình thức CPA (Cost per Action).

Có nghĩa là khi người mua thực hiện một hành động nào đó (ví dụ: mua hàng, điều form, đăng ký…) thông qua đường link tiếp thị liên kết của ACCESSTRADE cung cấp cho bạn, thì bạn sẽ nhận được hoa hồng (commission).

8. Mô hình ẩn doanh thu - kiếm tiền từ dữ liệu người dùng

Điển hình của mô hình ẩn doanh thu có thể kể đến hai trang web phổ biến nhất thế giới là Google và Facebook.

Cả hai có chiến lược kinh doanh khá giống nhau. Họ cung cấp cho người dùng các ứng dụng miễn phí. Cả hai có chiến lược kinh doanh khá giống nhau. Họ cung cấp cho người dùng các ứng dụng miễn phí.

Ngược lại họ có thể kiếm được số tiền khổng lồ từ dữ liệu của người dùng.

Facebook và Google sẽ tổng hợp thông tin khách hàng dựa trên số lượt tìm kiếm và số lượt yêu thích.

Sau đó thông tin sẽ được bán cho các doanh nghiệp dưới hình thức quảng cáo.

Google và Facebook sẽ cho các doanh nghiệp đặt link quảng cáo trên trang web của họ.

Kinh doanh ưu tiên người dùng là trọng tâm: phát triển bền vững trong tâm trí khách hàng

9. Mô hình 1 đổi 1 - phi lợi nhuận phát triển bền vững

Mô hình 1 đổi 1 được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa mô hình phi lợi nhuận và mô hình lợi nhuận.

Khía cạnh phi lợi nhuận là yếu tố thu hút khách hàng, là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Khía cạnh phi lợi nhuận là yếu tố thu hút khách hàng, là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Nhờ yếu tố phi lợi nhuận mà công ty có được lợi nhuận và phát triển một cách bền vững theo thời gian.

Mô hình 1 đổi 1 đã được thương hiệu giày TOMS chứng minh rất thành công.

Người sáng lập ra thương hiệu này đã nghĩ ra ý tưởng: Khách mua một đôi giày sẽ, sẽ có đôi khác được tặng cho trẻ em nghèo trên toàn thế giới.

à chiến dịch này đã rất thu hút khách hàng. Và chiến dịch này đã rất thu hút khách hàng.

Khách hàng sẵn sàng tham gia cùng với công ty vì vừa mua được giày đẹp lại vừa được tham gia một hoạt động có ý nghĩa.

Mặt khác, mô hình này cũng được xem là thành công khi phát triển theo hướng SIB (Social Impact Business) - doanh nghiệp vừa tạo được doanh thu, vừa tạo được tác động tốt đến xã hội.

10. Mô hình bảo vệ quyền riêng tư - an toàn tuyệt đối cho dữ liệu cá nhân

Ngày nay có rất nhiều công ty kiếm lợi nhuận dựa trên thu thập dữ liệu riêng tư của người dùng trên máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác.

Điều đó đã xâm phạm quyền riêng tư của người dùng, điển hình phải kể đến Google hay Facebook.

Trong bối cảnh đó mô hình Privacy sẽ có lợi thế và được người dùng tin tưởng. Yếu tố bảo mật riêng tư chính là động lực cho sự phát triển và thành công của doanh nghiệp.

Ví dụ cho mô hình kinh doanh này chính là công cụ tìm kiếm DuckDuckGo.

Công cụ này đã khá thành công khi bảo mật tuyệt đối dữ liệu người dùng. Công cụ này đã khá thành công khi bảo mật tuyệt đối dữ liệu người dùng.

Thay vào đó, công cụ DuckDuckGo kiếm tiền bằng cách bán từ khóa địa phương và các liên kết tích hợp.

11. Mô hình kinh doanh trong ngành giáo dục - hướng tới đại đa số người dùng

Mô hình kinh doanh trong ngành giáo dục xác định đối tượng tiềm năng là giáo viên và học sinh. Từ đó đưa ra những công cụ, ứng dụng đáp ứng nhu cầu của người dùng để thu được lợi nhuận.

Công cụ tính toán Wolfram Alpha là một ví dụ trong mô hình kinh doanh này.

Wolfram Alpha cung cấp các câu hỏi tính toán phức tạp. Wolfram Alpha cung cấp các câu hỏi tính toán phức tạp.

Công cụ này cung cấp không giới hạn tính năng, không giới hạn số lượng người dùng.

Tuy nhiên với các tính năng nâng cao thì người dùng phải trả phí.

12. Mô hình kinh doanh tin tức trực tiếp - cập nhật thông tin real-time nhanh nhất

Mô hình này tập trung vào việc chia sẻ và cập nhật tin tức tức mà không qua trung gian.

Các công ty sử dụng mô hình này cung cấp các kênh đáng tin cậy cho phép truyền tải tin tức nóng hổi hoặc thông báo khẩn cấp trực tiếp đến độc giả của họ.

Twitter là ví dụ tốt nhất cho mô hình kinh doanh này. Twitter là ví dụ tốt nhất cho mô hình kinh doanh này.

Người dùng có thể truy cập tin tức trong thời gian thực bằng cách tìm kiếm các thẻ bắt đầu bằng #trending hay #popular.

Kinh doanh “hợp tác”: Chiến lược giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận lớn

13. Mô hình kinh doanh ngang hàng - tạo ra giá trị chung

Theo mô hình này, một công ty đóng vai trò là người trung gian giữa hai bên cá nhân và tạo ra giá trị cho cả bên cầu và bên cung.

Nó khác với mối quan hệ điển hình của một doanh nghiệp bán dịch vụ của mình cho người tiêu dùng (B2B hoặc B2C).

Mô hình ngang hàng kiếm tiền thông qua hoa hồng. Airbnb (dịch vụ tìm khách sạn, nhà nghỉ, homestay,...) là ví dụ phù hợp cho phép giao dịch giữa trang web/ứng dụng và người đăng ký. Mô hình ngang hàng kiếm tiền thông qua hoa hồng. Airbnb (dịch vụ tìm khách sạn, nhà nghỉ, homestay,...) là ví dụ phù hợp cho phép giao dịch giữa trang web/ứng dụng và người đăng ký.

14. Mô hình kinh doanh dựa trên đại lý

Đây là mô hình kinh doanh dựa trên dự án, trong đó một công ty bên ngoài được thuê để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể.

Theo đó, các công ty “thiếu chuyên môn” sẽ thuê các đại lý để có được giải pháp cụ thể tùy chỉnh theo nhu cầu của họ.

Loạt phim Netflix nổi tiếng tập trung vào đại lý quảng cáo và khách hàng của họ. Loạt phim Netflix nổi tiếng tập trung vào đại lý quảng cáo và khách hàng của họ.

Một số đại lý thích hợp là tiếp thị kỹ thuật số, thiết kế & kiến trúc, khảo sát, quảng bá, truyền thông, quan hệ công chúng, xây dựng thương hiệu, phát triển trang web, truyền thông xã hội, ….

15. Mô hình nhượng quyền - hệ thống tối ưu giúp nhân rộng doanh nghiệp

Trong mô hình kinh doanh này, bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bên được nhượng quyền giấy phép kinh doanh, thương hiệu tài liệu đào tạo,…

Đây là mô hình tuyệt vời cho sự mở rộng của công ty, cho phép bên nhượng quyền cấp phép nguồn lực, tên thương hiệu.

Bên được nhượng quyền được phép bán sản phẩm dịch vụ của bên nhượng quyền. Ngược lại bên nhượng quyền được trả tiền bản quyền. Ngoài ra bên nhượng quyền cũng có thể nhận được phần trăm doanh thu theo thỏa thuận.

Thương hiệu càng nổi tiếng, chi phí nhượng quyền càng cao, doanh thu cho mô hình này càng nhiều.

Một ví dụ điển hình cho mô hình kinh doanh nhượng quyền là McDonald’s.

Doanh nghiệp này hiện nay đã có 92% nhà hàng được nhượng quyền và con số này có thể tiếp tục được tăng lên. Doanh nghiệp này hiện nay đã có 92% nhà hàng được nhượng quyền và con số này có thể tiếp tục được tăng lên.

Như vậy, McDonald đã cực kỳ thành công với mô hình kinh doanh nhượng quyền.

Đa phần mô hình nhượng quyền hiện nay tại Việt Nam đến từ lĩnh vực F&B nhiều, đó có thể là các quán ăn uống, buffet, đồ ăn nhanh,...

Thông thường, chi phí để bắt đầu kinh doanh ăn uống rơi vào từ 200 triệu đến 500 triệu.

Kinh doanh “gói": trả phí để dùng bản nâng cấp đầy đủ

16. Mô hình “bán trả phí" Freemium - kích thích mua sắm

Đây là mô hình hiệu quả, khá phổ biến hiện nay xuất hiện ở cả Việt Nam và trên thế giới.

Mô hình Freemium là sự kết hợp giữa các dịch vụ miễn phí và trả phí, được dùng nhiều ở các công ty công nghệ có sản phẩm là dịch vụ/ứng dụng.

Để phát triển và có được khách hàng, các công ty này thường cung cấp phiên bản miễn phí (bản thu nhỏ) cho khách hàng nhưng trong thời gian giới hạn hoặc với các tính năng hạn chế.

Để sử dụng những tính năng được nâng cấp hoặc sử dụng vĩnh viễn cũng như được hỗ trợ lâu dài, khách hàng cần lựa chọn dịch vụ trả phí. Để sử dụng những tính năng được nâng cấp hoặc sử dụng vĩnh viễn cũng như được hỗ trợ lâu dài, khách hàng cần lựa chọn dịch vụ trả phí.

Mục đích của phiên bản miễn phí là tạo khách hàng tiềm năng, kích thích họ sử dụng phiên bản trả phí.

Đây cũng là cách để người dùng miễn phí quảng bá cho sản phẩm của công ty.

17. Mô hình kinh doanh đăng ký - trả phí định kỳ

Mô hình đăng ký có thể áp dụng cho cả doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp trực tuyến.

Như ví dụ về Netflix, khách hàng trả phí định kỳ hàng tháng, hoặc hàng năm để có quyền truy cập vào dịch vụ hoặc sản phẩm. Như ví dụ về Netflix, khách hàng trả phí định kỳ hàng tháng, hoặc hàng năm để có quyền truy cập vào dịch vụ hoặc sản phẩm.

Ngoài Netflix, các doanh nghiệp khác sử dụng mô hình đăng ký bao gồm HelloFresh, Beer Cartel, Stitch Fix, cũng như các dịch vụ phát trực tuyến khác như Hulu, HBO Go và Disney +.

Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp - nước đi chính xác giúp doanh nghiệp thành công

Ngày nay, đặc biệt sau đại dịch COVID-19, càng nhiều các startup mở ra với tham vọng “chiếm lĩnh” thị trường người tiêu dùng.

Đã bước chân vào kinh doanh, chúng ta đều hướng tới mục đích mặt hàng của mình sẽ đến với khách hàng và được họ tiếp nhận nhanh chóng, từ đó thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình.

Thế nhưng nếu muốn có được những điều này, doanh nghiệp phải vạch rõ mô hình kinh doanh của mình dựa trên những vấn đề về vốn, chi phí, cũng như cách tiếp cận đến khách hàng.

Mô hình kinh doanh là tất cả những định hướng chiến lược mà chủ doanh nghiệp đề ra để phát triển hoạt động kinh doanh của mình bao gồm lựa chọn ngành nghề, cách thức tạo ra dòng tiền, khách hàng mục tiêu, giá trị cốt lõi, tài nguyên chính, luồng doanh thu,…

Từ đó để mọi thành viên trong công ty sẽ cùng chung một suy nghĩ, mục đích và chung một hành động để đưa công ty ngày một lớn mạnh hơn.

Anh Thư - Trends Việt Nam, tổng hợp và biên dịch từ Marketing91