HanaGold xuất hiện tại Shark Tank Việt Nam mùa 5 kêu gọi đầu tư

Được thành lập từ năm 2020, HanaGold hiện đang sở hữu 2 chi nhánh tại Hồ Chí Minh và 1 chi nhánh tại Cần Thơ.

null

Vốn điều lệ của HanaGold là 10 tỷ đồng, với 3 cổ đông trong đó CEO Hana Ngô nắm giữ 60% cổ phần công ty.

Chị Hana Ngô, Founder kiêm CEO của HanaGold chia sẻ về lý do sáng lập nên tiệm kim hoàn ứng dụng công nghệ 4.0:

Mục tiêu ra đời của HanaGold là giúp cho người dân Việt Nam có thể tích lũy vàng một cách dễ dàng.

null
Chị Hana Ngô - Founder kiêm CEO kiêm tiệm kim hoàn HanaGold.

Theo chia sẻ từ CEO Hana Ngô, HanaGold chính là chuỗi tiệm kim hoàn tiên phong ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và kinh doanh.

Tại HanaGold, khách hàng có thể mua vàng tích lũy online chỉ từ 100.000 đồng, sau đó nhận hàng offline tại các chuỗi cửa hàng của HanaGold hoặc các chuỗi cửa hàng nhượng quyền trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, HanaGold cũng xây dựng chuỗi mô hình kinh doanh nhượng quyền.

Bất kỳ ai có nhu cầu đầu tư với số vốn chỉ từ 500 triệu đồng đều có thể sở hữu một tiệm kim hoàn thuộc chuỗi của HanaGold.

Giới thiệu về những sản phẩm đang kinh doanh, chị Hana Ngô cho biết hiện nay HanaGold đang sở hữu gần 100 mẫu trang sức, tất cả đều đã được đăng ký bản quyền và dự tính trong tương lai sẽ tăng số lượng lên 1000 mẫu.

null
Tất cả sản phẩm kim hoàn tại HanaGold đều được đăng ký bản quyền.

Đến với Shark Tank Việt Nam, HanaGold kêu gọi 200.000$ vốn cho 10% cổ phần.

null
CEO của HanaGold tại Shark Tank Việt Nam mùa 5 tập 1.

Tại chương trình, đại diện của HanaGold đã thuyết trình về ý tưởng và mô hình kinh doanh của mình.

Cụ thể hơn, phương thức kinh doanh của HanaGold là tích hợp đa kênh, kết hợp giữa cửa hàng truyền thống với mô hình nhượng quyền và hình thức bán hàng trực tuyến.

Bên cạnh cửa hàng truyền thống, HanaGold còn xây dựng nền tảng website, đặc biệt là mobile app để khách hàng có thể nạp tiền trực tiếp vào app, mua sản phẩm vàng tích lũy chỉ từ 100.000đ.

Đáng chú ý, toàn bộ cửa hàng vàng và app đều ứng dụng công nghệ để quản lý và kinh doanh.

Theo thống kê, có hơn 15.000 khách hàng đã sử dụng ứng dụng HanaGold, trong đó có 30% người dùng thực hiện giao dịch trên app.

Nếu tích lũy đủ 1 chỉ vàng, khách hàng có thể ra những cửa hàng của HanaGold để nhận vàng vật chất.

null
Mẫu vàng vật chất tại HanaGold.

Được biết doanh thu mỗi tháng trong quý 1 năm 2022 của HanaGold rơi vào khoản từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng, còn thời gian hai năm đầu sau khi thành lập, hoạt động kinh doanh của HanaGold bị “đóng băng” nên không đem lại lợi nhuận.

Xem thêm về màn gọi vốn từ HanaGold tại Shark Tank Việt Nam.

Với những người kinh doanh cùng lĩnh vực (cụ thể là Blockchain) thì câu chuyện khởi nghiệp của HanaGold không phải là một ý tưởng xa lạ.

Ban cố vấn và đội ngũ hậu thuẫn đằng sau startup này đều là những nhân vật “có máu mặt" trong ngành.

Tuy nhiên, khác với dự đoán, phần thuyết trình của HanaGold tại Shark Tank lại là phần gây tranh cãi nhiều nhất.

Đánh giá của các Shark về màn gọi vốn mạo hiểm của HanaGold

Nhìn chung tất cả các Shark đều có ba thắc mắc chính về mô hình kinh doanh của HanaGold:

- Tính pháp lý của mặt hàng vàng mà HanaGold chọn kinh doanh. Vàng là loại hàng đặc thù, thuộc loại kinh doanh có điều kiện nên những thủ tục pháp lý ràng buộc cần phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt.

- Hình thức mua bán của HanaGold vẫn còn nhiều rủi ro và chưa thật sự hợp lý, đặc biệt là những rủi ro sẽ xảy đến với khách hàng.

- Ai sẽ là người đảm bảo đền bù rủi ro cho khách hàng trong trường hợp thiệt hại xảy ra?

Cụ thể hơn, Shark Hưng băn khoăn về tính hợp pháp được quy định trong luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc giao dịch vàng trạng thái - loại vàng mà các Shark cho rằng HanaGold đang kinh doanh.

null
Vàng trạng thái là loại hàng hóa đặc biệt.

Ngoài ra, Shark Hưng cũng thắc mắc về sự chênh lệch giữa giá trị tiền mà khách hàng đầu tư tích lũy vào HanaGold, và thời điểm mà khách hàng sẽ nhận sản phẩm vật lý vì giá vàng và thị trường sẽ luôn biến động.

Làm thế nào để đảm bảo được giá trị từ lúc khách hàng đầu tư cho đến khi nhận vàng vật lý sẽ không chênh lệch quá nhiều vì chỉ cần 10% chênh lệch cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cả người tiêu dùng và người bán.

null
Shark Hưng đặt ra hàng loạt câu hỏi về mô hình kinh doanh của HanaGold.

Shark Hưng cũng nhận định về mô hình kinh doanh nhượng quyền của HanaGold là tăng thêm rủi ro cho quá trình nhận vàng của người mua hàng.

null
Mô hình kinh doanh nhượng quyền của HanaGold được nhận xét là khá rủi ro và chưa thực tế.

Cũng trong màn gọi vốn này, Shark Hưng chia sẻ thêm về nguyên tắc đầu tư trong kinh doanh, đặc biệt là đầu tư tài chính.

Khách hàng sẽ có niềm tin, nhưng niềm tin đó là niềm tin vào cơ chế hoạt động của doanh nghiệp, có cơ sở bằng chứng số liệu rõ ràng, là niềm tin vào pháp luật chứ không phải là niềm tin vào một cá nhân hay một tổ chức đơn thuần.

Các Shark đều nhận định kinh doanh vàng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhiều rủi ro nên những doanh nghiệp tham gia kinh doanh tuân thủ pháp luật là điều quan trọng nhất.

Câu hỏi các Shark đặt ra cho CEO của HanaGold là trong trường hợp nếu có rủi ro xảy ra, HanaGold sẽ khắc phục thiệt hại, trả lại tiền đầu tư cho khách hàng bằng phương án nào.

Với câu trả lời là sử dụng nguồn Quỹ trích lập dự phòng tương tự như các Ngân hàng, nhưng kết quả kinh doanh thực tế cho thấy không đem lại lợi nhuận tương ứng, CEO Hana Ngô đã không thuyết phục được các Shark.

null
Quỹ trích lập dự phòng với vốn điều lệ 10 tỷ đồng nhưng doanh thu đem lại không tạo ra lợi nhuận của HanaGold chưa chứng minh được đảm bảo tài chính cho khách hàng.

Cuối cùng, không một Shark nào đồng ý đầu tư cho startup này mặc dù mô hình kinh doanh hoàn toàn mới mẻ

Shark Liên kết luận không đồng ý đầu tư với màn gọi vốn của HanaGold.

null

Bảo vệ người tiêu dùng là ưu tiên hàng đầu. Doanh nghiệp phải đảm bảo rủi ro không xảy ra với khách hàng, đặc biệt là rủi ro tài chính.

Đối với mô hình kinh doanh của HanaGold, Shark Liên không nhìn thấy được sự an toàn.

Shark Lê Hùng Anh cũng không đồng ý đầu tư và góp ý thêm về HanaGold:

“Đánh giá cao về tinh thần khởi nghiệp sáng tạo nhưng mô hình quá nhiều rủi ro. Cần xem lại quy định vì mô hình kinh doanh có thể gặp rất nhiều rủi ro về mặt pháp lý.”

Shark Hưng kết luận không đồng ý tham gia đầu tư vì:

“Tuy Hana Ngô có giải thích vàng của HanaGold không phải là vàng trạng thái, nhưng phương thức chốt giá tại từng thời điểm xuống tiền và cho đến khi đủ 1 chỉ mới được nhận vàng vật chất sẽ ảnh hưởng đến quyết định của HanaGold tại thời điểm bàn giao vàng cho khách, dẫn đến việc khó cân đối nguồn tiền đã thu.”

Shark Bình cũng không đồng ý đầu tư vì không nhìn thấy khả năng thành công của HanaGold và đưa ra những nhận định mang tính góp ý cho HanaGold:

“Kinh doanh vàng online đã có nhiều doanh nghiệp làm nhưng đều là doanh nghiệp lớn. Mô hình nhượng quyền trong kinh doanh trang sức, đá quý, kim hoàn không khả thi.

Mô hình tokenization (token hoá) việc mua vàng, trả bằng token tuy có tương lai nhưng vẫn cần tìm hiểu thêm về vấn đề pháp lý.”

Shark Phú không đồng ý đầu tư và đánh giá về doanh thu của HanaGold:

“Doanh thu đã chuẩn bị 2 năm, triển khai 3 tháng chỉ thu được 1 tỷ thì chưa giành được niềm tin của khách hàng.”

Chia sẻ thêm từ CEO của HanaGold sau màn gọi vốn thất bại tại Shark Tank Việt Nam

Sau khi tham gia Shark Tank Việt Nam, nhiều luồng ý kiến khác nhau đã nổ ra, tranh cãi về mô hình kinh doanh kim hoàn 4.0 của HanaGold.

Giải đáp cho những thắc mắc trên, CEO Hana Ngô đã có những chia sẻ cụ thể hơn về đặc điểm và tính chất, cùng phương thức kinh doanh của HanaGold trên trang cá nhân của mình.

Hana Ngô khẳng định HanaGold không vi phạm pháp luật Việt Nam vì không kinh doanh vàng miếng, càng không kinh doanh vàng tài khoản.

HanaGold hoạt động như một tiệm vàng kinh doanh, mua bán vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, một mô hình chuyển đổi số cho lĩnh vực kim hoàn.

HanaGold mua vàng nguyên liệu từ SJC (có hóa đơn chứng từ) đưa vào xưởng gia công sản xuất ra các đồng vàng theo chủ đề "Phúc, Lộc, Thọ", "Khổng Tước" làm tặng phẩm, sản xuất ra trang sức Happy Stone, Trang sức vàng…

null
Đồng vàng Khổng Tước được làm từ vàng SJC.

Nhờ ứng dụng công nghệ, HanaGold triển khai được phương thức thu hút khách hàng mới lạ, độc đáo bằng việc cho khách hàng "đặt cọc linh hoạt nhiều lần" khi mua hàng hóa sản phẩm trên ứng dụng HanaGold, và nhận hàng an toàn với đầy đủ hóa đơn tại điểm giao dịch HanaGold, cũng như qua các đại lý thuộc hệ thống HanaGold.

Ngoài ra, khi khách hàng có thay đổi nhu cầu, không muốn mua sản phẩm HanaGold thì họ vẫn có thể dễ dàng nhận lại tiền đặt cọc thông qua tài khoản ngân hàng đã đăng ký trên app.

Đây cũng là điểm nổi bật của HanaGold áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt và thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

Mô hình kinh doanh của tiệm kim hoàn công nghệ 4.0 HanaGold

HanaGold sử dụng song song hai mô hình kinh doanh buôn bán truyền thống tích hợp công nghệ 4.0 để rút ngắn thời gian giao dịch và mô hình nhượng quyền thương hiệu.
Các sản phẩm chủ đạo tại HanaGold bao gồm hai loại sản phẩm chính: Sản phẩm vật lý và sản phẩm phi vật lý.

- Sản phẩm vật lý sẽ bao gồm Đồng vàng Khổng trước, Trang sức Happy Stone, Tranh mạ vàng và Tượng phong thủy.

null

- Sản phẩm phi vật lý sẽ là trang sức NFT có thể mua bán thông qua quá trình đấu giá để tăng giá trị sản phẩm.

null

Về mô hình nhượng quyền thương hiệu, HanaGold cam kết giúp các nhà đầu tư sở hữu tiệm vàng công nghệ 4.0 với số vốn chỉ từ 500 triệu đồng. 

null

Theo đó, nhà đầu tư không cần có kinh nghiệm trong lĩnh vực kim hoàn vẫn có thể tham gia đầu tư và nhận được sự hỗ trợ toàn diện từ HanaGold từ những khâu trưng bày cho đến xuyên suốt quá trình hoạt động.

Bên cạnh hai mô hình kinh doanh trên, HanaGold còn cho ra mắt ứng dụng HanaGold hỗ trợ quản lý và kinh doanh hiệu quả tiệm vàng.

null

Luật sư Đào Tiến Phong - Giám đốc InvestPush Legal, phân tích về tính pháp lý trong mô hình kinh doanh của HanaGold

Có thể thấy trong buổi pitching, các Shark đều có mối băn khoăn chung về tính pháp lý của dự án trong việc mua vàng tích lũy.

Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề mà các Shark đề cập trong Shark Tank, luật sư Đào Tiến Phong đã phân tích theo góc nhìn pháp lý về các thắc mắc xoay quanh mô hình kinh doanh của HanaGold.

Theo đó, luật pháp Việt Nam quy định:

Tại Việt Nam hoạt động kinh doanh vàng được quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

null

Hoạt động kinh doanh vàng ở đây bao gồm các hoạt động:

Hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng và các hoạt động kinh doanh vàng khác, bao gồm cả hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản và hoạt động phái sinh về vàng.

Hoạt động kinh doanh vàng của HanaGold theo CEO Hana Ngô chia sẻ là hoạt động mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ.

Theo Điều 8: Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ thì doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.

Theo ông Phong, HanaGold đáp ứng đầy đủ 2 tiêu chí trên, là một tiệm kim hoàn kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ chứ không phải là “vàng miếng” - loại vàng yêu cầu tính pháp lý khắt khe.

null
Vàng mỹ nghệ của HanaGold.
Qua đây có thể thấy, mô hình kinh doanh của HanaGold không thực sự rủi ro vì bản chất vàng mà HanaGold kinh doanh không phải là vàng miếng, thuộc phạm trù kinh doanh đặc biệt.

Vấn đề thứ hai mà HanaGold còn gặp nhiều thắc mắc chính là ứng dụng kinh doanh vàng tài khoản HanaGold.

Có thể thấy, dường như mọi người đang nhầm lẫn giữa “Hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản là hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản, dưới hình thức giao dịch ký quỹ và giá trị ròng được định giá lại liên tục theo biến động của giá vàng” với hoạt động mua bán vàng tại HanaGold.

Phân tích kỹ hơn về vấn đề này, luật sư Phong nhấn mạnh HanaGold mua bán vàng bằng tiền pháp định Việt Nam Đồng tại thời điểm mua vàng và chốt giá trị ở thời điểm đó, tương đương với vàng vật chất đang được HanaGold giữ hộ.

Dễ hiểu hơn thì việc mua bán vàng tại HanaGold cũng tương tự như hình thức mua hàng ký gửi, không có hoạt động giao dịch ký quỹ, đòn bẩy, giá trị không bị định giá lại liên tục.

Chốt lại vấn đề, Luật sư Phong kết luận HanaGold thực ra chỉ là một công ty kinh doanh, mua bán vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, áp dụng phong trào chuyển đổi số để thay đổi kênh phân phối một cách hiệu quả nhất.

Vì mô hình còn khá mới nên gặp phải nhiều luồng ý kiến khác nhau, nhưng sáng tạo và mới lạ cũng chính là đặc trưng của những công ty Startup.